Chương I: Cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho
1.2. Nội dung phân tích chiến lược
1.2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp
Để xây dựng chiến lược cần phân tích và đánh giá các mặt hoạt động của
1.2.2.1.Phân tích Marketing
Việc phân tích tập trung vào một số vấn đề: sản phẩm, chủng loại sản phẩm, giá bán sản phẩm, thị phần, hiệu quả quảng cáo và xúc tiến bán hàng…
Sản phẩm là tất cả những gì có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu cầu hay mong muốn (định nghĩa về sản phẩm trong Marketing).
Sản phẩm có thể là những vật hữu hình, những dịch vụ mang tính vô hình, những địa điểm (cho thuê địa điểm, thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh), phát minh, sáng chế.
Người tiêu dùng được đặt ở vị trí trung tâm của hoạt động Marketing. Vì vậy nghiên cứu về người tiêu dùng sẽ góp phần vào sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Làm vừa lòng khách hàng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Nếu doanh nghiệp không chú trọng đến nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho họ không hài lòng, do đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ được.
Những khách hàng này sẽ bị đối thủ cạnh tranh thu hút. Thị trường của doanh nghiệp sẽ bị sút giảm, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, sẽ thua lỗ và có thể sẽ bị phá sản.
Vì vậy, doanh nghiệp phải coi trọng khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Lý do rất đơn giản muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải bán được hàng.
Một điều mà các doanh nghiệp cần phải chú ý là chỉ sản xuất và kinh doanh những sản phẩm và dịch vụ mà thị trường cần chứ không sản xuất và kinh doanh những sản phẩm dịch vụ theo khả năng sẵn có, nói khác là sản xuất kinh doanh phải đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng. Coi “khách hàng là thượng đế”. Cần tuân thủ theo 2 nguyên lý “ 1 Trong mọi trường hợp khách hàng luôn luôn đúng, 2- - nếu sai hay xem lại điều 1”
Muốn biết thị trường cần gì, nhu cầu của người tiêu dùng thế nào doanh nghiệp cần phải tổ chức điều tra, nghiên cứu tỷ mỷ, và phải có phản ứng linh hoạt.
Hoạt động Marrketing đi liền với tổ chức và quản lý, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh.
Từ đó doanh nghiệp đánh giá được khả năng riêng biệt của mình, và mức độ thích ứng của doanh nghiệp trên thị trường và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.2.2. Phân tích khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển
Quá trình sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, thiết bị, máy móc, các phương pháp quản lý và công cụ lao động khác tác động lên các yếu tố như nguyên vật liệu, bán thành phẩm( đối tượng lao động) và biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Nhờ bộ máy sản xuất thích ứng mới tạo ra những sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác sản xuất, nghiên cứu và phát triển liên quan trực tiếp đến vấn đề chiến lược, và giá thành sản phẩm, là 2 yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Việc phân tích này tập trung vào việc: phát triển sản phẩm, khả năng phát triển sản phẩm mới, tiềm năng nghiên cứu…
Mục tiêu của quản lý sản xuất:
- Bảo đảm số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra phải phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra khi thiết kế và phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Chất lượng có thể đánh giá bằng chính những tiêu chuẩn đặt ra. Mức chất lượng cũng có thể đánh giá so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
- Bảo đảm đúng thời gian
Sản xuất phải bảo đảm cung cấp sản phẩm đúng thời gian mà khách hàng yêu cầu hoặc giao nộp sản phẩm đúng tiến độ hợp đồng đã ký.
- Chi phí sản xuất thấp
Các nhà quản lý phải tìm các biện pháp để giảm chi phí sản xuất nhằm giảm giá bán để giành được thị trường hoặc giảm chi phí để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có hệ thống kế toán có hiệu lực để nắm được các thông tin chính xác về các loại chi phí. Bộ phận sản xuất không làm chủ lợi nhuận vì không có thẩm quyền để định đoạt giá bán nhưng có trách nhiệm giảm tới mức tối thiểu chi phí đối với mức chất lượng nhất định.
- Bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức
Tính linh hoạt trong tổ chức nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng phản ứng nhanh đối với mọi biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều tác động của môi trường.
+ Luật lệ, chính sách, quy định của Nhà nước, ngành, địa phương…
+ Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi.
+ Những tiến bộ khoa học, công nghệ làm xuất hiện nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ Các yếu tố khác: thời tiết, khí hậu, chiến tranh…
Các yếu tố trên tác động tới doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp thường xuyên theo dõi để đổi mới, cải tiến, hoàn thiện quản lý sản xuất.
Để tính linh hoạt thực hiện tốt cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, dự trữ vật tư, diện tích sản xuất…
1.2.2.3. Phân tích nguồn nhân lực
Hiện nay, ở các nước phát triển, mặc dù đã có các công nghệ hiện đại, các hệ thống thiết bị tiên tiến và máy tính ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhưng con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vì trong xã hội cũng như trong các doanh nghiệp, nhân lực ở tất cả các cấp sẽ là nhân tố quyết định sự thành công.
Nguồn nhân lực bao gồm lực lượng nhà quản trị các cấp và nhân viên thừa hành ở tất cả các bộ phận..
- Các nhà quản trị là người trực tiếp làm công tác chức năng và thực hành công tác quản lý sản xuất kinh doanh vì vậy các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, kỹ - năng chuyên môn, kỹ năng quan hệ con người, kỹ năng tư duy... cần được đánh giá chặt chẽ trong thời kỳ để có kế hoạch quản lý phù hợp, nhất là nhà quản trị cấp cao.
