L ỜI NÓI ĐẦU
1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.6.8 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, định kỳ hàng tháng hoặc quý doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công vịêc đã hoàn thành hay đang dở dang trong biên bản kiểm kê cần ghi rõ khối lượng sản phẩm dở dang thuộc đối tượng xây lắp nào, mức độ hoàn thành như thế nào.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang a. Xác định theo chi phí thực tế phát sinh
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình được qui định thanh toán một lần sau khi công trình đã được hoàn thành toàn bộ. Lúc này chi phí sản phẩm dở dang được xác định trong tháng chính là giá trị sản phẩm dở dang
Căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình
Chi phí DDCK = Tổng số chi phí phát sinh từ lúc khởi công cho đến cuối kỳ đó
b. Xác định theo tỷ lệ hoàn thành giai đoạn xây lắp
Đối với những công trình, hạng mục công trình được qui định thanh toán định kỳ theo giai đoạn qui ước thì sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành và được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế đã phát sinh cho các giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và chưa hoàn thành căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành của chúng.
Chi phí dở dang thực tế giai đoạn i = Chi phí dở dang dự toán giai đoạn
x H
Tổng (Z dự toán giai đoạn X %hoàn thành gđ i)
c. Xác định theo giá trị dự toán
Đối với những công trình hạng mục công trình được qui định thanh toán định kỳ. Theo khối lượng của từng loại công việc, bộ phận kết cấu trên cơ sở đơn giá dự toán thì sản phẩm dở dang là những khối lượng công việc chưa hoàn thành và được đánh giá theo chi phí thực tế.
CPTTế của khối lượng DDCK = CPTTế KLDD + CPTTế PS trong kỳ Z dự toán KLDDCK + Z dự toán KLXL DDCK X Z dự toán khối lượng DD 1.6.9 Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang chế tạo trên các dây chuyền sản xuất cuối mỗi kỳ kế toán
Để tính được giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tiến hành đánh giá những sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất của sản phẩm, trình độ yêu cầu của quản lý mà những sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ có thể tính theo nhiều phương pháp khác nhau.
* Dưới đây là một số phương pháp xác định sản phẩm dở dang: 1.6.9.1 Phương pháp ước lượng tương đương
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo mức độ chính xác của việc đánh giá phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính chi phí chế biến, còn chi phí nguyên liệu thì nên tính theo số thực tế đã dùng.
- Chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí vật tư trực tiếp) được phân bổ đều cho các sản phẩm đã chế tạo không phân biệt đã hoàn thành hay chưa hoàn thành.
- Các chi phí chế biến khác thì phân bổ theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương hoặc theo tiêu thức thực tế.
Chi phí chế biến nằm trong SPDD theo từng loại
=
Tổng chi phí chế biến theo từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD qui đổi x Số lượng DDCK quy đổi ra thành phẩm Giá trị NVL nằm trong SPDD = Toàn bộ giá trị NVL sử dụng Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD không qui đổi
x
Số lượng SPDD cuối kỳ không qui đổi
1.6.9.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này thì những giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có một loại duy nhất là chi phí nguyên vật liệu chính còn các chi phí chế biến khác thì tính hết cho sản phẩm hoàn thành mà không tính cho sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ thích hợp đối với những sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tuyệt đại bộ phận trong cơ cấu giá thành sản phẩm
Giá trị NVL chính nằm trong SPDD = Toàn bộ giá trị NVL sử dụng Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD không qui đổi
x
Số lượng SPDD cuối kỳ không qui đổi
1.6.9.3 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp. hoặc chi phí trực tiếp.
Theo phương pháp này thì trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí vật tư trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (vật tư trực tiếp và nhân công trực tiếp) mà không bao gồm chi phí khác
1.6.9.4 Xác địng giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
1.6.9.5 Phương pháp xác định sản phẩm dở dang trong xây dựng cơ bản
Sản phẩm dở dang trong xây dựng cơ bản được định hàng tháng bằng phương pháp kiểm kê, đánh giá vào cuối tháng, trong biên bản kiêm kê cần ghi rõ khối lượng sản phẩm dở dang thuộc đối tượng xây lắp nào, mức độ hoàn thành như thế nào.
Tuỳ thuộc vào phương thức giao thầu giữa A và B, kế toán có thể áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
a. Xác định theo chi phí thực tế phát sinh
Đối với những công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán một lần sau khi hoàn thành toàn bộ sản phẩm dở dang là tổng số chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó
b. Xác định tỷ lệ hoàn thành sản phẩm
Đối với những công trình, HMCT được quy định thanh toán theo giai đoạn quy ước chưa hoàn thành và được đánh giá thì sản phẩm dở dang là những giai đoạn theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bố chi phí thực tế đã phát sinh cho các giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và chưa hoàn thành căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành của chúng
Chi phí theo dự toán từng giai đoạn
=
Giá thành dự toán của giai đoạn
X Tỷ lệ hoàn thành
Chi phí thực tế dở dang của từng giai đoạn =
Chi phí dở dang theo dự
toán của từng giai đoạn X Hệ số phân bổ
1.7 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp - Trường hợp DN xây lắp có tổ chức giao khoán nội bộ.
