Môi trường kinh doanh trong nước

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược sản xuất kinh doanh của công ty gang thép thái nguyên đến năm 2015 (Trang 95 - 102)

Chương II: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

3.1. Môi trường kinh doanh

3.1.2. Môi trường kinh doanh trong nước

Từ 1986 Việt Nam đã cải cách nền kinh tế toàn diện làm cho nền kinh tế quốc dân hoà nhập với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Cho đến cuối 2003, dân số Việt Nam 81 triệu người, GDP tính theo đầu người đạt 4000 đola Mỹ. Một số cải cách then chốt về quản lý vĩ mô, chính phủ Việt Nam đã tiến hành những công tác sau:

* Chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường vận hành nhiều bước trình tự theo phương hướng kiên trì CNXH dưới sự quản lý của Nhà nước.

* Chấp hành chính sách “ mở cửa”, tăng cường qua lại buôn bán trao đổi với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

* Cải cách hệ thống chính trị, từng bước trừ bỏ tệ quan liêu. Sau 15 năm cải cách đã thu được những thành quả quan trọng như sau:

- Lạm phát đã từ 700% năm 1980 hạ xuống dưới 6% vào năm 2003

- Bình quân năm của tổng giá trị sản xuất trong nước tăng trưởng với tốc độ 7%.

Năm 2003 đạt 7,2% là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong 6 năm lại đây, ở Châu Á chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc.

- Bình quân năm tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ 13,5%.

- Tỷ lệ tăng nhân khẩu hàng năm giữ ở 1,25%.

- Tỷ lệ thu nhập ở thành thị giảm xuống 5,7%, tỷ lệ nghèo khó giảm xuống còn 10%.

- Việt Nam hiện nay đã vượt lên đứng thứ 2 trong các nước xuất khẩu gạo thế giới.

- Dự án đầu tư của nước ngoài đã hơn 25.000 nhà đầu tư (đến từ hơn 60 quốc gia), cho đến nay tổng mức đầu tư đã tới 36 tỷ đola Mỹ.

Chính phủ Việt Nam đã vạch chiến lược phát triển đến năm 2010 của nền kinh tế quốc dân là: Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất trong nước bình quân năm 7,5% - 8%, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong nước (bao gồm cả ngành xây dựng) đạt 40-45% tổng giá trị sản xuất trong nước, tốc độ phát triển bình quân năm của công nghiệp trong 10 năm là 10,5%. Trọng điểm xây dựng một số cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính, thông tin. Các hạng mục thuộc lĩnh vực công nghiệp như phát điện, than, luyện kim gang thép, chế tạo máy, đóng tàu, xi măng, dầu mỏ và khí nhiên liệu, hoá công nghiệp…phải đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực. (Nguồn:11, trang 126)

Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch công nghiệp Gang thép: thu 5% thuế nhập khẩu phôi đúc liên tục, thu thuế nhập khẩu 40% đối với vật liệu thép cây phổ thông và vật liệu thép sợi…

Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhập khẩu phôi đúc liên tục và thép tấm cán nóng cán nguội trong nước không sản xuất được, thép hình cỡ lớn và các sản phẩm hợp kim.

Tiến vào thế kỷ 21, cùng với sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tiền tệ của các quốc gia chậm phát triển, dự tính nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ phát triển với tốc độ cao. Đi theo các khu công nghiệp, nhà máy, khu kinh tế mới, đồng thời xây dựng ngành đóng tàu, ngành chế tạo máy, xây cầu và đường bộ, tất cả sẽ dẫn đến sự tăng vọt nhu cầu về thép.

Căn cứ vào tài liệu thống kê của Tổng công ty thép Việt Nam thấy rõ: Năm 2003 tổng lượng nhu cầu về các loại vật liệu thép là 5.000.000 tấn, tăng 12,4% so với năm 2002. Trong đó, vật liệu thép dài chiếm 55%, thép dẹt chiếm 45%. Tỷ lệ vật liệu thép dài theo thời gian giảm dần xuống 50%, tỷ lệ thép dẹt dần tăng lên đến 60%. Điều này phù hợp với quy luật trong tiến trình công nghiệp hoá của đại đa số các quốc gia.

