Tình hình sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gang thép Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược sản xuất kinh doanh của công ty gang thép thái nguyên đến năm 2015 (Trang 45 - 55)

Chương II: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gang thép Thái Nguyên

* Từ năm 1996 đến đầu năm 1999

Phương hướng nhiệm vụ của giai đoạn 1996 2000, mục tiêu tổng quát: “ Tiếp - tục đổi mới cơ chế quản lý, từng bước đầu tư chiều sâu theo hướng Hiện đại hoá công nghệ truyền thống”. Đa dạng hoá sản xuất và mặt hàng, phát huy hiệu quả sản xuất các cơ sở hiện có, nâng cao năng lực đội ngũ, tạo nhiều việc làm, đời sống từng bước được cải thiện.

Giữ vững ổn định chính trị. Phấn đấu đến năm 2000 đạt số lượng 25 vạn tấn thép cán.

Để đạt mục tiêu có một số giải pháp

- Đặc biệt chú ý đầu tư cho công tác nguyên liệu, coi là một trọng điểm từng bước bảo đảm nguồn phôi tại chỗ

- Gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm

- Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các biện pháp quản lý kỹ thuật - đều nhằm mục tiêu giảm giá thành, nâng chất lượng và chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường

- Tiến hành mạnh mẽ việc phân cấp và quản lý tài chính chặt chẽ

- Tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, gắn tiền lương và thu nhập của CNVC tương ứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Chú trọng tìm việc làm cho CNVC, cải thiện điều kiện làm việc và từng bước nâng cao đời sống CNVC.

Nhưng thực tế từ năm 1996 sản xuất kinh doanh đã khó khăn và ngày càng khó khăn hơn do thị trường biến đổi thất thường, sản phẩm bị cạnh tranh quyết liệt với thép nhập và thép liên doanh, trong điều kiện của công ty sản xuất theo công

nghệ truyền thống, thiết bị cũ, trình độ thấp chưa được nâng cao, chỉ tiêu, tiêu hao vật tư, nguyên liệu còn ở mức cao cho nên trong khi bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực từ năm 1998 thì sản xuất thép từ nguyên liệu trong nước khó cạnh tranh được.

*Diễn biến tình hình sản xuất năm 1998

- Từ tháng 1 5: Tiêu thụ tốt, giá cao, nhưng thiếu phôi thỏi, nhiều đơn đặt - hàng không thực hiện được nhưng vẫn đạt nhiều chỉ tiêu của kế hoạch, tăng so với cùng kỳ năm 1997. Riêng thép cán đạt 10 vạn tấn, vượt kế hoạch ban đầu 2%, tăng 20% so với cùng kỳ năm 1997

- Từ cuối tháng 5 đến hết năm, tiêu thụ sản phẩm ngày càng chậm lại. Đến quý II công ty đã ký hợp đồng mua phôi với hy vọng quý 3 sản xuất tiêu thụ tốt hơn, nhưng khi phôi về hàng không bán được nên tồn đọng thép cán và phôi với số lượng lớn. Cũng từ tháng 7/1998 trở đi giá phôi thép nhập khẩu và giá bán sản phẩm tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh, sản xuất thép thỏi từ thép phế và gang lò cao không thể cạnh tranh được vì giá thành cao hơn giá phôi nhập khẩu. Đồng thời do chưa lường hết mức độ khó khăn, biến động thị trường thép. Do đó sản xuất và tiêu thụ thép của công ty bị động; chỉ đạo sản xuất còn biểu hiện thiếu nhạy bén linh hoạt, thiếu tập trung để phát huy hiệu quả mà còn mang tính điều hoà việc làm và còn biểu hiện bao cấp nhất là quản lý đầu vào. Kỷ cương trong quản lý chưa nghiêm, còn nhiều vi phạm. Một số ít cán bộ đã cố ý lợi dụng để mưu lợi cá nhân, cục bộ, gây thất thoát về kinh tế và giảm lòng tin của CNVC.

Trong tiêu thụ sản phẩm thép của Công ty bị cạnh tranh gay gắt, giá thành cao, thị trường bị thu hẹp, cơ chế tiêu thụ kém năng động, chưa hấp dẫn khách hàng.

