Hoạt động duy trì nhân sự tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị nhân sự tại sở giao thông vận tải tỉnh hòa bình (Trang 51 - 64)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÒA BÌNH

2.2. Phân tích công tác quản trị nhân sự tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình

2.2.4. Hoạt động duy trì nhân sự tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình

Định kỳ hàng tháng, trưởng phòng ban tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại phòng ban. Việc đánh giá này cho biết mức độ hoàn

52

thành nhiệm vụ của CBCNV ra sao, làm cơ sở cho việc trả lương, khen thưởng cũng nhƣ bố trí, sắp xếp công việc cho nhân viên.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Phân chia các nhóm chức danh, tiêu chuẩn tính điểm theo mức độ phức tạp của các nhóm chức danh.

Hệ số mức độ phức tạp công việc thể hiện mức độ phức tạp của công việc, tầm quan trọng, kỹ năng lao động thực hiện công việc đó. Ngoài ra, hệ số phức tạp bao gồm cả chức vụ kiêm nhiệm và mức độ tích luỹ kinh nghiệm qua quá trình công tác của lao động.

Hpt = Hcd + Hkn + Htn ± Hth hoặc ph

Trong đó:

- Hpt: Hệ số mức độ phức tạp công việc;

- Hcd: Hệ số mức độ phức tạp công việc theo chức danh ; - Hkn: Hệ số phức tạp kiêm nhiệm theo chức vụ Đoàn thể;

- Htn: Hệ số thâm niên công tác trong ngành GTVT;

- Hth hoặc ph: Hệ số phức tạp thưởng hoặc phạt;

(Phụ lục 2: Hệ số chức danh của các nhóm nhân viên) Bước 2: Lập bảng tính điểm hoàn thành nhiệm vụ của CBCNV trong tháng Nhận xét về phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc:

Sở Giao thông vận tải Hòa bình đã xây dựng được các tiêu chí để đo lường kết quả thực hiện công việc của nhân viên, một việc làm không hề đơn giản chút nào. Các tiêu chí dùng để đo lường rất xác thực: khối lượng công việc, mức độ hoàn thành công việc, chức vụ, thâm niên, nội quy, kỷ luật lao động … Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khi đánh giá kết quả thực hiện công việc, nhiều nhân viên trong Sở Giao thông vận tải Hòa bình thường không tin vào cấp trên của họ đủ năng lực để đánh giá. Họ ngại cấp trên thiếu công bằng và khách quan trong quá trình đánh giá. Giả sử kết quả đánh giá có nhƣ thế nào đi nữa thì họ cũng không hy vọng gì nhiều trong việc giúp họ cải tiến công việc thực sự ngày một tốt hơn. Đối với họ, kết quả đánh giá chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến thu nhập. Vì vậy trên thực tế,

53

có trường hợp trưởng phòng rơi vào xu hướng thái quá, họ đánh giá tất cả nhân viên đều hoàn thành nhiệm vụ. Đây là sai lầm vì thường không phản ánh đúng thực tế, họ làm điều này có thể do:

- Lo ngại nếu đánh giá kết quả thực hiện công việc của các nhân viên thấp sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với nhân viên.

- E ngại nhân viên có thể so bì nhau gây mất đoàn kết nội bộ nên tốt nhất cho tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

- Việc đo lường kết quả thực hiện công việc của nhân viên nếu thực hiện đúng bản chất rất khó, nên tốt nhất cho mọi người cùng đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Để có cơ sở đánh giá mức độ hài lòng của người lao động của công ty Sở Giao thông vận tải Hòa bình đối với đánh giá kết quả thực hiện công việc tác giả đã hỏi 5 câu hỏi là: 1. Việc đánh giá nhân viên là công bằng, chính xác; 2. Tin vào cấp trên đủ năng lực để đánh giá kết quả thực hiện công việc; 3. Có kế hoạch rõ ràng về đào tạo và phát triển nghề nghiệp cá nhân qua quá trình đánh giá; 4. Nâng cao chất lượng thực hiện công việc nhờ việc đánh giá; 5. Phương pháp đánh giá hợp lý.

Bảng 2.10 cho biết mức độ hài lòng của viên chức đối với đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình trong đó 1 là hoàn toàn không hài lòng và 5 là rất hài lòng.

