Chương II: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
2.4. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu
Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp
Cấu trúc nhà máy hiện nay có thể đủ cung cấp khoảng 50% nhu cầu phôi thép cần thiết cho nhu cầu cán thép. Thậm chí ngay cả khi có nhà máy luyện thép và gang mới, kết hợp với các phương pháp sản xuất đã được cải tiến cũng không thể tăng đáng kể nguồn phôi thép sản xuất. Vì thế dự kiến vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn phôi thép nhập khẩu trong tương lai.
Các nhà máy của TISCO phần lớn ở trong tình trạng lạc hậu và hoạt động không hiệu quả sẽ không có khả năng tồn tại nếu như hoạt động trong môi trường kinh doanh tự do với mức bảo hộ thuế quan thấp và không có các rào cản nhập ngành, và không có những khoản tài trợ ưu đãi đối với các nhà máy cán mới và các dự án mở rộng, nâng cấp cần thiết.
Cấu trúc quy trình của nhà máy không cân đối
- Nhà máy than cốc không đủ cung ứng cho cả 2 lò cao
- Nhà máy thiêu kết đủ cung ứng cho 2 lò cao nhưng thực tế có thể chỉ cung cấp cho một lò.
Tuy nhiên vấn đề quan trọng và trọng tâm nhất hiện nay là nhà máy có các quy trình sản xuất không cân đối trầm trọng kéo dài trong nhiều thập niên qua. Công suất sản xuất không khớp với nhau và không hiệu quả; đơn cử như công suất lò cao(
luyện gang) vượt quá công suất lò điện EAF (luyện thép) và hơn nữa công suất sản xuất của lò điện còn hạn chế nên công suất sản xuất phôi thép của TISCO không đủ cho công suất hoạt động của nhà máy cán thép.
Đưa vào sử dụng lò cao thứ 2 làm tăng đáng kể sản lượng gang thỏi, nhưng chỉ với một lò điện EAF 30 tấn, sản lượng thép lỏng sẽ thấp hơn 150.000 tấn/năm( và còn thấp hơn khi cán thành phôi thép). Khi so sánh với nhu cầu phôi thép hơn 450.000 tấn trong năm 2005 rõ ràng phôi thép sẽ thiếu đáng kể.
* Nhà máy có quy mô nhỏ so với thế giới
- Nhà máy có quy mô nhỏ không có nghĩa là không hiệu quả (một số lò cao 200 400m3 ở Ấn Độ đạt hiệu quả cao nhất thế giới), nhà máy TISCO thuộc loại có quy mô nhỏ nhất trên thế giới. Đặc biệt nhà máy thiêu kết 27m3 quá nhỏ đến nỗi viền lò cũng làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động.
* Quy trình luyện thép khó kiểm soát
- Việc sử dụng lượng lớn gang lỏng cho lò điện khiến các cơ sở luyện thép tạo ra nhiều khó khăn cho việc kiểm soát. Kế hoạch nâng mức sử dụng gang lỏng lên 50% là một vấn đề cần xem xét lại đặc biệt trong hoạt động yếu kém của hệ thống hút khói của lò.
- Nếu khâu luyện thép vẫn tiếp tục sử dụng lượng lớn gang lỏng, việc lắp đặt lò thổi ôxi với chi phí đầu tư lớn cũng là một giải pháp. Nhà máy có thể sử dụng lượng lớn gang lỏng và không phụ thuộc nhiều vào thép phế. Tuy nhiên, lò thổi ôxi 90 tấn( có thể loại lò nhỏ nhất) sử dụng 85% gang lỏng và 15% thép phế sẽ tiêu thụ khoảng 50m3 ôxi/ tấn và thời gian luyện một mẻ là 35 phút. Trong trường hợp này, năng suất thép hàng năm có thể đạt hơn 1 triệu tấn/năm lại vượt quá xa nhu cầu của - TISCO.
Về nguyên vật liệu, luyện gang, luyện thép
Hiện TISCO có 1 số điểm yếu kém liên quan đến quy trình hoạt động chính.
