Công tác đào tạo, phát triển nhân sự tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị nhân sự tại sở giao thông vận tải tỉnh hòa bình (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÒA BÌNH

2.2. Phân tích công tác quản trị nhân sự tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình

2.2.3. Công tác đào tạo, phát triển nhân sự tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình

Việc đào tạo nhân viên trong một doanh nghiệp có thể thực hiện theo ba giai đoạn: Lúc bắt đầu nhận việc, trong thời gian nhận việc và để chuẩn bị cho những công việc mới. Nội dung đào tạo có thể liên quan đến khía cạnh nghiệp vụ của công việc hoặc có thể về quan hệ con người trong công việc hoặc để nâng cao trình độ nhận thức và xử lý vấn đề.

Đào tạo lúc mới bắt đầu nhận việc: Đây là công việc bắt buộc của mọi vị trí công việc. Các nhân viên mới đều được hướng dẫn hay giới thiệu (về lịch sử hình thành và phát triển của Sở Giao thông vận tải Hòa bình, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động, nội quy lao động, các chính sách và chế độ,…) để họ làm quen với môi trường hoạt động mới, tạo tâm trạng thoải mái, an tâm trong những ngày đầu làm việc.

Đào tạo trong lúc làm việc: Việc đào tạo này có thể tiến hành theo hai cách:

Vừa làm vừa học hoặc tạm ngừng công việc để học. Sở Giao thông vận tải Hòa bình đang áp dung phổ biến cách vừa làm vừa học. Còn tạm ngừng công việc để học được vận dụng ít hơn, đa số CBCNV học ở các trường, lớp đào tạo bên ngoài đều vào buổi tối hoặc ngày nghỉ.

Đào tạo cho công việc tương lai: Đây là cách đào tạo cho đội ngũ CBCNV trong diện quy hoạch cán bộ nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ không những làm tốt công việc hiện tại mà còn làm tốt công việc tương lai.

Nhìn chung quy trình đào tạo tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu. Vấn đề còn lại là tính hiệu quả trong đào tạo ra sao và làm gì để hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Sở Giao thông vận tải Hòa bình . Tất cả sẽ đƣợc trình bày trong phần tiếp theo.

49

Bảng 2.7: Các hình thức đào tạo của Sở Giao thông vận tải Hòa bình Hình thức đào tạo

2011 2012 2013

Lƣợt người

Tỷ lệ (%)

Lƣợt người

Tỷ lệ (%)

Lƣợt người

Tỷ lệ (%) 1. Do nghành giao thông tổ chức

1.1. Tổ chức đào tạo nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ 70 50.7 76 55.4 106 77.0

1.2. Đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài 2. CBCNV tự đăng ký học các lớp đào tạo dài hạn, được Công ty cổ phần XDGT . hỗ trợ học phí

2 1.45 3 2.17 4 2.89

2.1 Sau đại học trong nước 2.2 Các chứng chỉ quốc tế

3. CBCNV tự đăng ký học các lớp đào tạo dài hạn, không được Công ty cổ phần XDGT . hỗ trợ học phí

3 2.17 4 2.89 5 3,62

3.1. Sau Đại học trong nước 3.2. Sau Đại học ngoài nước

Nguồn: Văn phòng Sở GTVT Hòa Bình

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đƣợc tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình quan tâm và hàng năm đều dành ra một khoản kinh phí nhất định để triển khai thực hiện. Nội dung các chương trình đạo tạo phát triển nguồn nhân lực chủ yếu nhằm phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CB-CNV.

b. Đánh giá kết quả đào tạo

Việc tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu đào tạo các kỹ năng quản lý, bồi dƣõng trình độ chuyên môn nghiệp vụ ... Về cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế tại tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình Đối với công tác đào tạo Đại học, sau đại học kinh phí đào tạo (học phí) do Sở Giao thông vận tải Hòa bình hỗ trợ.

- Xét về nhu cầu đào tạo: Việc xác định nhu cầu đào tạo nhiều trường hợp chưa chính xác, đào tạo và sử dụng kiến thức đƣợc đào tạo chƣa đƣợc kiểm chứng để đánh giá hiệu quả.

