Chương II: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
3.3. Đối thủ cạnh tranh
3.3.3. Các công ty liên doanh với Tổng công ty thép Việt Nam(VSC)
Các công ty này có lợi thế hơn Công ty Gang Thép Thái Nguyên ở chỗ trang thiết bị của họ rất tiên tiến, hiện đại nhưng họ lại phải dùng toàn bộ nguồn phôi nhập, mà giá phôi nhập là rất đắt nên giá thành sản phẩm của họ cao hơn so với Công ty Gang thép Thái Nguyên. Ngoài ra các công ty này chỉ có khâu cán thép, không có khâu luyện thép.
Còn Công ty Gang Thép Thái Nguyên so với các công ty trên thì trang thiết bị của các Nhà máy còn rất lạc hậu tuy đã cải tạo nhưng vẫn chưa được hoàn thiện nên công suất sản xuất thấp nhưng lợi thế của Công ty là sử dụng được nguồn phôi trong nước nên giá thành sản phẩm của Công ty thấp hơn so với các công ty liên doanh trên.
3.3.4. Các công ty và cơ sở sản xuất của tư nhân.
Nói về quy mô thì các công ty này nhỏ hơn nhiều so với công ty Gang Thép Thái Nguyên, về trang thiết bị của một số công ty cũng tương đối mới, hiện đại(
công ty thép Ninh Bình Pomihoa, công ty thép Hoà Ph- át…), nhưng khả năng phân phối hàng của các công ty này kém hơn rất nhiều so với công ty Gang Thép Thái Nguyên.
Bên cạnh đó một số công ty tư nhân đã làm giả hàng của Công ty gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhất là các xưởng cán ở Đa Hội-Bắc Ninh sản xuất thép rất nhiều nhưng không qua một cơ quan kiểm tra chất lượng nào, những loại thép này được sản xuất
bằng công nghệ và thiết bị thô sơ, nguồn nguyên liệu đầu vào cũng không qua kiểm định nên chất lượng sản phẩm chắc chắn là kém nhưng được cái giá thành sản phẩm lại rẻ nên vẫn được thị trường chấp nhận. Đây cũng chính là 1 vấn đề Nhà nước cần phải quan tâm.
3.4.XÂY DỰNG HIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT CỦA CÔNG TYC
Ngành Thép là một ngành trọng điểm trong nền kinh tế vì vậy chính phủ đặc biệt quan tâm và đã đề ra phương hướng và chiến lược cho việc phát triển ngành Thép.
Mục tiêu phát triển ngành Thép đến năm 2010: Phát triển ngành thép trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu; đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
* Về cơ cấu đầu tư
Phát triển cân đối giữa hạ nguồn (cán, kéo, gia công sau cán) và thượng nguồn (khai thác quặng sắt, sản xuất phôi), từng bước tự đáp ứng về cơ bản phôi thép cho sản xuất cán, kéo. Kết hợp đa dạng hoá chủng loại, quy cách sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường với việc phát triển có chọn lọc, hợp lý một số sản phẩm thép chất lượng cao cho chế tạo cơ khí, đóng tàu, sản xuất ôtô và thép đặc biệt cho công nghiệp quốc phòng. Phát triển sản xuất thép và khai thác, sử dụng, nguồn tài nguyên trong nước (trước hết là quặng sắt) phải đảm bảo hợp lý, có hiệu quả.
* Về công nghệ
Sử dụng công nghệ hiện đại, tự động hoá ở mức cao, tiết kiệm, nguyên nhiên liệu, điện năng, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, để sản xuất được thép chất lượng cao, giá thành hạ, tăng năng suất lao động, đủ sức cạnh tranh với thép trong khu vực và quốc tế. Công nghệ lựa chọn đảm bảo bền lâu, linh hoạt (dễ nâng cấp,
hiện đại hoá khi cần thiết), thay thế công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả và tác động xấu đến môi trường.
* Huy động các nguồn vốn đầu tư
Huy động mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành, tranh thủ đầu tư nước ngoài một cách hợp lý( trước hết là công nghệ, thiết bị) đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất thép.