Ngoài ra còn 1 số vấn đề dưới đây:
- Không có lợi thế cạnh tranh về nguyên vật liệu - Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu là vấn đề khó khăn hiện nay của TISCO và trong những năm tới sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Nguồn quặng sắt hiện nay sẽ cạn kiệt trong vòng 5 năm tới và mặc dù đã xác định được một số nguồn quặng sắt tiềm năng mới, nhưng công việc khai thác vẫn chưa bắt đầu. Nguồn quặng sắt không có chất lượng cao và nguồn cung ứng hiện tại hạn chế và có tuổi thọ ngắn.
Ngoài ra còn có khó khăn về nguồn cung ứng than cốc; lò luyện than cốc hoạt động kém, năng suất giảm cần phải xây dựng lại hoàn toàn, các chương trình phát triển theo kế hoạch còn quá ít, quá muộn do đó không thể tránh được việc thiếu nguyên liệu than cốc để sản xuất khi đưa vào hoạt động lò thứ hai. Ta biết rằng hiện Công ty vẫn đang nhập than cốc từ Trung Quốc cho nhu cầu sử dụng trong nước nhưng ngành luyện thép Trung Quốc cũng đang phát triển rất nhanh nên có thể không đủ nguyên liệu than cốc để dùng trong những năm tới.
Nguồn than trong nước có nồng độ lưu huỳnh cao và thường phải pha trộn thêm tỷ lệ tương đương than nhập khẩu.
Thép phế trong nước có chất lượng thấp, không đủ nhu cầu và giá cao. Thép phế nhập khẩu mặc dù có chất lượng tốt hơn nhưng lại đắt.
Các điểm đặc biệt liên quan đến vấn đề này như sau:
+ Quặng sắt
Nguồn quặng sắt hiện nay gần cạn kiệt và mặc dù hiện đã có các nguồn quặng khác, TISCO cần bắt đầu ngay việc khai thác nếu muốn tiếp tục luyện thép lâu dài.
Cần khoan thăm dò để ước tính trữ lượng và chất lượng quặng. Đội ngũ nhân viên luyện thép, khai thác mỏ và địa chất phải phối hợp làm việc chặt chẽ để thiết lập được tỷ lệ quặng cục( quặng cám) tối ưu để đảm bảo đủ cung cấp cho nhà máy thiêu kết và lò cao.
Nhiều mỏ quặng lớn có hàm lượng phốt pho hoặc lưu huỳnh cao và có thể cần thử nghiệm việc tuyển quặng để lập sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp.
Nếu nhà máy tuyển quặng hiện đại được duy trì thì cần phải có vốn để cải tạo nhà xưởng, nâng cấp trang thiết bị máy móc.
+ Than cốc
Nhà máy luyện than cốc hiện nay trong tình trạng hư hỏng, cần sửa chữa và chẳng bao lâu nữa có thể sẽ không hoạt động được. Trong tình huống tốt nhất không có đầu tư xây dựng thêm nhà máy sẽ có thể cầm cự tiếp tục khoảng 5 năm nữa nhưng năng suất sẽ giảm dần. Trong trường hợp chỉ có 1 lò cao hoạt động, nhà máy có thể cung cấp đủ lượng than cốc cần thiết.
