Chương II: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
3.1. Môi trường kinh doanh
3.1.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài
Do phải nhập khẩu phôi nên giá thép trong nước phụ thuộc vào giá phôi thép trên thế giới. Nhất là trong thời kỳ vừa qua do ảnh hưởng của thị trường thế giới làm cho giá thép lên xuống thất thường, ảnh hưởng tới ngành thép nói chung và các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép nói riêng.
Tháng 2/2004 giá thép xây dựng trên thị trường tăng lên mức 8.700.000đồng/tấn đến 8.800.000đồng/tấn- một mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Giải thích về nguyên nhân này, các doanh nghiệp cho rằng do giá phôi thép nhập khẩu đã lên tới 420 USD/tấn nên giá thép trong nước phải tăng theo. Nhưng thực tế có phải như vậy?
Theo phân tích của các nhà nhập khẩu thì thời gian để nhập khẩu một lô phôi thép về đến Việt Nam tính từ ngày ký hợp đồng phải mất 2 tháng. Do vậy thép xây dựng được cán và bán ra trên thị trường vào thời điểm này là sử dụng phôi thép nhập khẩu từ đầu tháng 12/2003. Lúc đó giá phôi thép trên thế giới mới ở mức 350 USD/tấn (CIF tại cảng Việt Nam). Theo tính toán thì giá phôi thép đã có thuế nhập khẩu(10%) và vận chuyển về đến tận các nhà máy chỉ ở mức 6.000.000đồng/tấn.
Chi phí cán (bao gồm cả lương lao động, dầu, điện…) mỗi tấn vào khoảng 750.000đồng-1.000.000 đồng. Như vậy giá thành một tấn thép vào khoảng
7.000.000 đồng. Giá thép rẻ nhất tại thời điểm này của Công ty Gang Thép Thái Nguyên 7.500.000 đồng/tấn. Nhưng nếu tính ra thì vẫn rất cao, bởi Gang Thép Thái Nguyên tự sản xuất được 50% phôi cho cán thép (theo tổng công ty thép Việt Nam, năm 2003 Gang Thép Thái Nguyên tự sản xuất được 250.000 tấn phôi/330.000 tấn thép). Giá thành một tấn phôi thép của Gang Thép Thái Nguyên chỉ khoảng 250 USD. Cộng với 30% phôi nhập khẩu mức giá 350 USD/tấn (thời điểm đầu tháng 12/2003), thì tính bình quân giá phôi của Gang Thép Thái Nguyên dưới 300 USD/tấn. Như vậy giá thép sản xuất ra của Gang Thép Thái Nguyên vào thời điểm này chưa đến 6.000.000đồng/tấn, trong khi đang bán ra là 8.000.000đồng/tấn?Còn với các công ty khác nhập khẩu 100% phôi thì như đã tính toán giá thép thành phẩm cũng chỉ trên 7.000.000đồng/tấn một chút, nhưng họ đã đồng loạt tranh thủ tăng lên 8.700.000đồng/tấn. Giá thép mà họ đang bán ra tương đương với giá phôi trên 400 USD/tấn. Còn giá phôi mà cách đây mấy ngày có doanh nghiệp ký 420 USD/ tấn thì phải 2 tháng sau mới cập cảng.
Bên cạnh đó tâm lý lo sợ thiếu thép đang được các cửa hàng bán thép lợi dụng thổi phồng quá đáng. Qua khảo sát ở một số cửa hàng tại Hà Nội, đến đâu cũng được người bán cho biết sẽ không đủ thép bán. Lý do được họ đưa ra rất đáng
“ tin cậy” là vì giá phôi tăng cao các doanh nghiệp sẽ hạn chế nhập khẩu tránh bị thua lỗ và chỉ tính giá bán theo ngày chứ không có một bảng giá áp dụng lâu dài được niêm yết như mọi khi.