* Về phát triển nguồn nguyên liệu
Trong kế hoạch 5 năm 2001 2005 tập trung nghiên cứu để kết luận chắc chắn - và khoa học về trữ lượng thương mại, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn quặng sắt trong nước, trọng tâm là hai mỏ quặng sắt Quý Xa và Thạch Khê. Khai thác tối đa các mỏ quặng sắt nhỏ khác để sản xuất gang, tận thu nguồn thép phế liệu trong nước, đồng thời tìm nguồn nhập khẩu thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi thép bằng lò điện đạt hiệu quả.
* Về thị trường
Ngành thép làm chủ thị trường trong nước về chủng loại, chất lượng, quy cách các loại thép thông dụng, giá cả và tìm được thị trường xuất khẩu, từng bước đáp ứng dần nhu cầu về thép tấm, thép lá và thép đặc biệt phục vụ cơ khí chế tạo.
Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất thép trong nước đáp ứng được 75 80% nhu cầu - tiêu dùng thép trong nước, trong đó riêng Tổng công ty Thép Việt Nam( kể cả phần trong các liên doanh) chiếm tỷ trọng trên 50% về thép xây dựng và khoảng 70% về thép tấm, thép lá.
* Về phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng công tác đào tạo mới và đạo tạo lại đội ngũ kỹ sư luyện kim, cán bộ quản lý ngành, công nhân kỹ thuật lành nghề, đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành thép.
Các chỉ tiêu về công suất thiết kế các nhà máy thép (sản xuất phôi thép, cán thép và gia công thép)
Bảng 3.7
Các chỉ tiêu về công suất thiết kế các nhà máy cán thép
đến năm 2005 và 2010 (Nguồn: 11, trang 126)
Đến năm 2005 Đến năm 2010 Sản xuất phôi thép 1,5 triệu tấn/năm 1,8-2,0 triệu tấn/năm
- Cán thép 4,2 triệu tấn/năm 6,5 triệu tấn/năm
- Gia công sau cán 1,0 triệu tấn/năm 1,6 triệu tấn/năm
b) Các chỉ tiêu sản lượng
Bảng 3.8
Các chỉ tiêu về sản lượng năm 2005 và 2010
(Nguồn :11, trang 125)
Đến năm 2005 Đến năm 2010 - Phôi thép( thép thô) 1,2-1,4 triệu tấn/năm 1,8 triệu tấn/năm - Thép cán các loại 2,5-3,0 triệu tấn/năm 4,5-5,0 triệu tấn/năm - Sản phẩm gia công sau cán 0,6 triệu tấn/năm 1,2-1,5 triệu tấn/năm
* Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư phát triển ngành thép trong 10 năm ước tính khoảng 60.000 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2001 2005 khoảng 16.000 tỷ đồng- - Giai đoạn 2006 2010 khoảng 44.000 tỷ đồng-
* Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010
- Nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách, vốn ODA để xây dựng Quy hoạch phát triển ngành, các dự án trọng điểm, phát triển vùng nguyên liệu quặng sắt, chất trợ dung, đầu tư các công trình hạ tầng đối với các khu khai thác nguyên liệu, các nhà máy luyện kim mới quy mô lớn, các dự án xử lý môi trường, đầu tư cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.
- Cho phép các dự án phát triển thượng nguồn( khai thác quặng sắt, sản xuất phôi thép) được:
+ Vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo mức lãi suất ưu đãi(
3%/năm) như quy định tại quyết định số 05/2001/NQ CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 - của Chính Phủ. Thời gian vay vốn 12 năm, có 3 năm ân hạn.
+ Là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước.
+ Đối với các dự án có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ sẽ xem xét bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
+ Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang sản xuất phôi thép được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm( 2001-2005), coi đây là khoản ngân sách Nhà nước cấp cho doanh nghiệp để nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bổ sung vốn lưu động.
+ Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản xuất thép vào các thị trường có tiềm năng, đặc biệt là các nước láng giềng và khu vực. Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trong năm 2001, trình thủ tướng chính phủ chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm thép xây dựng.
* Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Thép Việt Nam - Xác định thứ tự ưu tiên, quy mô, địa điểm từng công trình đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu khoáng sản trong từng giai đoạn, hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án.