Nhưng với hai lò cao hoạt động trong tương lai cần thêm nguồn cung cấp than cốc. Lượng than cốc này có thể nhập từ Trung Quốc như hiện nay làm nhưng việc nhập khẩu than cốc gặp một số vấn đề về hậu cần( độ ẩm, giảm chất lượng…) và nhu cầu trong nước tại Trung Quốc tăng lên có thể sẽ làm cho Trung Quốc không là nhà cung ứng than cốc lâu dài.(Nguồn: 12, trang 125)
Về tình hình nhân sự ta có số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.8
Cơ cấu chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên (Nguồn :12, trang 126)
STT Đơn vị Tổng
số
Trình độ chuyên môn, n.vụ, ngoại ngữ Trên
ĐH ĐH T.học
Công nhân
N.ngữ Kỹ
thuật LĐPT
1 NM Luyện gang 703 1 110 63 529 36
2 NM L.thép Lưu Xá 758 86 106 566 14
3 NM C.thép Lưu Xá 625 96 102 413 14 95
4 NM C.thép G.Sàng 1018 110 108 766 34 24
5 NM C.thép TN 24 19 1 4 4
6 NM Cốc hoá 859 87 68 677 27 16
7 NM Cơ khí G.thép 674 67 117 451 39 64
8 Nm Hợp kim sắt 273 20 30 218 5
9 NM VL chịu lửa 363 55 37 270 1 2
10 XN Năng lượng 325 58 48 204 15 42
11 XN P.liệu kim loại 103 25 18 40 20 4
12 XN VT đường sắt 342 35 30 245 32
13 XN SC xe máy 195 27 27 138 3 2
14 Mỏ than Phấn Mễ 597 61 53 427 56 2
15 Mỏ than Làng Cẩm 421 1 38 43 312 27
16 Mỏ sắt Trại Cau 420 35 39 280 66 21
17 Mỏ quăczit Phú thọ 63 4 16 43
18 Mỏ đất chịu
lửa T.Quang
179 13 13 74 79 16
19 Mỏ Ngườm Cháng 16 10 1 5 2
20 Nhà Văn hoá 28 11 6 10 1 5
21 Cơ quan công ty 508 217 71 107 113 91
22 Chi nhánh Hà Nội 108 61 18 26 3 12
23 Chi nhánh T. Hoá 10 6 4 6
24 Chi nhánh Nghệ an 20 7 10 3
25 Chi nhánh Đ.Nẵng 10 4 2 4 3
26 Chi nhánh Q.Ninh 87 23 22 27 15 20
27 Tổng cộng 8729 2 1285 1033 5816 593 481
Bảng 2.9
Tình hình cơ cấu chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (Nguồn :12, trang 126)
ST T
Đơn vị Tổng
số
Trình độ chuyên môn, n.vụ, ngoại ngữ Trên
ĐH
ĐH T.học Công nhân N.ng Kỹ ữ
thuật
LĐPT
Văn phòng Công ty Gang Thép Thái Nguyên
1 TGĐ, Bí thư ĐUC.ty 2 2 1
2 P.TGĐ, chủ tịch công đoàn, kế toán trưởng c.ty
5 5 5
3 Trưởng phòng, ban, bí thư Đoàn, phó chủ tịch công đoàn c.ty
15 15 8
4 Phó phòng, phó bí thư đoàn c.ty
31 30 1 14
Các đơn vị thành viên của công ty Gang thép Thái Nguyên
5 Giám đốc, bí thư ĐU 28 27 1 17
đơn vị thành viên
6 Phó GĐ, chủ tịch công đoàn đơn vị T.viên
45 42 3 22
7 Trưởng phòng, bí thư Đoàn, quản đốc đơn vị
208 2 160 33 11 2 50
8 Phó phòng, phó quản đốc 175 116 41 18 31
9 Tổng cộng 509 2 397 79 29 2 148
Nhìn vào bảng 2.9 và 2.10 ta thấy trình độ cán bộ CNV trong toàn công ty còn thấp cần có biện pháp để nâng trình độ cán bộ CNV trong công ty lên để theo kịp tiến bộ học kỹ thuật.
-
Qua những năm từ 1996 2003 hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều thăng trầm. Do xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nên những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Do nắm được thị trường, xu hướng tình hình chung, công ty luôn ở thế chủ động, có những biện pháp nhanh nhạy kịp thời, như quý II năm 2003 giá phôi nhập liên tục giảm, giá thép giảm theo, thị trường tiêu thụ chững lại, công ty đã vừa tăng sản lượng, chống đầu cơ tăng giá, góp phần điều tiết bình ổn thị trường.
*Khó khăn và trở ngại trong khả năng tồn tại về thương mại - Các thiết bị lạc hậu
Nhiều nhà máy và thiết bị của TISCO đã cũ và ở trong tình trạng nghèo nàn.