Trong khi đó vốn lưu động được sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản nhiều làm cho vốn sản xuất kinh doanh đã thiếu lại càng thiếu thêm. Do đó phải vay nhiều, lãi - suất ngân hàng tăng, tài chính căng thẳng.Vì vậy Công ty rơi vào thế sản xuất thua lỗ khó tránh khỏi, Công ty phải điều chỉnh kế hoạch xuống còn 170.000 tấn, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp cấp bách như giảm nhịp độ sản xuất xuống 50%, một bộ phận công nhân thiếu việc làm, giảm dự trù vật tư, tăng cường tiết kiệm, giảm

lương. Sản phẩm ứ đọng nhiều làm cho tài chính vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn gay gắt.

- Đội ngũ quá đông, bộ máy cồng kềnh, số lao động /tấn thép quá cao làm hạn chế sức cạnh tranh. Công tác tài chính lại sản xuất, sắp xếp lại lao động nhiều năm qua chưa làm được vì có tâm lý ngại đụng chạm đến tình cảm và con người.

Do đó, việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty đã không đạt yêu cầu đề ra: Ước tính

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 94,2%

- Tổng doanh thu tiêu thụ đạt 93,7%

- Các chỉ tiêu : Sản xuất gang lò cao, thép cán, thép thỏi, than mỡ, thu mua thép phế đều không đạt kết quả( thép cán đạt: 163.268 tấn/170.000tấn kế hoạch điều chỉnh bằng 96,05%)

Mục tiêu đề ra từ đầu năm là sản xuất 19 vạn tấn thép cán, bảo đảm có lãi không thực hiện được, hiệu quả sản xuất kinh doanh bị lỗ 25 tỷ 950 triệu đồng

- Thu nhập bình quân của CNVC 645.146 đồng/ người/tháng không đạt chỉ tiêu do Đại hội công nhân viên chức đề ra.

Nhịp độ sản xuất của công ty không tăng lên mà giảm xuống sau hàng năm.

Cụ thể:

+ Năm 1996 sản xuất thép cán đạt: 188.636 tấn.

+ Năm 1997 sản xuất thép cán đạt: 177.921 tấn.

+ Năm 1998 sản xuất thép cán đạt: 163.288 tấn

Kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm 1996 và 1997 hoà vốn. Năm 1998 hạch toán cả năm lỗ 25 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 1999 lỗ 1,380 tỷ đồng.

* Những khuyết điểm tồn tại cần khắc phục - Cần khắc phục những thiếu sót chủ quan.

- Hạn chế hơn nữa những lượng vật tư, nguyên liệu dự trữ để không ảnh hưởng tới vốn( do vốn thiếu Công ty phải đi vay tới 70%, trả lãi vay lớn).

- Chưa làm tốt công tác quản lý đầu vào thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành…

- Công tác, sắp xếp lại sản xuất và quản lý làm còn chậm...

- Nhiều sơ hở trong quản lý gây lãng phí, thất thoát

- Trong trường hợp quy định, chế độ quản lý của Nhà nước, trong thực hiện luật lao động, trong lưu trình quản lý cũng như các quy chế của Công ty còn có những sai sót như dự toán không chính xác, làm thủ tục không đầy đủ, lưu trình các công việc chưa hợp lý, các sai sót nghiệp vụ tiếp tục xảy ra.

*Giai đoạn 1999-2003: nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên và địa phương, phát huy nội lực, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý doanh nghiệp, sản xuất tăng trưởng và có lãi.

Trước tình hình khó khăn về vốn, tiêu thụ sản phẩm chậm, một số cơ sở phải giảm nhịp độ sản xuất, số CNVC nghỉ chờ việc tăng. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên và quán triệt tư tưởng định hướng nói trên của Đảng uỷ Công ty, ngay từ đầu năm 1999, tổng giám đốc Công ty đã có một số giải pháp cấp bách để khắc phục, duy trì sản xuất như: tập trung thu mua thép phế để tăng sản lượng phôi thỏi tự sản xuất, tạm ngừng ký hợp đồng cán gia công cho khách hàng ngoài, tạm ngừng nhập vật tư, thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng vốn đúng mục đích và tiết kiệm, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tạm dừng việc tuyển dụng lao động và thành lập ban chỉ đạo thực hiện các luật thuế.

* Mục tiêu cơ bản của năm 1999: Sản xuất kinh doanh đảm bảo hoà vốn, nghĩa vụ với Nhà nước hoàn thành giữ vững ổn định chính trị và đời sống của người lao động, tạo được sự tiến bộ bước đầu trong công tác tổ chức sản xuất, quản lý và điều hành.