Bảng 2.10: Mức độ hài lòng đối với đánh giá kết quả thực hiện công việc Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình

Tiêu chí đánh giá Không hài lòng (%)

Hài lòng và rất

hài lòng (%) Mean

Đánh giá nhân viên công bằng, chính xác 53.2 24.5 2.57

Tin cấp trên đủ năng lực đánh giá nhân

viên 40.4 35.1 2.90

Có kế hoạch đào tạo, phát triển nhờ việc

đánh giá 55.3 26.6 2.57

Nâng cao chất lƣợng nhờ việc đánh giá 20.2 60.6 2.60

Phương pháp đánh giá hợp lý 39.4 31.9 2.93

Hài lòng đối với đánh giá kết quả thực

hiện công việc 2.71

Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu Điều tra (Phụ lục 1)

54

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đều ở mức dưới trung bình (3) và dao động từ 2,57 đến 2,93. Giá trị trung bình về mức độ hài lòng cũng ở mức dưới trung bình chỉ đạt 2,71. Điều này cho thấy nói chung Sở Giao thông vận tải Hòa bình chƣa hài lòng với đánh giá kết quả thực hiện công việc. Tuy nhiên giá trị độ lệch chuẩn ở đây lại khá lớn (1,34), điều này thể hiện độ phân tán của các câu trả lời về mức độ hài lòng, số người có quan điểm tương đồng không cao. Căn cứ dữ liệu thu thập có đến 37/tổng số 56 người không hài lòng với đánh giá kết quả thực hiện công việc là Chuyên viên, Kỹ sư, Trưởng các phòng. Trong các chỉ tiêu đánh giá, kết quả thống kê tốt nhất là chỉ tiêu: “Phương pháp đánh giá hợp lý” với giá trị trung bình là 2,93. Do đó cần xây dựng và bổ sung thêm vào quy trình đánh giá để đảm bảo công bằng và khách quan hơn.

b. Kích thích thông qua hệ thống tiền lương

Hệ thống tiền lương tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình được thực hiện theo quy chế phân phối quỹ lương được ban hành, sửa đổi hàng năm tại Đại hội CNVC.

Theo quy chế này, về nguyên tắc tiền lương được phân phối theo lao động, phụ thuộc vào kết quả lao động, gắn liền với năng suất và hiệu quả công việc của từng người, không phân phối bình quân; những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều và kết quả chung thì được trả lương cao; hàng tháng tiền lương được trả đúng hạn cho người lao động.

Trong cơ cấu tiền lương, người lao động nhận được sẽ gồm 2 phần: Lương chính sách và lương khoán:

- Lương chính sách chi trả Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, Lễ Tết, quỹ trả lương cho người chờ nghỉ hưu trước tuổi, tiền lương đi học, ca3, bảo hiểm các loại

- Lương khoán: lương kích thích năng suất làm việc thực tế của người lao động, người nào làm việc có năng suất, chất lượng cao được hưởng cao và ngƣợc lại. Tiêu chí xác định dựa trên hệ số mức độ phức tạp của cá nhân, ngày công làm việc thực tế, và điểm hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân.

55

Ngoài ra người lao động có thể nhận được khoản tiền lương làm thêm giờ (nếu có) trích trả từ chi phí lao động do Tập đoàn giao.

Phân chia quỹ lương khoán cho các đơn vị:

(1) Giao quỹ tiền lương kế hoạch cho đơn vị theo các chỉ tiêu:

- Số lao động định biên của đơn vị trong năm kế hoạch.

- Tổng Hệ số phức tạp và hệ số phức tạp bình quân của đơn vị - Các chỉ tiêu kế hoạch SXKD trong năm.

Công thức: QTLKH = QTL+ QTLK Trong đó:

QTLKH: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch

QTLCĐ: Quỹ tiền lương theo chế độ

QTLK: Quỹ tiền lương khoán theo kế hoạch

Công thức : QTLK = Đgx DTTLKH

QTLK: Quỹ tiền lương khoán theo kế hoạch

Đg: Đơn giá XDCB giao cho đơn vị

DTTLKH: Doanh thu kế hoạch tính lương Sở Giao thông vận tải Hòa bình giao cho các Đội thi công

(2) Thanh toán quỹ tiền lương

- Tiền lương đơn vị thực hiện trong năm được căn cứ vào các chỉ tiêu:

Quỹ tiền lương của đơn vị theo kết quả thực hiện doanh thu tính lương theo kế hoạch:

HTN: Hệ số thu nợ của năm (Mức chuẩn =1,0)

HCL: Xếp hạng chất lƣợng của năm.