- Cập nhật kịp thời và thời sự hoá quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010, khi có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Tổ chức hệ thống thông tin để giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
* Các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quỹ hỗ trợ phát triển căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tìm
nguồn vốn trong và ngoài nước, kể cả vốn vay ưu đãi ODA và FDI, bố trí nguồn vốn và cho vay vốn theo kế hoạch hàng năm, đáp ứng nhu cầu đầu tư ngành Thép.
Ta thấy rằng triển vọng phát triển công nghiệp Gang thép của Việt Nam là vô cùng rộng lớn.
Mặt khác theo tiến trình của chiến lược công nghiệp hoá, dự tính mấy năm sắp tới nhu cầu về vật liệu thép xây dựng và vật liệu thép dân dụng khác sẽ xuất hiện một sự tăng trưởng rất lớn. Thép chất lượng của Công ty sản xuất lại có danh tiếng của thương hiệu TISCO sẽ mở rộng và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Nằm trong chiến lược chung của đất nước từ năm 2000 đến nay, Công ty đã và đang tiến hành cải tạo kỹ thuật giai đoạn I, xây dựng mới một lò cao 120m3 và lắp đồng bộ 1 máy thiêu kết 27m2, 1lò điện siwu công suất 30 tấn và đang xây dựng một nhà máy cán thép sợi tốc độ cao 30 vạn tấn/năm. Năng lực sản xuất luyện gang mỗi năm 15-20 vạn tấn/năm. Năng lực luyện thép và đúc liên tục khoảng 25 vạn tấn/năm. Trong khi năng lực cán thép 60 75 vạn tấn/năm. Trước mắt năng lực sản - xuất thép cán của công ty lớn hơn năng lực sản xuất luyện thép và đúc liên tục.
Vì vậy công ty đã và đang nghiên cứu dự án đầu tư “ Cải tạo và mở rộng sản xuất của công ty trong giai đoạn II”. Cuộc cải cách giai đoạn II của công ty nhằm vào việc áp dụng kỹ thuật và thiết bị tiên tiến, tin cậy, thích hợp, đạt tới trình độ tiên tiến ngang hàng với các công ty hàng đầu ở Trung Quốc, từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm của công ty sẽ có sức mạnh không những ở thị trường trong nước mà trên cả thị trường thế giới.
Công ty cần tiến hành đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, thiết bị để hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng.
Mục tiêu của dự án là:
- Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước, đồng thời huy động nguồn vốn ưu đãi trong nước và vốn ODA của
nước ngoài, đầu tư thiết bị mới công nghệ lò cao - lò thổi hiện đại để sản xuất thêm 50 vạn tấn phôi thép/ năm.
- Tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống CNVC của công ty, nâng khả năng cạnh tranh và góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ngành Thép
Mức đầu tư của dự án khoảng 2.724.391 triệu đồng.
Bên cạnh đó công ty còn tiếp tục thực hiện một số dự án: Dự án đầu tư mới 2 mỏ quặng sắt( Tiến Bộ, Linh Nham- Trại Cau) để có công suất 800.000 T/năm.
Khu vực Luyện gang sẽ đầu tư mới 1 lò cao 380 m3 sản lượng 41 vạn tấn/năm, 1 máy thiêu kết 27m2 sản lượng 251.000T/năm. Khu vực luyện thép: đầu tư mới Phân xưởng lò thổi gồm 1 lò LD 40 T/mẻ, công suất > 40 vạn tấn/năm, 2 máy đúc liên tục phôi vuông 120X120, 150X150 công suất 50 vạn tấn/năm, 1lò Mixer 600 tấn; đầu tư thêm 1 số thiết bị để nâng công suất lò điện 30 tấn cũ lên 120 tấn/năm(
thép lỏng). Khu vực cán thép: đầu tư nâng công suất Nhà máy Cán thép Lưu xá từ 120.000T/năm lên 150.000 T/năm, đầu tư thiết bị để chuyển mặt hàng sản xuất của Nhà máy LCT Gia Sàng từ thép thanh sang thép hình nhỏ công suất 150.000T/năm.