Theo đặc điểm địa lý và trình độ phát triển kinh tế của Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam Việt Nam, vật liệu thép tiêu hao ở Nam Bộ chiếm khoảng 50%, Trung Bộ khoảng 10%, Bắc Bộ khoảng 40%.

Bảng 3.2

Nhu cầu vật liệu thép từ năm 1998 đến năm 2003 ( Nguồn: 10, trang 126)

Năm Tổng nhu cầu(1000 tấn) Tốc độ tăng nhu cầu(%)

1998 2.066

1999 2.447 18,4

2000 2.970 21,3

2001 3.280 10,5

2002 3.620 10,3

2003 5.000 38,1

Nhu cầu về vật liệu thép tăng sau mỗi năm. Tốc độ tăng về nhu cầu vật liệu thép tính trung bình khoảng 20%. Căn cứ vào tốc độ tăng của nhu cầu về vật liệu thép, ta lấy mốc năm 2003 để tính toán tổng nhu cầu về vật liệu thép ở những năm sau. Như đã thấy tổng nhu cầu năm 2003 là 5.000.000 tấn, sau 01 năm tổng nhu cầu này là 5000.000 x 1,2 = 6000.000 tấn. Tương tự ta tính được đến năm 2015 tổng nhu cầu là 44.580.000 tấn

Bảng 3.3

Dự tính nhu cầu về vật liệu thép đến năm 2015

Năm Tổng nhu cầu(1000 tấn) Tốc độ tăng nhu cầu(%)

2003 5.000

2004 6.000 20

2005 7.200 20

2006 8.640 20

2007 10.368 20

2008 12.441 20

2009 14.929 20

2010 17.916 20

2011 21.499 20

2012 25.798 20

2013 30.958 20

2014 37.150 20

2015 44.580 20

Ta thấy nhu cầu về vật liệu thép tăng rất nhanh và đến năm 2015 tổng nhu cầu này là một con số rất lớn.

Bảng 3.4

Tỷ lệ tăng trưởng và sản lượng thép cán thời kỳ 1990-2000 (Nguồn10, trang 126)

Năm Số lượng thép cán(ngàn tấn) Tỷ lệ tăng trưởng(%)

1990 102

1991 149 46

1992 196 31.5

1993 243 24.0

1994 280 15.2

1995 450 60.7

1996 900 100.0

1997 1.050 16.6

1998 1.150 9.5

1999 1.393 13.0

2000 1.652 20.7

Bảng 3.5

Số lượng vật liệu thép nước ngoài nhập vào thị trường Việt Nam ( Nguồn:10, trang 126)

Đơn vị: ngàn tấn

Sản phẩm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Phôi đúc liên tục 519 826 974 1.087 1.670 2.207 Vật liệu thép 686 766 1.174 1.402 1.867 2.473 Tổng số lượng nhập 1.205 1.592 2.148 2.489 3.537 4.680

Để đạt được sự cân đối trên thị trường, tức là đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng thì hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn sản phẩm thép từ thị trường nước ngoài, tức là nếu không mở cửa quan hệ với nước ngoài thì thị trường trong nước thiếu cung một cách trầm trọng. Chính vì vậy sản xuất sản phẩm thép để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước là yêu cầu đối với các công ty thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam.

Công nghiệp Gang thép Việt Nam hiện nay, giữa sản xuất phôi đúc liên tục với cán sản phẩm thép, giữa nhu cầu về chủng loại sản phẩm với năng lực sản xuất hiện tại còn có 1 khoảng cách rất lớn.