Được sự giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, sự tạo điều kiện, giúp đỡ trực tiếp của công ty tập đoàn Gang Thép Hàm Đan( Trung Quốc), dự án đầu tư và mở rộng sản xuất Gang thép Thái Nguyên đã được khởi công ngày 21/11/2000

Sau1 năm nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, kỹ thuật chuyên gia, công nhân công ty, tập đoàn Gang thép Hàm Đan và Công ty Gang Thép Thái Nguyên cùng với các nhà thầu khác đã hoàn thành toàn bộ các công trình của dự án đúng tiến độ

và chính thức đi vào hoạt động. Đây là hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại có trình độ tự động hoá cao, thay thế công nghệ cũ và lạc hậu. Dự án hoàn thành sẽ sản xuất 240.000 tấn phôi thép/năm bằng nguyên liệu trong nước là chủ yếu.

Công tác đổi mới quản lý doanh nghiệp được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến tích cực. Đến 31/12/2001 số đơn vị thành viên giảm từ 29 xuống 19 đơn vị, từ 16 phòng, ban cấp công ty còn 10 phòng và 3 chi nhánh, số lao động từ trên 13.000 người( đầu 1999) nay còn 9.002 người. Đời sống CNVC tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân đạt gần 1.000.000 đồng/ người/tháng tăng 9% so với năm 2000

Kết thúc năm 2002 Hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch sản xuất : kinh doanh, hiệu quả cao hơn năm trước.

Công tác đầu tư phát triển được chỉ đạo chặt chẽ, bảo đảm tiến độ + Dự án đầu tư giai đoạn I, mở rộng sản xuất đã được nghiệm thu

+ Công ty đã ban hành mô hình mẫu về tổ chức bộ máy ở các đơn vị thành viên qua đó các đơn vị sắp xếp lại đã giảm 31 phòng, ban và 4 phân xưởng, đội sản xuất

- Các mặt đời sống xã hội được nâng lên 1 bước cả về vật chất và tinh thần, CNVN có việc làm thu nhập tăng đáng kể( bình quân 1.450.000đồng/người/tháng tăng 45% so với năm 2001 và tăng 61% so với đại hội công nhân viên chức đề ra).Các hoạt động văn hoá thể thao, tham quan nghỉ mát, chăm sóc sức khoẻ được duy trì và phát triển. Đặc biệt công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp các công trình văn hoá, thể thao, phong trào văn hoá quần chúng, tham quan, nghỉ mát trong nước và nước ngoài.

Từ khi tiếp cận cơ chế quản lý mới, cùng với việc mở rộng thị trường trong nước, công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, sản phẩm thép của công ty đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ, công nhân viên đi các nước tham quan, khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tìm hiểu công nghệ mới, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường nhập thiết bị, nguyên vật liệu…Ngược lại các đoàn khách nước ngoài đến thăm, làm việc, ký kết hoạt động kinh tế, tham gia đấu thầu công trình, thiết bị với

công ty cũng ngày càng đông. Từ năm 2000-2002 đã có 99 đoàn khách thuộc các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ý…

* Tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2003

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường( Quý I, giá phôi thép, thép phế nhập khấu tăng làm cho giá thép lên cao, thị trường sôi động. Quý II, giá phôi nhập liên tục giảm, giá thép cũng giảm theo, thị trường tiêu thụ thép chững lại, công ty đã phải giảm tái sản xuất ở một số đơn vị), lãnh đạo công ty có nhiều biện pháp nhanh nhạy, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh, vừa tăng sản lượng tiêu thụ vừa chống đầu cơ tăng giá, góp phần điều tiết bình ổn thị trường thép khi giá thép tăng đột biến trong quý I, vừa có những điều chỉnh cơ chế tiêu thụ và giá cả hợp lý để thúc đẩy tiêu thụ đồng thời cân đối kế hoạch sản xuất phù hợp khi thị trường tiêu thụ thép gặp khó khăn trong quý II.

Mặc dù quý II thị trường tiêu thụ thép gặp khó khăn, một số đơn vị sản xuất phải giảm tải nhưng nhìn chung 6 tháng đầu năm, công ty vẫn duy trì sản xuất và tiêu thụ ổn định, sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống CNVC được bảo đảm

Tính trong cả nước Công ty Gang thép Thái Nguyên một trong số ít công ty tự sản xuất được 50% phôi, còn lại hầu hết các doanh nghiệp khác đều phải nhập khẩu 100% phôi từ nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10/2003 giá thành sản phẩm của công ty là 5.300 đồng/kg, bán ra ở mức 5.800 đồng/kg, có lãi và đang chạy hết công suất mà không đủ thép bán.