(3) Quỹ tiền lương của đơn vị cả năm được thanh toán theo công thức:

QTL = QTL+ QTLKTH Trong đó:

QTL: Quỹ tiền lương của đơn vị cả năm được thanh toán

QTL: Quỹ tiền lương chế độ

QTLKTH: Quỹ tiền lương khoán thực hiện

56

(4) Quỹ tiền lương khoán thực hiện của đơn vị cả năm được thanh toán theo công thức:

QTLKTH = Đgx DTTLTH x HCL x HTN Trong đó: DTTLTH là Doanh thu tính lương thực hiện cả năm Nợ cũ + cước phát sinh

HTN =

cước phát sinh - HTN : Gồm các mức sau:

HTN = 0,90 Nếu 1.6 < HTN < 2.0

HTN = 0,95 Nếu 1.4 < HTN ≤ 1.6

HTN = 0,98 Nếu 1,2 < HTN ≤ 1,4

HTN = 1,0 Nếu 1 < HTN ≤ 1,2

- HCL : Xếp hạng chất lƣợng của năm theo quy chế chấm điểm.

 Loại A : Mức chuẩn = 1,0

 Loại B : Mức CL = 0,98

 Loại C : Mức CL = 0,95

 Loại D : Mức CL = 0,85

(5) Điều chỉnh quỹ tiền lương vượt kế hoạch của đơn vị trong năm, điều chỉnh quỹ tiền lương theo hiệu quả sử dụng chi phí, theo hiệu quả SXKD của các Đội thi công và kết quả phối hợp với cơ quan khác, đƣợc thực hiện theo các văn bản có liên quan của Sở Giao thông vận tải Hòa bình ..

Cách tính tiền lương khoán của CBCNV trong tháng:

QTLk

TLkcni = x Hpti x Nti ∑ (Hpti x Nti)

Trong đó:

- TLkcni: Tiền lương khoán của cá nhân i.

- QTLk: Quỹ tiền lương khoán của tập thể.

- Hpti : Hệ số phức tạp theo hiệu quả lao động của cá nhân i.

- Nti : Ngày công thực tế của cá nhân i/tháng.

Cách tính lương cho CB-CNV tham gia đào tạo:

57

(1) Bồi dưỡng trong nước (BD)

- TNT: Tiền nội trú thanh toán theo hoá đơn hợp lệ của cơ sở đào tạo; trường hợp cơ sở đào tạo không bố trí đƣợc nơi nghỉ phải thuê ngoài đƣợc đơn vị thanh toán nhƣng phải có sự nhất trí của Lãnh đạo đơn vị

- THTCTP: Đƣợc hỗ trợ công tác phí nhƣ đi công tác trong và ngoài tỉnh (không tính ngày nghỉ Thứ 7, Chủ nhật, ngày Lễ, Tết trừ trường hợp các khóa bồi dưỡng mở vào Thứ 7, Chủ nhật, ngày Lễ):

- Đƣợc hỗ trợ 50.000đ/ngày: đối với các khóa bồi dƣỡng (2) Đào tạo tập trung (ĐTTT)

- TLCS: Tiền lương tính bằng 80% lương cấp bậc theo Nghị định 205/2004/CP.

- Được hưởng lợi nhuận cuối năm theo kết quả học tập:

 Bằng 70% nếu kết quả đạt loại Giỏi.

 Bằng 50% nếu kết quả đạt loại Khá; Trung bình- khá.

 Bằng 30% nếu kết quả đạt loại Trung bình.

 Không được hưởng nếu kết quả đạt loại yếu, kém.

(Tính theo mức lương của cá nhân đó khi đang công tác) (3) Đào tạo tại chức (ĐTTC )

- Tiền lương khoán, ăn ca tính theo ngày thực tế làm việc.

Tiền lương nghỉ phép:

Tiền lương trong những ngày nghỉ phép theo công thức:

TLNF = NNF x TLNCB

- TLNF: Tiền lương cho người lao động trong những ngày nghỉ phép.

ĐTTT = TLCS + Thf + TNT + TT + TVX

ĐTTC = TLk + TC + TT ĐTTC = TLk + TC + TT

BD = TLk + Thf + TT + TVX + TC + TTL + TNT + THTCTP

58

- NNF: Số ngày nghỉ phép.

