Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần điện nước cầu thang máy hà nội (Trang 133 - 144)

L ỜI NÓI ĐẦU

1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại

- Kế toán thanh toán kiêm nhiều việc như kế toán thanh toán và tính giá thành, kế toán vật tư, TSCĐ…

- Công ty sử dụng chủ yếu là tài khoản cấp một nên kho xác định chính xác cho từng đối tượng hạch toán riêng mà chủ yếu hạch toán chung cho tài khoản cấp một

- Việc tập hợp chi phí sử dụng máy thi công không hạch toán riêng cho công nhân điều khiển máy mà tập hợp hết vào tài khoản chi phí nhân công trực tiếp tính theo ngày lao động bình thường

- Kế toán lên chứng từ ghi sổ cho từng tài khoản riêng, điều này tiện theo dõi do phải theo dõi nhiều công trình cùng một lúc nhưng chưa đúng với chuẩn mực kế toán mới

CHƯƠNG 3: MT S BIN PHÁP NHM HOÀN THIN CÔNG TÁC T CHC HCH

TOÁN K TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SN PHM TI CÔNG TY C PHN ĐIN NƯỚC - CU THANG MÁY

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Điện Nước - Cầu Thang Máy

Tùy thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp mình, điều này đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán phức tạp và quan trọng nhất trong công tác kế toán, nó liên quan đến nhiều phần hành kê toán, nó quyết định tình hình sản xuất, giá cả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty.

Nhận biết được tầm quan trọng trên đòi hỏi phải phản ánh đúng, đủ, kịp thời, chính xác từng khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy, chi phí sản xuất chung); nơi phát sinh chi phí (tổ, đội, công trường…) và đối tượng chịu chi phí (công trình, hạng mục công trình…) để từ đó theo dõi, tính toán, tổng hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí và chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp cho mỗi loại sản phẩm. Để làm được điều này đòi hỏi cán bộ đảm nhiệm phải được đào tạo và trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Qua tìm hiểu công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp thực tế tại công ty Cổ Phần Điện Nước - Cầu Thang Máy em xin đề ra một số biện pháp nhằm giúp cho việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán tại công ty nói chung ngày càng hoàn thiện hơn

Biện pháp 1: Công tác tổ chức kế toán

- Tổ chức tốt hơn công tác hạch toán kế toán nội bộ công ty, tổ chức hạch toán một cách hợp lý và khoa học phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty

- Cần áp dụng nhiều hình thức khoán trong thi công xây lắp tùy theo đặc điểm, tính chất của công trình như khoán công nhân, khoán việc, khoán sản phẩm… nhằm tạo điều kiện cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được rõ ràng, chính xác, đồng thời cũng là một biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

- Là một công ty cổ phần họat động tương đối độc lập nhưng vẫn áp dụng một số quy định chung do tập đoàn đưa ra, do đó công ty cần xây dựng những quy định áp dụng trong công ty đảm bảo phù hợp với thực tế và tình hình hoạt động của công ty.

- Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán mới theo quyết định 25 ban hành ngày 26/03/2006 của Bộ Tài Chính vào công tác kế toán tại công ty nhưng vẫn còn nhiều chứng từ sổ sách công ty vẫn áp dụng mẫu cũ do đó công ty cần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong công ty đặc biệt là kế toán trưởng nhằm giúp cho công tác kế toán nhanh chóng kịp thời và theo đúng quy định hiện hành.

- Các tổ đội nên tập hợp đầy đủ, kịp thời các chứng từ tại công trường và gửi về phòng kế toán công ty để kế toán tiến hành ghi chép chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình

- Hàng tháng, kế toán trưởng cần lên bảng dự trù về tài chính và phân tích tình hình kinh tế của đơn vị giúp các nhà lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của công ty, nếu có sai sót cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý.

Biện pháp 2: Công tác hạch toán

a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Đối với việc hạch toán chi phí nguyê vật liệu trực tiếp, để thuận tiện cho việc đối chiếu sổ sách khi cần thiết công ty nên mở sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc đối chiếu, tập hợp chi phí chính xác cho tất cả các công trình

- Công ty nên dự trữ nguyên vật liệu để phòng ngừa rủi ro trong trường hợp nhà cung cấp gặp bất trắc trong kinh doanh không thể đáp ứng vật tư kịp thời cho công ty thì công ty vẫn có đủ nguyên vật liệu cho hoạt động thi công công trình, hạn chế thiệt hại ngừng sản xuất