Hệ thống năng lượng sẽ đầu tư mới máy oxy 4500m3/h, hệ thống cung cấp điện, hệ thống nước tuần hoàn cho khu vực lò cao, Luyện thép, ôxy…
Cùng với việc triển khai các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, công ty đã và đang khẩn trương tổ chức đào tạo và đào tạo lại, không ngừng nâng cao chất lượng và trình độ đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu chuẩn hoá cán bộ công nhân viên. Đây được coi là giải pháp cơ bản để bồi dưỡng nguồn lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo thế và lực mới để công ty nâng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 công ty đề ra chỉ tiêu về luyện và cán thép như sau:
a.Luyện thép
Xưởng thép hiện nay với công suất là 250.000 tấn/ năm chưa đủ khả năng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy cán thép.
Nhưng với dự án xây dựng mở rộng giai đoạn II xưởng thép mới đi vào hoạt động với công suất thiết kế 500.000 tấn/ năm, năm 2006 xưởng này bắt đầu hoạt động và theo đúng nguyên tắc khi một nhà máy, hay xưởng sản xuất đi vào hoạt động không bao giờ cho sử dụng hết công suất và xưởng thép mới này cũng vậy chỉ sản xuất với công suất khoảng 400.000 tấn/ năm( năm 2006) còn những năm tiếp theo thì phát huy hết công suất là 500.000 tấn/ năm.
Vì vậy trong tương lai công suất của toàn nhà máy về luyện thép là 750.000 tấn / năm.
Bảng 3.9
Dự tính khả năng luyện thép (Nguồn :10, trang 126)
Đơn vị: ngàn tấn/ năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006-2015 Thuyết minh Năng lực Sản lượng
dự tính
Năng lực
Sản lượng dự tính
Năng lực
Sản lượng dự tính
2006 2015
Xưởng thép hiện có
250 250 250 250 250 250 250
Xưởng thép xây mới
500 400 500
Tổng cộng 250 250 250 250 750 650 750
b. Cán thép
Xưởng cán hiện nay với công suất là 330.000 tấn/ năm, với dự án mở rộng giai đoạn II xưởng cán sợi cao tốc mới sẽ đi vào hoạt động vào năm 2005 với công suất thiết kế là 400.000 tấn/ năm, nhưng khi mới đi vào hoạt động xưởng cũng chỉ sản xuất với công suất là 350.000 tấn/ năm. Từ năm 2006 đến năm 2014 xưởng này
phát huy hết công suất là 400.000 tấn/ năm. Nhưng đến năm 2015 sau một thời gian hoạt động Công ty sẽ tiếp tục đầu tư để nâng công suất thiết kế của xưởng này lên 600.000 tân/ năm và cho hoạt động hết công suất đó luôn.
Bảng 3.10
Dự tính khả năng cán thép (Nguồn: 10, trang 126)
Đơn vị: ngàn tấn/năm
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015
Thuyết minh
Năng lực
Sản lượng
Năng lực
Sản lượng dự tính
Năng Lực
Sản lượng dự tính
Năng lực
S.lượng dự tính Xưởng cán
hiện có
330 330 330 330 330 330 330 330
Xưởng cán sợi cao tốc xây mới
400 350 400 400 600 600
Tổng cộng 330 330 730 680 730 730 930 930
Bên cạnh những mục tiêu chính mà công ty đang tiến hành để cải tạo và nâng cấp nhà máy, công ty cần phải đầu tư mạnh vào hệ thống thông tin quản lý( HTTTQL)..
Nhìn lại HTTTQL hiện nay công ty đang sử dụng còn lạc hậu, không đồng bộ, mang tính thủ công chủ yếu chỉ giới hạn trong việc lập báo cáo theo quy định hơn là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy HTTTQL này không thể hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chiến lược, phát triển kinh doanh và hoàn toàn không thích hợp để cạnh tranh trong thị trường mở. HTTTQL là một phần rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai của công ty. Cần ứng dụng và tận dụng triệt để công nghệ thông tin(CNTT) vào HTTTQL. Hiện nay đa số các phòng ban đã được trang bị máy tính nhưng hầu như chỉ dừng lại ở việc gõ văn bản chưa phát huy hết công dụng của máy.
Cần mở lớp tại công ty hoặc cử cán bộ của công ty đi học những lớp về máy tính để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhất là các cán bộ chuyên viên