- TLNCB: Tiền lương cá nhân/01 ngày trả theo cấp bậc của nghị định 205/2004 của Chính phủ đƣợc tính theo công thức:

- TLNCB = ( {H CB x HTT } + {Các loại phụ cấp} ): NCQĐT - HCB: Hệ số cấp bậc lương cá nhân đang hưởng.

- HTT: Hệ số mức lương tối thiểu hiện hành - NCQĐT: Ngày công quy định trong tháng.

- Các loại phụ cấp: Tính theo quy định hiện hành Cách tính lương nghỉ ngừng việc:

Tiền lương trong những ngày ngừng việc theo quy định tại điều 62 Luật lao động:

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả lương theo mức quy định tại điều 14 và 16 Nghị định 114/2002/ ngày 31/12/2002 của Chính phủ theo công thức:

TLNV = NNV x TLNCB

- TLNV: Tiền lương cho người lao động trong những ngày nghỉ ngừng việc.

- NNV: Số ngày nghỉ ngừng việc.

- TLNCB: Tiền lương cá nhân/01 ngày trả theo cấp bậc của nghị định 205/2004 của Chính phủ đƣợc tính theo công thức:

TLNCB = ( {H CB x HTT } + {Các loại phụ cấp} ) : NCQĐT

H CB: Hệ số cấp bậc lương cá nhân đang hưởng.

HTT: Hệ số mức lương tối thiểu hiện hành.

NCQĐT: Ngày công quy định trong tháng.

Các loại phụ cấp: Tính theo quy định hiện hành - Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương.

Cách tính lương khi bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công việc:

Thời gian người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo khoản 3 điều 67 của Luật lao động, thời gian nghỉ do tạm đình chỉ công việc theo điều 92 Luật lao động. Mức

59

tạm ứng theo điều 13 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ. Mức tạm ứng lương được xác định theo công thức:

- Số ngày tạm đình chỉ đủ các ngày công quy định trong 01 tháng:

TLTƢTĐC = ( {H CB x HTT } + {Các loại phụ cấp} ) x 50%

- Số ngày tạm đình chỉ không đủ các ngày công quy định trong 01 tháng:

( {H CB x HTT } + {Các loại phụ cấp} ) x 50%

TLTƢTĐC = ____________________________________ x NTĐC NC

TLTƯTĐC: Tiền lương tạm ứng trong tháng tạm đình chỉ.

H CB: Hệ số cấp bậc lương cá nhân đang hưởng.

HTT: Hệ số mức lương tối thiểu hiện hành.

NC: Số ngày công theo quy định trong tháng.

NTĐC: Số ngày tạm đình chỉ.

Các loại phụ cấp: Tính theo quy định hiện hành

- Nếu không do lỗi người lao động: Sau khi có các kết luận cụ thể của các cơ quan có chức năng, Sở Giao thông vận tải Hòa bình sẽ chi trả nốt 50% còn lại.

- Nếu do lỗi người lao động: Sau khi có các kết luận cụ thể của các cơ quan có chức năng, người lao động phải đền bù số tiền tạm ứng.

Cách tính lương nghỉ điều trị tai nạn lao động, ốm đau, thai sản:

Do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt trì chi trả (Căn cứ Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản Nhà nước quy định hiện hành).

c. Quỹ Khuyến khích năng suất

Trích lập 5% quỹ tiền lương sau khi trừ các khoản tiền lương chế độ: Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, Lễ Tết… lập quỹ dự phòng dùng để khuyến khích cho đơn vị, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nhằm khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người có đóng góp nhiều cho đơn vị, người có kết quả công tác đặc biệt xuất sắc. Tuy nhiên, có sự chồng chéo trong quá trình thực hiện, các đơn vị thường đẩy các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt lên đề nghị Sở Giao thông vận tải Hòa bình chi tại quỹ KKNS

60

tập trung. Việc giám sát kết quả thực hiện tại các đơn vị cũng chƣa đƣợc quan tâm, hầu hết chỉ dựa trên báo cáo sổ sách.