- Đối với nhân viên thừa hành( trực tiếp và gián tiếp sản xuất), các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn tay nghề cần kiểm tra phân tích, đánh giá qua các kỳ thi nhằm hoạch định các kế hoạch huấn luyện, nâng cao chất lượng theo thời gian.
Kiểm tra, phân tích, đánh giá con người thường xuyên nhằm nâng cao giá trị văn hoá cá nhân sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
* Để nắm được nguồn nhân lực cần đánh giá
- Thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ… của các loại lao động có trong doanh nghiệp.
Đối với từng đối tượng lao động cần phải đánh giá cụ thể. Cần phải đặc biệt chú trọng tới chiến lược lao động, và sắp xếp lao động hợp lý tránh tình trạng “ chỗ cần thì không có, chỗ có thì không cần”.
- Đánh giá khả năng phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chiến lược và các chính sách để phát triển nguồn nhân lực( đào tạo, đào tạo lại), nâng cao trình độ nguồn nhân lực để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất- kinh doanh.
1.2.2.4. Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp là hệ thống các phân xưởng( bộ phận) sản xuất chính, sản xuất phụ, sản xuất phụ trợ, các bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất và mối quan hệ giữa chúng với nhau trong quá trình sản xuất.
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp xác định sự phân công chuyên môn hoá giữa các phân xưởng, các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất.
Không thể tuỳ tiện định ra kết cấu của doanh nghiệp. Kết cấu sản xuất hợp lý sẽ làm rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm diện tích sản xuất, tiết kiệm vốn đầu tư, đơn giản quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, thuận lợi cho việc phân công lao động, nâng cao hiệu quả quản lý vật tư, tạo điều kiện cho việc hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp, bảo đảm an toàn trong sản xuất.
- Để đánh giá cơ cấu quản lý của doanh nghiệp cần đánh giá cơ cấu sản xuất kinh doanh, cụ thể:
- Đánh giá chung về hệ thống sản xuất kinh doanh và cơ cấu quản lý sản xuất - - kinh doanh: bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý, mối quan hệ giữa sản xuất và quản lý, hệ thống phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất, hệ thống thông tin, kiểm soát của doanh nghiệp…
Đây là vấn đề không thể thiếu được trong quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.
- Đánh giá hệ thống quy hoạch của doanh nghiệp: xem xét có hợp lý hay không? Cần phải bổ xung hay đổi mới ở khâu nào cho phù hợp với hoạt động sản xuất - kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Từ việc đánh giá đó cần phải xem xét đến khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những thay đổi của môi trường kinh doanh.
1.2.2.5. Phân tích tình trạng tài chính của doanh nghiệp
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động cũng phải có một lượng vốn nhất định để mua sắm( hoặc thuê) mặt bằng sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng kho tàng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá… trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn của mình và mong muốn phấn đấu sao cho một đồng vốn bỏ ra sau một thời gian nhất định sinh lợi được nhiều nhất. Để đạt được điều này một biện pháp không thể thiếu là doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép, theo dõi tình hình sử dụng tiền vốn của doanh nghiệp một cách liên tục tại mọi thời điểm của quá trình kinh
doanh và tại tất cả các địa điểm các bộ phận sản xuất kinh doanh có liên quan hay nói khác phải tổ chức công tác kế toán.
Vốn hoạt động của doanh nghiệp gồm vốn bằng tiền và vốn bằng hiện vật. Cơ cấu nguồn vốn gồm: tự có và vay, tỷ lệ trong cơ cấu, mức độ huy động sử dụng các loại vốn( vốn cố định, vốn lưu động)...thể hiện tính chủ động, tính hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được sẽ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về nguồn vốn kinh doanh.
Mục đích cơ cản của kế toán là phân tích và giải thích các sự kiện kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp bằng cách quan sát thu thập và xử lý các thông tin ban đầu để tạo ra thông tin mới có tính hệ thống thích hợp, phản ánh toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối mỗi thời kỳ doanh nghiệp thiết lập báo cáo kế toán theo các biểu mẫu chuẩn. Thông tin trong các báo cáo kế toán này tổng hợp toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trong một thời kỳ( thường là 1 năm).
Phân tích tình trạng tài chính của doanh nghiệp: Có vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thông tin trong xây dựng chiến lược. Đánh giá cần tập trung vào các vấn đề trong doanh nghiệp.
- Thực trạng nhu cầu vốn và cơ cấu các nguồn vốn trong doanh nghiệp.
- Thực trạng phân bổ vốn.
- Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực trạng các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
* Các chỉ tiêu tài chính quan trọng dùng để đánh giá tình trạng tài chính có thể phân thành 5 nhóm:
+ Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
+ Các chỉ tiêu về đòn cân nợ.
+ Các chỉ tiêu về hoạt động.
+ Các chỉ tiêu về doanh lợi.
+ Các chỉ tiêu về tăng trưởng.
Việc phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp là xác định các điểm mạnh, yếu, các lợi thế, bất lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở xây dựng ma trận SWOT( điểm mạnh yếu cơ hội nguy cơ)- - -
1.2.2.6.Phân tích nguồn thông tin
Thông tin môi trường mà doanh nghiệp thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau, được sử dụng làm cơ sở ra quyết định, quản lý môi trường kinh doanh được xem như một nguồn lực quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Nếu thông tin thu thập thường xuyên, đầy đủ, phù hợp nhu cầu quản lý của các bộ phận chuyên môn và sử dụng có hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong kinh doanh.