- Công ty có nhà kho dự trữ nên phải chi thêm khoản chi phí bảo quản… do đó vòng quay vốn lưu động sẽ chậm lại do có lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên công ty có thể nhập lại kho đó số nguyên vật liệu sử dụng không hết khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành sẽ giảm được lượng vật tư tính vào chi phí nguyên vật liệu tính vào giá thành sản phẩm.

b. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Công ty không tổ chức theo dõi việc sử dụng máy thi công riêng cho công nhân sử dụng máy mà theo dõi trên tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, công ty chỉ theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sử dụng máy thi công và thuê ngoài ca máy… do đó công ty cần tổ chức theo dõi và quản lý chặt chẽ thời gian thuê ngoài máy thi công và vật tư xuất cho sử dụng máy thi công nhằm góp phần hạ giá thành sản phẩm

Biện pháp 3: Việc quản lý chi phí thi công a. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình, do vậy cần tổ chức quản lý chặt chẽ để làm cơ sở cho việc ứng vốn, có phương hướng xem xét, kiểm tra, chỉ đạo quá trình sản xuất tránh lãng phí nguyên vật liệu.

- Do kho Định Công ở xa công ty nên quản lý không những vế giá trị, số lượng mà còn quản lý về chất lượng chủng loại xuất dùng để thi công công trình

- Quản lý về giá cả nguyên vật liệu trực tiếp: Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới biện pháp hạ giá thành và mức chênh lệch chi phí so với thị trường khi thi công công trình.

b. Đối với chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí nhân công cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành công trình, nó ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chất lượng công trình. Do đó công ty cần quản lý chặt chẽ về số lượng cũng như chất lượng của công nhân trực tiếp sản xuất, nên có sự quan tâm, chú trọng đến vấn đề tiền lương, thưởng kích thích lòng say mê nhiệt tình của công nhân, tạo mối quan hệ công bằng bình đẳng và thân thiện giữa mọi người.

- Trên thực tế công ty đã có chế độ khen thưởng như bình bầu chất lượng công việc, thời gian làm việc và có nhiều ưu đãi cho công nhân thử việc, bên cạnh đó cần trích lập quỹ tiền lương, thưởng để khuyến khích hơn

- Áp dụng đa dạng các hình thức tiền lương để khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo đúng giá trị sức lao động của công nhân.

Biện pháp 4: Việc sử dụng tài khoản

Công ty chủ yếu sử dụng tài khoản cấp 1 nên việc ghi chép khá đơn giản tuy nhiên không thể theo dõi chi tiết từng khoản mục, đối tượng riêng nên việc theo dõi và khâu quản lý từng khoản mục gặp nhiều khó khăn. Công ty nên xây dựng hoặc áp dụng hệ thống tài khoản cấp 2 cấp 3 theo chế độ hiện hành để theo dõi chi tiết từng khoản mục riêng thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý cũng như kiểm soát.

Định khoản Nợ TK1521,1522…. Có TK331,1111,1121…. Nợ TK6211,6212… Có TK1521,1522… Biện pháp 5: Biện pháp hạ giá thành sản phẩm xây lắp * Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do đặc điểm ngành nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó việc quản lý chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn trong việc hạ

giá thành. Vì vậy để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thi công xây lắp cần thực hiện tốt một số vấn đề:

- Đưa ra bảng dự trù chi tiết nguyên vật liệu phù hợp cho từng công trình, vì sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, các công trình có kết cấu và điều kiện thi công khác nhau nên công tác dự trù phải tùy thuộc vào mức độ phức tạp của từng công trình, từ đó nâng cao hiệu quả tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.

- Giảm bớt hao hụt, mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu, hạn chế mức hư hỏng, sai phạm trong thiết kế thi công tránh việc phá đi làm lại, do đó công ty cần cử cán bộ kỹ thuật có trình độ cao để thiết kế và có tay nghề cao để xuông tận các công trường kiểm tra, giám sát quá trình thi công, tránh tình trạng lãng phí thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình thi công.

- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là giảm khối lượng nguyên vật liệu hay chất lượng nguyên vật liệu trong quá trình thi công mà tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản nguyên vật liệu, tận dụng sự ưu đãi về giá khi mua nguyên vật liệu với khối lượng lớn…

- Trong quá trình thi công đội trưởng cần có trách nhiệm trực tiếp trong quá trình thi công và bảo quản nguyên vật liệu, sử dụng thi công đúng quy định hạn chế nguyên vật liệu mất phẩm chất làm hao hụt trong thi công

* Tiết kiệm chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung gồm chi phí giám tiếp, chi phí trực tiếp phát sinh tại công trường. Để giảm chi phí sản xuất chung cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Chi phí tương đối ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất là khoản chi phí phục vụ công nhân, phục vụ thi công. Do đó để giảm bớt chi phí sản xuất chung, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành công ty phải quan tâm đến công tác mua sắm với giá hợp lý, đảm bảo chất lượng, phát huy tính năng của công cụ dụng cụ, trang bị công cụ dụng cụ, dụng cụ bảo hộ lao động và kỹ thuật lao động

- Bộ phận quản lý tai công trường và quản lý kho phải giảm thiểu và gọn nhẹ, đây cũng là một yếu tố giảm chi phí sản xuất chung

- Tăng sản lượng thi công vì càng nhiều công trình thi công thì chi phí sản xuất chung càng thấp. Nên khâu tìm kiếm đấu thầu công trình là rất quan trọng. Có công trình thi công thường xuyên cũng là một yếu tố giảm chi phí sản xuất chung từ đó hạ giá thành.

Biện pháp 6: Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trong quá trình hạch toán kế toán. Trong quá trình áp dụng hình thức này công ty sử dụng các loại sổ sách sau:

+ Sổ cái + Sổ quỹ + Sổ chi tiết

+ Sổ đăng ký chứng từ

Đối với các tài khoản chi phí (TK 621, 622, 623, 627) hiện nay công ty chưa mở sổ chi tiết cho từng công trình mà ghi chúng cho tất cả các công trình trong tháng. Do đó việc theo dõi sổ chi tiết không thể phân biệt được những khoản mục chi phí riêng cho từng công trình

Xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh thực tế đòi hỏi công ty phải mở sổ chi tiết cho các loại tài khoản chi phí của từng công trình để thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra, theo dõi cụ thể từng công trình.

Tuy mở sổ kế toán chi tiết tốn nhiều thời gian và công sức đối với kế toán viên nhưng việc mở sổ kế toán chi tiết đem lại cho công ty nhiều thuận lợi trong quá trình theo dõi đối chiếu cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc nắm bắt những biến động xảy ra thường xuyên của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Việc mở sổ kế toán chi tiết giúp công ty theo dõi dễ dàng các số liệu chứng từ kế toán tạo sự dễ dàng trong việc kiểm tra đối chiếu số dư chi tiết của từng tài khoản so với sổ cái.

KIẾN NGHỊ CHUNG

Nhằm giúp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất nói riêng và công tác hạch toán kế toán tại công ty nói chung ngày càng hoàn thiện hơn em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Công ty cần tiến hành công tác tổ chức kế toán nhằm:

+ Hạch toán hợp lý, khoa học phù hợp với đặc điểm của công ty

+ Khắc phục các nhược điểm mà công ty chưa làm được để hoàn thiện công tác kế toán của mình

+ Giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty - Cần tổ chức công tác hạch toán kế toán để thuận tiện cho việc đối chiếu sổ sách, theo dõi cụ thể từng công trình.

- Cần tổ chức quản lý chi phí thi công chặt chẽ hơn để chỉ đạo xuyên suốt từng công trình đồng thời đảm bảo quyền lợi cho công nhân.

- Cần thiết lập hệ thống tài khoản chi tiết giúp cho việc theo dõi chi tiết và quản lý số dư mỗi tài khoản dễ dàng hơn.

- Cần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để thu hút và tìm kiếm nhiều khách hàng hơn.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách giúp công ty theo dõi, quản lý dễ dàng và thuận tiện cho việc báo cáo khi có yêu cầu.

KT LUN

Qua thời gian thực hiện đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Điện Nước - Cầu Thang Máy”. Đề tài đã hoàn tất và có những đóng góp sau:

- Hệ thống hoá một cách khoa học phương pháp lý luận về công tác tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và xí nghiệp xây lắp nói riêng.

- Trên cơ sở thực tế tìm hiểu về thực trạng hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Điện Nước - Cầu Thang Máy

- Từ thực tiễn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, báo cáo đã đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này.

* Những hạn chế của đề tài

- Tuy việc thực hiện đề tài đã được tiếp cận thực tiễn tại công ty song thời gian thực tập có hạn và chưa có kinh nghiệm thực tế để tìm hiểu tuyệt đối thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại công ty, do

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần điện nước cầu thang máy hà nội (Trang 133 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)