Giá thép bán mỗi nơi mỗi khác. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện tượng đầu cơ thép xây dựng đã xuất hiện trong thời gian qua. Có nhiều khách hàng mua thép với số lượng lớn và đợi đến bây giờ giá cao mới tung ra bán để kiếm lời, vì vậy cũng làm cho thị trường thép thêm phần phức tạp.
Nhà nước cũng cần những biện pháp để chống đầu cơ, làm ảnh hưởng xấu đến thị trường.
Cũng theo Hiệp hội Thép Việt Nam, kế hoạch nhập khẩu( đã ký hợp đồng) và sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp trong tháng 12/2003 và tháng 1,2,3/2004 là
711.644 tấn phôi, đủ đảm bảo cung cấp cho thị trường quý I năm 2004, không có chuyện thiếu thép.
Sau cơn “sốt” thép vào tháng 2 vừa qua, giá thép lại dần giảm xuống. Đến cuối tháng 4 giá thép xây dựng trong nước giảm xuống còn 8.200đồng/kg- 8.500đồng/kg. Trong thời gian qua, giá thép đã giảm 200.000 - 300.000đồng/tấn
Giá phôi thép trên thị trường thế giới cũng đang giảm từ 470 USD/tấn vào tháng 2/2004 xuống còn 440 USD - 430 USD/tấn hiện nay. Bên cạnh đó giá thép phế, nguồn nguyên liệu để sản xuất phôi đã có dấu hiệu giảm trên hầu khắp mọi thị trường do sức mua giảm.
Nguyên nhân giá thép và phôi trên thị trường thế giới giảm, theo phân tích là do Trung Quốc( nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới với sản lượng 257 triệu tấn vào năm nay) giảm nhập khẩu phôi. Hiện nay nhu cầu phôi tại thị trường nội địa Trung Quốc đã giảm và lượng tồn kho cao. Trung Quốc đang phải tái xuất phôi thép đã nhập trước đó sang các nước Đông Á với mức giá thấp hơn giá phôi từ nguồn biển Đen và Viễn Đông. Giá phôi mà Trung Quốc tái xuất chỉ khoảng 400 USD – 424 USD/tấn.
Diễn biến trên thị trường Trung Quốc đã kéo theo phản ứng tương tự từ các quốc gia khác. Sức mua tại khu vực Đông Á đã giảm rõ rệt do dự đoán giá cả sẽ còn tiếp tục giảm và các khách hàng đang ngừng nhập khẩu để nghe ngóng. Hiện các đơn chào không tìm được khách hàng mua trong thời gian này mặc dù giá đã giảm.
Nhu cầu thép phế tại Trung Quốc và Hàn Quốc giảm nhiều. Theo tính toán năm 2004 Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 10 triệu tấn thép phế, nhưng lượng thép phế nhập khẩu về trong tháng 3/2004 chỉ trên 500.000 tấn trong khi các tháng trước mỗi tháng gần 800.000 tấn.
Sức mua yếu đã gây sức ép lên giá cước vận chuyển. Cước vận chuyển phôi thép từ biển Đen đi đã giảm từ 2-3USD/tấn.
Dự báo thị trường Trung Quốc sẽ không hút hàng như trước trong khoảng 2 tháng nữa. Giá thép phế sẽ tiếp tục giảm khoảng 10-20 USD so với hiện tại. Những tác động này sẽ làm cho giá thép còn giảm nhẹ.
Với thị trường trong nước thì bên cạnh những nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân nữa làm giá thép giảm là do thép thành phẩm đang về nhiều trong thời gian này.
Cuối tháng 4/2004 giá thép xây dựng trong nước giảm xuống ở mức 8.200đồng/kg 8.500đồng/kg.-
Trong quý I năm 2004 lượng thép tiêu thụ của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội thép là 515.381tấn, sản xuất đạt 576.807 tấn. Lượng tồn kho thép còn 154.095 tấn và tồn kho phôi là 235.869 tấn.