50

- Xét về việc đánh giá kết quả đào tạo: Sau mỗi đợt, khóa đào tạo, Sở Giao thông vận tải Hòa bình chƣa tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về kết quả đào tạo. Đánh giá kết quả sau mỗi đợt, khóa đào tạo là một việc làm cần thiết, giúp cho những người tổ chức có kinh nghiệm làm tốt hơn cho các khoá, đợt đào tạo tiếp sau. tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình có thể sử dụng các phương pháp:

 Đánh giá bằng trắc nghiệm.

 Đánh giá bằng phiếu thăm dò.

 Đánh giá của cấp quản lý trước và sau đào tạo.

Trên thực tế vẫn tồn tại trường hợp một số nhân viên đã được đào tạo, song việc áp dụng những kỹ năng đã đƣợc học trong quá trình làm việc hết sức hạn chế, tuy nhiên chƣa có một chế tài cụ thể cho việc theo dõi, đánh giá khiến cho một số khoá học đƣợc tổ chức song dần đi vào quên lãng, việc 01 nhân viên đƣợc cử đi đào tạo lặp đi lặp lại 01 khoá bồi dƣỡng vẫn tồn tại.

- Xét về chi phí đào tạo:

Bảng 2.8: Chi phí đào tạo giai đoạn 2009 - 2011

Nội dung Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013 Tổng chi phí đào tạo Triệu đồng 113,16 117,48 120,9

Tổng số lao động Người 138 132 130

Chi phí đào tạo/người Triệu đồng/người 0,82 0,89 0,93 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính - Sở Giao thông vận tải Hòa bình

Căn cứ số liệu thống kê, mức độ đầu tƣ nhƣ vậy chƣa thoả đáng, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về đào tạo ngày càng đòi hỏi cao, kể cả về hình thức, nội dung, chất lƣợng đào tạo.

Để tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của viên chức đối với hoạt động đào tạo và phát triển tác giả đã hỏi 4 câu hỏi là: 1. Có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc; 2. Được tham gia các chương trình theo yêu cầu công việc; 3. Công tác đào tạo của Sở Giao thông vận tải Hòa bình có hiệu quả tốt; 4. Hài lòng với hoạt động đào tạo và phát triển.

51

Bảng 2.9 cho biết mức độ hài lòng của viên chức đối với hoạt động đào tạo và phát triển tại tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình trong đó 1 là hoàn toàn không hài lòng và 5 là rất hài lòng.

Bảng 2.9: Mức độ hài lòng đối với hoạt động Đào tạo và phát triển của Sở Giao thông vận tải Hòa bình

Tiêu chi đánh giá Không hài lòng (%)

Hài lòng và rất

hài lòng (%) Mean

Có kỹ năng cần thiết để làm việc 29.8 34.0 3.03

Được tham gia các chương trình đào

tạo 26.6 31.9 3.10

Công tác đào tạo có hiệu quả tốt 44.7 25.5 2.76

Hài lòng với hoạt động đào tạo và

phát triển 2.96

Nguồn: Tổng hợp từ các Phiếu điều tra của tác giả

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên tuy phần lớn đều ở mức dưới trung bình (3) và dao động từ 2,76 đến 3,10. Giá trị trung bình về mức độ hài lòng cũng ở mức dưới trung bình chỉ đạt 2,96. Điều này cho thấy nói chung người lao động ở Sở Giao thông vận tải Hòa bình chƣa hài lòng với hoạt động đào tạo và phát triển. Có đến 14 Kỹ sư, Đội trưởng…/tổng số 24 người trả lời Rất không hài lòng/Không hài lòng khi đánh giá về công tác Đào tạo và phát triển trong tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình , chủ yếu nằm trong khoảng độ tuổi 30-45, 45-55.

Trong các tiêu chí đánh giá, kết quả thống kê tốt nhất là tiêu chí “Đƣợc tham gia các chương trình đào tạo” với giá trị trung bình là 3,1. Vấn đề đặt ra là lực lượng lao động trẻ, có tri thức đang suy giảm niềm tin vào công tác Đào tạo, phát triển của Sở Giao thông vận tải Hòa bình, nếu không kịp thời có các điều chỉnh trong hoạt động quản trị nhân sự nhằm khuyến khích, giữ chân lực lƣợng này việc rời bỏ doanh nghiệp hoặc cống hiến cầm chừng là điều khó tránh khỏi trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị nhân sự tại sở giao thông vận tải tỉnh hòa bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)