Còn các doanh nghiệp phụ thuộc 100% vào nguồn phôi nhập khẩu, theo tính toán giá bán thép phải ở mức 6.100 đồng mới ở mức hoà vốn. Nhưng họ lại phải bán mức 5.800 đồng/kg thua lỗ ít nhất 300 đồng/kg.

- Ước tính

+ Về sản xuất kinh doanh đời sống xã hội -

- Thép cán sản xuất đạt: 166.564 tấn = 52% kế hoạch năm, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2002

- Thép cán tiêu thụ: 156.015 tấn = 49% kế hoạch năm, tăng 5% so với cùng kỳ 2002

- Doanh thu: 941.391 triệu đồng, tăng 65% so với cùng kỳ 2002 - Nộp Ngân sách: 22.646 triệu đồng, tăng 43% so với cùng kỳ 2002 - Hiệu quả sản xuất kinh doanh: lãi 8.009 triệu đồng

- Thu nhập bình quân của CNVC đạt 2.113.110 đồng/người/tháng, tăng 76%

so với đại hội CNVC.

+ Về thực hiện các dự án đầu tư

- Dự án đầu tư mới Nhà máy cán thép Thái nguyên 300.000tấn/năm nhằm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm: tuy công ty đã có nhiều cố gắng nhưng tiến độ thực hiện vẫn chậm do trượt giá ảnh hưởng tới một số gói thầu phải xin điều chỉnh giá.

- Dự án mỏ sắt Ngườm Cháng( Cao Bằng đã hoàn thành cơ bản việc đền bù giải phóng mặt bằng và đang xây dựng cơ sở vật chất cho mỏ.

- Dự án đầu tư giai đoạn II đã hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình các cấp phê duyệt.

*Đánh giá tình hình hoạt động của công ty từ năm 2000-2005

- Một số dự án đầu tư thực hiện chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.

- Việc cổ phần hoá doanh nghiệp tiến hành chậm do phụ thuộc vào các cơ quan quản lý cấp trên.

- Một số đơn vị, chi nhánh chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, thu hồi công nợ, về hợp đồng kinh tế, các quy định về giá bán của công ty.

- Đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới như: Thép SD390, SD490, SS60, GS460, Góc 130x150, U160, I160…

+ Về quản lý:

- Từ 29 đơn vị thành viên, 16 phòng ban đến tháng 6/2003 còn 20 đơn vị thành viên, 10 phòng, ban và 5 chi nhánh.

- Số lao động giảm từ 10.681 người( tháng 9/2000) đến 6/2003 còn 8787 người (Nguồn:12, trang 126)

Bảng 2.1

Kết quả sản xuất kinh doanh từ 1999-2003

Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003

GTSXCN Tr.đ 656.634 756.861 983.861 1.194.000 1.426.910 Thép cán sx T 146.203 166.374 235.329 285.822 337.821 Tổng doanh thu Tr.đ 762.000 900.206 1.160.000 1.461.000 2.150.194 Nộp ngân sách Tr.đ 22.381 19.992 23.711 38.000 45.773 Lợi nhuận Tr.đ +150 +3.500 +5.572 +15.826 +18.564

Lao động bình quân Người 12.326 10.992 9.100 8.995 9.128 TNBQ 1CNVC/tháng đ 573.314 880.000 1.000.000 1.450.000 2.165.901

Để nhìn rõ hơn ta sẽ biểu biễn các chỉ tiêu này trên đồ thị :

1999 2000 2002 2001 2003 0

500000 1000000 1500000 2000000 2500000

Năm (tr đ )

Gía trị SXCN Tổng doanh thu

Hình 2.2:Giá trị sản xuất công nghiệp và tổng doanh thu

Hình 2.3:Lợi nhu n &ậ nộp ngân sách

1999 2000 2001 2002 2003 0

10000 20000 30000 40000 50000

N mă (trđ)

Nộp ngân sách L i nhu n ợ ậ

2003 2002

2001 2000

0 1999 100000 200000 300000 400000

N mă T nấ

Hình 2.4:Sản lượng thép cán sản xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược sản xuất kinh doanh của công ty gang thép thái nguyên đến năm 2015 (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)