Giá thép không chỉ dừng lại ở mức đó mà tiếp tục giảm xuống. Theo Hiệp hội thép Việt Nam, vào giữa tháng 5/2004 giá phôi thép và thép của Trung Quốc chào bán giảm xuống rất thấp, phôi chỉ còn 316 USD/tấn, thép khoảng 6,8 triệu đồng/tấn.
Dưới tác động này, giá thép của các doanh nghiệp trong nước cũng giảm mạnh. Hiện mỗi tấn thép cuộn của công ty Gang Thép Thái Nguyên bán ra còn 7,35 triệu đồng, giảm 500.000 đồng, thép Hoà Phát 7,45 triệu đồng, giảm hơn 200.000 đồng, thép Miền nam 7,84 triệu đồng, giảm 260.000 đồng.
Giá bán lẻ trên thị trường miền Bắc đang phổ biến ở mức 7,7 triệu - 8,2 triệu đồng/tấn, miền Nam thép cây 7,9 triệu- 8 triệu đồng/tấn, thép cuộn khoảng 8,1 triệu đồng/tấn…
Giá bán này tương đương với giá phôi thép nhập khẩu 340-350USD/tấn.
Theo Hiệp hội thép, các doanh nghiệp sản xuất thép đang bị thua lỗ khoảng 1 triệu đồng/tấn, thép bán ra do phải sử dụng phôi nhập khẩu giá cao từ lúc 420 USD/tấn. Hiện nay các doanh nghiệp đang đẩy mạnh tiến độ nhập khẩu phôi (vì giá phôi thời điểm này khá thấp), đưa vào sản xuất cùng với phôi giá cao trước kia nhằm làm giảm giá thành để giảm giá bán.( Nguồn 13, trang 125)
Tình hình tiêu thụ mấy năm lại đây về thép ở các khu vực( quốc gia) trên thế giới như sau.
Bảng 3.1
Tình hình tiêu thụ thép trên thế giới những năm gần đây (Nguồn:10, trang 125)
Quốc gia hoặc khu vực
1999 (1000T)
2000 (1000T)
2001 (1000T) Đại lục Trung quốc 133.800 137.000 147.000 Nhật Bản 68.900 73.800 73.300 Hàn Quốc 34.000 38.600 40.400 Tỉnh Đài LoanT.Quốc 20.400 21.600 22.500 Các nơi khác ở Châu Á 56.500 61.600 62.300 Tổng cộng Châu Á 310.600 61.200 345.500 Khu mậu dịch tự do Bắc
Mỹ
137.800 332.200 143.700 Trung Mỹ: Hoa Kỳ 110.700 144.200 114.800
Brazin 14.100 114.900 16.800
Cộng cả Nam Mỹ 24.700 15.800 29.000
15 nước liên minh Châu Âu
138.000 27.400 144.800
Các nơi khác ở Châu Âu 31.800 144.200 35.400
Các nước SNG 31.300 33.700 32.800
Trong đó: Nước Nga 16.900 32.400 18.000 Ôxtrâylia và NiuDiLân 6.700 17.700 6.000
Châu Phi 14 800. 6.300 15.600
Trung Đông 15.100 15.300 16.400
Tổng cộng toàn thế giới 710.900 16.200 769.200
Từ bảng 3.1 ta có thể thấy rằng, toàn bộ lượng tiêu thụ của thép hiện nay ở khu vực Châu Á chiếm 40% lượng tiêu thụ thép trên thế giới, đến năm 2005 sẽ vượt quá 45%, chiếm địa vị trọng yếu trong thị trường thép thế giới.
Các nơi khác hoặc các nước Châu Á( trừ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, kinh tế đang từng bước đi lên, lại hiện rõ tình thế tăng trưởng. Sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng và ngành chế tạo máy đã tạo nên sự thúc đẩy rất lớn đối với sự tăng nhu cầu thép ở các vùng.