Bảng 2.11: Phân bổ Quỹ Khuyến khích năng suất (2011)

STT Đơn vị Quỹ Khuyến khích Năng suất (VNĐ)

1 Văn phòng 48.699.400

2 Đội Thi công số 1 95.804.300

3 Đội Thi công số 2 97.010.800

4 Đội Thi công số 3 54.075.400

5 Đội Thi công số 4 45.101.800

6 Quỹ KKNS tập trung 95.172.900

Cộng 435.864.600

Nguồn: Phòng Kế toán - Sở Giao thông vận tải Hòa bình

Căn cứ vào cách tính lương của Sở Giao thông vận tải Hòa bình có thể nhận thấy cơ cấu lương hiện gồm hai khoản: Lương cứng (chủ yếu dùng để chi trả phụ cấp, nghỉ chờ hưu, đào tạo tập trung và lễ, Tết). Phần lương quan trọng nhất là lương khoán - vừa phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người lao động và phù hợp với quy định của luật pháp, vừa có tác dụng kích thích năng suất lao động. Hệ thống tiền lương của Sở Giao thông vận tải Hòa bình vẫn còn một số tồn tại như việc xét nâng hệ số lương cấp bậc cho CB-CNV (chủ yếu để làm căn cứ đóng BHXH và đảm bảo quyền lợi cho CB-CNV khi nghỉ nghỉ chế độ) hầu nhƣ tất cả đều đƣợc nâng bậc khi đến kỳ hạn (trừ những đối tƣợng bị kỷ luật), do đó nâng hệ số lương cấp bậc cho nhóm đối tượng này chỉ đơn thuần túy dựa vào yếu tố thời gian, việc nâng lương trước thời hạn do có thành tích tốt không có nhiều ý nghĩa trong việc kích thích CB-CNV phấn đấu cống hiến nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xét Hệ số thưởng, phạt - được xem là cở sở để kích thích năng suất lao động trên thực tế đƣợc thực hiện rất hình thức, phụ thuộc vào chủ quan của lãnh đạo các phòng (tâm lý không muốn làm ảnh hưởng đến mức lương chung của CB-CNV vẫn còn nặng nề). Quỹ tiền lương tạm ứng phân bổ cho các đơn vị chủ yếu vẫn đƣợc chia khoán bình quân chủ nghĩa nhƣ Nhóm nhân viên Công nhân kỹ thuật dù lao động ở Đội thi công số 1, 2 hay 3 mức lương sẽ sàn sàn như nhau. Quyết toán tiền lương được thực hiện vào cuối năm kế hoạch do vậy việc

61

đánh giá các Htn, HCL, HTKCP… hàng tháng hầu nhƣ đƣợc thực hiện hình thức, đánh giá chung chung, không có giá trị tức thời. Đơn giá tiền lương vượt Kế hoạch không có giá trị thiết thực (do Kế hoạch Tập đoàn giao đã bắt buộc phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng tối thiểu 15%, việc thực hiện hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch thực sự đã hết sức khó khăn, chƣa nói đến việc thực hiện vƣợt Kế hoạch 1 - 2%). Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống lương là do phụ thuộc bởi cơ cấu lương chung của ngành giao thông; và những người trực tiếp tham gia đánh giá công việc làm căn cứ cho việc xét lương còn hạn chế về mặt quản lý.

Để tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của người lao động đối với lương tác giả đã hỏi 5 câu hỏi là: 1. Có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Sở Giao thông vận tải Hòa bình ..; 2. Nhận được tiền lương tương xứng với kết quả làm việc; 3.

Các khoản tiền thưởng tại Sở Giao thông vận tải Hòa bìnhlà hợp lý; 4. Phân phối thu nhập tại Sở Giao thông vận tải Hòa bình công bằng; 5. Các chương trình phúc lợi trong Sở Giao thông vận tải Hòa bình thể hiện sự quan tâm chu đáo đối với CB- CNV.

Bảng 2.12 cho biết kết quả về mức độ hài lòng của Sở Giao thông vận tải Hòa bình. đối với lương trong đó 1 là hoàn toàn không hài lòng và 5 là rất hài lòng.

Bảng 2.12: Mức độ hài lòng đối với lương của người lao động Sở Giao thông vận tải Hòa bình

Tiêu chí đánh giá Không hài lòng (%)

Hài lòng và rất

hài lòng (%) Mean

Sống được bằng lương 43.6 30.9 2.72

Tiền lương tương xứng 50.0 28.7 2.62

Tiền thưởng hợp lý 46.8 28.7 2.79

Phân phối thu nhập công bằng 51.0 22.3 2.51

Phúc lợi 48.9 30.9 2.73

Hài lòng đối với lương 2,71

Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị nhân sự tại sở giao thông vận tải tỉnh hòa bình (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)