Đặc biệt các nhà máy này cần phải được cải tạo hoặc thay thế và cần thiết phải xây dựng các nhà máy sản xuất thép thanh, cuộn mới.
- Các nhà máy mới có thiết kế kém
Nhiều bộ phận nhà máy đã được mua mới gần đây. Một lò điện(EAF) một lò tinh luyện(LF), một nhà máy thiêu kết và lò cao thứ 2. Với nguồn vốn hạn chế, một số đặc tính quan trọng đã bị bỏ qua. Hệ thống kiểm tra lò điện EAF chưa đủ vì thiếu hệ thống thu hồi khí, bụi. Cho đến thời điểm mà chuyên gia tư vấn tiến hành khảo sát
tại Công ty, lò tinh luyện chưa thể vận hành được và lò cao mới chưa được trang bị hệ thống nạp dầu và than.
- Công nghệ chưa thích hợp
Nhà máy Luyện thép Gia sàng vẫn còn đúc thép thỏi và điều này ảnh hưởng nhiều đến năng suất của nhà máy Cán thép. Ngoài ra, do phụ thuộc vào tỷ lệ cao kim loại nóng( gang) để nạp vào lò điện EAF làm nảy sinh nhiều vấn đề lớn trong khâu vận hành.
- Thiếu vốn lưu động, đội ngũ lao động quá đông do từ trước để lại đã bắt đầu gây khó khăn cho công ty.
- Từ năm 1996 sản xuất kinh doanh đã khó khăn và ngày càng khó khăn hơn do thị trường biến động thất thường, sản phẩm bị cạnh tranh quyết liệt với thép nhập khẩu và thép liên doanh. Các công trình đầu tư sản xuất thép của công ty những năm qua đi vào hoạt động thì Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng, lò nung cán 650 và cán thép thanh Đài Loan phát huy tốt về hiệu quả, về sản lượng, mặt hàng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, một số công trình khác chưa ổn định gặp khó khăn nên không phát huy hết công suất( máy đúc liên tục 4 dòng) chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật còn kém nên khả năng cạnh tranh yếu.
Trong điều kiện đó công nghệ luyện kim từ quặng bộc lộ một số điểm tồn tại do thiết bị cũ, trình độ thấp về công nghệ chưa được đổi mới nâng cao, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công nghệ ở mức không tiên tiến. Nên khi giá thép thị trường thế giới ổn định thì có thể cạnh tranh được, nhưng khi bị ảnh hưởng khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1998 thì thép luyện từ nguyên liệu trong nước khó cạnh tranh.
- Vấn đề tài chính căng thẳng. Vốn lưu động đã thiếu, khả năng quay vòng chậm lại dồn vào các công trình đầu tư khá lớn( 30 40 tỷ đồng) nên càng thêm gay - gắt. Dư nợ vay ngắn hạn tăng nhanh, khả năng thanh toán bị thu hẹp…trong điều kiện đó thị trường tiêu thụ chững lại từ giữa năm 1998, lượng tồn kho tăng lên. Mọi biện pháp, mọi cố gắng đều không vượt qua được khó khăn và ngừng sản xuất nhiều bộ phận, kể cả các dây chuyền công nghệ, hàng ngàn lao động không có việc làm, số đông chỉ có việc làm 50%, 60% số ngày làm việc trong tháng.
- Về công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong nhiều năm qua đã có những chuyển biến tích cực để theo kịp yêu cầu của cơ chế mới. Song cũng bộc lộ những tồn tại. Đáng lưu ý là bộ máy quản lý còn cồng kềnh, nhiều cấp ít được đổi mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu mới.
- Về cơ chế trong kinh doanh: do việc quản lý vĩ mô của Nhà nước về ngành thép còn chưa chặt chẽ cho nên thép nhập khẩu và thép tư nhân sản xuất tràn lan như thép Đa hội- Bắc ninh vẫn tồn tại trên thị trường và giả thép Thái Nguyên.