Năm 2003 có thêm 1 số dây chuyền cán thép mới đi vào hoạt động tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên, Nhà máy cán thép Ninh Bình, nên sản lượng toàn ngành thép là 2,73 triệu tấn, chủ yếu là thép xây dựng.

Đến cuối năm 2004, phôi đúc liên tục của Công ty Gang thép thiếu hụt tới 500.000 tấn/năm trở lên, còn thiếu hụt phôi đúc của toàn Việt Nam tới 2.000.000 tấn /năm.

Chính phủ Việt Nam sau khi cấm nhập khẩu thép xây dựng năm 1998 sẽ lại mở cửa cho nhập khẩu thép. Như vậy sản phẩm thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh phạm vi toàn thế giới.

Hiện nay giữa Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp vẫn đang tranh cãi quyết liệt về việc khi nào thì nâng thuế suất nhập khẩu thép lên theo đề nghị của Hiệp hội thép Việt Nam.

Hiệp hội thép cho rằng giải pháp hạ thuế suất thuế nhập khẩu thép thành phẩm xuống 0% là không công bằng với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thép trong nước. Giá thép trong nước tăng hoàn toàn không phải do sản xuất trong nước không

đáp ứng được nhu cầu mà do giá nguyên liệu và các sản phẩm thép của thế giới tăng cao. Sau khi hiệp định AFTA có hiệu lực, chủ yếu phải đối mặt với cạnh tranh thị trường trong khu vực Đông Nam Á.

Yêu cầu khẩn thiết của Hiệp hội Thép Việt Nam là đề nghị nâng thuế suất thuế nhập khẩu thép thành phẩm lên 10%( đối với các nước trong khối ASEAN) và 20%( đối với các nước ngoài ASEAN).

Theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đã đủ nguyên liệu để sản xuất đến hết tháng 6 tới. Tính đến hết ngày 24/3/2004 lượng thép tồn kho của các thành viên trong hiệp hội đã là 180.000 tấn, lượng thép tiêu thụ trong tháng này chỉ được 130.000 tấn, giảm 70.000 tấn so với tháng trước. Một số doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất vì không tiêu thụ được sản phẩm

Trong tình hình này thép thành phẩm lại được nhập về, như vậy có khác nào đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước vào thế phải giành giật thị trường.

Tính toán của Tổng công ty thép cho thấy với 50% lượng phôi tự sản xuất được trong nước( giá khoảng trên 4 triệu đồng/tấn) của 2 doanh nghiệp lớn là Thép Miền nam và Gang thép Thái Nguyên, tính ra giá thành sản phẩm chỉ ở mức 7 triệu đồng/tấn, trong khi giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc thấp nhất cũng gần 8 triệu đồng/tấn thì đủ sức cạnh tranh với thép nhập khẩu tại thời điểm này.

Tin từ Tổng công ty thép cho biết tháng 3/2004 các doanh nghiệp thuộc Tổng côbg ty thép Việt Nam( VSC) sản xuất được 140.000 tấn thép, tiêu thụ được 101.000 tấn thép lượng tồn kho lên tới 116.000 tấn thép và 118.000 tấn phôi( sản lượng của VSC, tính cả các liên doanh, chiếm khoảng 70% sản lượng thép cả nước). Trong đó sản xuất của 5 công ty liên doanh tháng 3/2004 là 61.000 tấn tiêu thụ 34.000 tấn, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước sản xuất đạt 80.000 tấn tiêu thụ 67.000 tấn. Giá bán thép thời gian qua cũng đã giảm. Mức giá ( đã có VAT) hiện phổ biến tại miền Bắc của các doanh nghiệp trong nước là 8.400 đồng/kg, miền Nam là 7.800 đồng/kg, còn của các liên doanh là 8.700 đồng/kg và 8.200 đồng/kg (Nguồn 13, trang 126)

Với “ lực lượng” như hiện nay thì các doanh nghiệp thép trong nước có thể chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược sản xuất kinh doanh của công ty gang thép thái nguyên đến năm 2015 (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)