Năm 2000 ở các nước và khu vực trên thế giới có nhu cầu về vật liệu thép chủ yếu, đã xuất hiện trở lại xu thế tăng vọt về nhu cầu thép, lượng thép tiêu thụ trên thế giới năm 2000 là đạt 752.000.000 tấn, so với năm 1999 tăng 5,8%. Đến năm 2004 lượng thép tiêu thụ trên thế giới đạt 910.000.000 tấn.
Ngoài ra, theo Hiệp hội xuất khẩu Thép Nhật Bản: năm 2002 lượng tiêu thụ thép thô của Inđonêxia tăng 12,8%, Malayxia tăng 8%, Việt Nam tăng 9%, Thái Lan giảm 2,6%, Mianma tăng 11,5%, Philippin tăng 1,3%.
Tuy nhiên hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu có giảm xuống, nhưng tổ chức Hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đoàn kết đã xem triển vọng kinh tế khu vực Châu Á, đặc biệt là triển vọng kinh tế của các nước công nghiệp mới hưng thịnh của Châu Á là tốt đẹp.
Từ sự phát triển mà xem xét thì khu vực Đông Nam Á lần nữa lại trở thành khu vực sôi động nhất trong nền kinh tế toàn cầu, đó chỉ còn là vấn đề thời gian.
Trong dự tính tiêu hao thép trung kỳ ở các khu vực thế giới của Hiệp hội gang thép quốc tế, các nơi khác của Châu Á( trừ Trung Quốc và Nhật Bản) có tỷ lệ tăng trưởng năm là 3,2 %, chỉ đứng sau khu vực Nam Mỹ, đứng hàng thứ 2 trên thế giới .
Ngày 14/09/2001, 10 nước ASEAN đã ký “Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung khu vực đầu tư của ASEAN”. Căn cứ Nghị định thư này, ASEAN sẽ rút ngắn rất lớn kỳ hạn xoá bỏ danh mục bảo hộ tạm thời trong lĩnh vực sản xuất chế tạo của các nước thành viên. Điều đó có nghĩa là ASEAN tăng nhanh bước đi mở cửa khu vực, đang tích cực thu hút đầu tư của nước ngoài, thúc đẩy phát triển khu vực.
Các nước sản xuất thép chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là Inđônêxia, Malayxia và Thái Lan, sự tăng trưởng sản lượng thép của các nước này chủ yếu từ các Xí nghiệp liên doanh xây dựng với Nhật Bản, Hàn Quốc và tỉnh Đài Loan Trung Quốc. Sản lượng thép 2002 của 3 nước này khoảng 9.400.000tấn
(Inđônexia:3.100.000 tấn, Malayxia:4.100.000 tấn, Thái Lan: 2.200.000 tấn). Căn cứ vào quy hoạch phát triển Gang Thép của họ, sản lượng thép năm 2005 của 3 nước có thể đạt 10.000.000 tấn. Trong những năm tiếp theo sản lượng thép ở khu vực Đông Nam á còn tiếp tục tăng mạnh.
Ngành công nghiệp Gang thép Việt Nam mấy năm gần đây cũng có bước phát triển tương đối lớn, năng lực cán thép hiện nay là 4.270.000 tấn/năm, chủ yếu là thép xây dựng, sản lượng thực tế năm 2003 là 2.700.000 tấn.
Trang bị của ngành gang thép ở đại bộ phận các nước Đông Nam Á tương đối lạc hậu, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, cần phải cải tiến kỹ thuật luyện cán thép.
Một số nước chủ yếu dựa vào phôi thép và thỏi thép nhập khẩu để sản xuất vật liệu thép. Sự bất ổn về nguồn nguyên liệu và giá cả ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, giá thành và tiêu thụ thép.
Trình độ trang bị để sản xuất thép cây của các nước Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia khá cao, giá thành sản phẩm tương đối thấp. Công ty Gang thép nói riêng và các doanh nghiệp thuộc ngành thép nói chung cần phải cải tiến kỹ thuật luyện thép.