Năm 2003 công ty Diesel Sông Công đã tổ chức sản xuất, kinh doanh sản lượng lớn thép TISCO và TSCO thực chất là hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm thép TISCO của Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Với hành vi này Công ty Diesel Sông Công đã bị phạt 50 triệu đồng. Một DNNN cũng làm hàng giả, đó là kết luận tại cuộc gặp liên ngành của công an, kiểm sát và quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài Công ty Diesel Sông Công còn 4 đơn vị kinh tế khác tại Thái Nguyên bị phạt tiền vì “tiếp tay” đưa ra thị trường các sản phẩm thép giả, thép nhái trên, gồm HTX công nghiệp Toàn Diện( phạt 10 triệu đồng), DN tư nhân Hải Hà- Gia Sàng, Công ty TNHH kim khí Gia Sàng, DN dịch vụ kim khí Thái Hưng( đều ở mức 5 triệu).
Đồng thời các văn bản của Nhà nước đưa ra chưa rõ ràng làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép.
-
Nguyên nhân xuất phát từ sự bất cập của quyết định 65/2001/QĐ BKHCNMT ngày 11/12/2001 của Bộ KHCN&MT( trước đây) về việc ban hành danh mục các loại phế liệu đã được xử lý bảo đảm yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu để sản xuất. Cụ thể là điều 2 Quyết định 65 nêu “ Phế liệu nhập khẩu đã được loại bỏ tạp chất, tuy nhiên có thể còn bám dính một lượng không đáng kể mà khó có thể loại bỏ được trong quá trình xử lý, phân loại nhưng không gây ô nhiễm môi trường”.
Theo các doanh nghiệp, quyết định này còn mang ý nghĩa định tính, chưa cụ thể và chưa hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn thép phế quốc tế. Cụm từ “ tạp chất”,
“không đáng kể”, “ khó có thể loại bỏ đã gây khó khăn cho việc các cơ quan kiểm tra xác định. Không cụ thể bởi thế nào là tạp chất, là các chất không phải phế liệu lẫn vào hay các phi kim loại khác? Thế nào là “ một lượng không đáng kể”: 1%, 2%, hay 0%…?điều này khiến các cơ quan quản lý nhà nước lúng túng trong việc xác định lô hàng thép phế của công ty Gang thép Thái Nguyên có tỉ lệ tạp chất là 10,5% và 1,29%.
Ngày 18/6/2003, Bộ TN&MT đã có công văn số 1404 thừa nhận phải nhanh chóng sửa đổi quyết định 65 cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay. Nhưng mãi đến nay các doanh nghiệp vẫn “ dài cổ”, “ chờ đợi” và “ án binh bất động”, không dám nhập khẩu thép phế khi quyết định 65 vẫn chưa được “sửa” lẫn “ đổi”. Theo Tổng công ty Thép Việt Nam, nhu cầu thép phế để sản xuất của Việt Nam rất lớn, hiện khoảng 500.000 tấn/năm và sẽ lên đến 1,3 triệu tấn thép phế năm 2005.
Mặt khác tư nhân có thể bán cho gửi giá, thưởng tuỳ ý không bị khống chế bởi một cơ chế kiểm soát nào còn DNNN như công ty Gang thép Thái Nguyên thì không thể làm như vậy được, đó là một trong những khó khăn lớn cho việc mở rộng tiêu thụ thép theo hình thức bán lẻ và bán cho các công trình lớn của Nhà nước.
(Nguồn: 13, trang 126)
*Thuận lợi
- Công ty được xây dựng tại khu vực có các mỏ nguyên liệu như quặng sắt, than mỡ, đá vôi đủ trữ lượng cho công ty sản xuất ra sản phẩm trên cơ sở công nghệ truyền thống là sản xuất thép, gang từ quặng sắt. Bên cạnh đó hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá của công ty đi mọi miền của đất nước và ra các hải cảng để xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cho sản xuất.
- Công ty có 20 đơn vị thành viên và chi nhánh tiêu thụ sản phẩm nằm trên địa bàn của 6 tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng và tiêu thụ các sản phẩm do công ty sản xuất. Đây cũng là điều