Hạch toán tương tự chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp, phần này chỉ trình bày điểm hạch toán khác biệt với trường hợp không tổ chức giao khoán xây lắp nội bộ
1.7.1 Trường hợp đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ không tổ chức kế toán riêng
- Kế toán mở sổ kế toán theo dõi chi tiết cho từng đối tượng nhận khoán
- Việc tạm ứng để thực hiện khối lượng xây lắp và quyết toán về khối lượng nhận khoán thực hiện phải căn cứ vào hợp đồng giao khoán, kèm theo bảng kê khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được quyết.
- TK sử dụng: TK1413 - Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ: phản ánh các khoản tạm ứng để thực hiện giá trị khối lượng khoán xây lắp nội bộ trong trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng và giá trị quyết toán tạm ứng được phê duyệt.
Các khoản tạm ứng cho thực hiện khối lượng khoán xây lắp bao gồm: vốn bằng tìên, vật tư, công cụ…
- Trình tự hạch toán như sau: Hệ số
phân bổ chi phí thực tế
=
Chi phí SXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ Tổng chi phí theo dự toán theo mức độ hoàn thành của các giai
+ Khi tạm ứng chi phí để thực hịên giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ gồm: vốn bằng tiền, vật tư, công cụ …
Nợ TK1413 - Tạm ứng chi phí xây lắp nội bộ Có TK111, 112
Có TK152, 153… nếu tạm ứng bằng vật tư
+ Căn cứ vào bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt.
Nợ TK621 – Chi phí NVL trực tiếp Nợ TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK623 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK1413 - Tạm ứng chi phí xây lắp nội bộ
1.7.2 Trường hợp đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ có tổ chức kế toán riêng
- Đơn vị cấp trên có thể giao khoán cho đơn vị cấp dưới toàn bộ giá trị của công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoặc chỉ giao khoán phần chi phí nhân công của khối lượng xây lắp.
- Đơn vị nhận khoán tổ chức công tác kế toán gồm: chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hịên hành và định kỳ nộp bá cáo kế toán về phòng kế toán của đơn vị cấp trên để tổng hợp.
- Giám đốc xí nghiệp, đội trưởng đơn vị nhận khoán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các mặt hoạt động kinh doanh xây lắp.
* Tài khoản sử dụng:
Đơn vị giao khoán (cấp trên)
TK1362 - Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ
Đơn vị nhận khoán (cấp dưới)
TK3362 - Phải trả về giá trị khối lương xây lắp nhận khoán nội bộ
Để hạch toán quá trình giao khoán và nhận sản phẩm xây lắp giao khoán hoàn thành
Để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ
a. Trường hợp đơn vị nhận khoán tổ chức kế toán riêng nhưng không xác định kết quả kinh doanh riêng.
Kế toán ở đơn vị giao khoán xây lắp nội bộ
- Khi ứng trước tiền, NVL, chi phí cho đơn vị nhận khoán
Nợ TK1362 - Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ Có TK111, 112, 152, 153 …
- Chi phí khấu hao phân bổ cho đơn vị nhận khoán
Nợ TK1362 - Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ Có TK214 – Hao mòn TSCĐ
- Nhận giá trị khối lượng xây lắp của đơn vị nhận khoán bàn giao (theo giá thực tế)
Nợ TK154, 621
Có TK1362 - Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ - Chi phí xây lắp phát sinh tại đơn vị giao khoán đã tập hợp được liên quan đến công trình trên các TK621, 622, 623, 627 được kết chuyển để tính giá thành của công trình khi hoàn thành.
Nợ TK154 – Chi tiết cho từng đối tượng Có TK621, 622, 623, 627
- Nhận VAT do đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ bàn giao Nợ TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có Tk1362 - Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ - Thanh toán số tiền còn lại cho đơn vị nhận khoán
Nợ Tk1362 - Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ Có TK111, 112 - Số tiền còn lại
Kế toán tại đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ
- Khi nhận tiền ứng trước của cấp trên (đơn vị giao khoán) Nợ TK111, 112
Có TK3362 - Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ - Khi nhận khoản ứng trước của đơn vị giao khoán bằng NVL
Nợ TK152, 153
Có TK3362 - Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ - Khi mua nguyên liệu, CCDC nhập kho
Nợ TK152, 152
Nợ TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK111, 112, 331
- Các chi phí xây lắp phát sinh, đơn vị nhận khoán xây lắp tập hợp trên TK621, 622, 623, 627
+ Khi phát sinh chi phí NVL dùng trực tiếp cho xây dựng lắp đặt Nợ TK621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK152 - Xuất trong kho
Có TK111, 112, 331 – Mua đưa vào xây dựng lắp đặt ở công trình
+ Phát sinh chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK334 - Phải trả người lao động + Khi phát sinh chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK623 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ Tk133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111, 112, 141, 331, 334 + Phát sinh chi phí sản xuất chung
Nợ TK627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111, 112, 141, 331, 334, 338
- Tổng hợp chi phí xây dựng, lắp đặt để tính giá thành khi hoàn thành Nợ TK1541 – Xây lắp
Có TK621, 622, 623, 627
- Bàn giao giá trị nhận khoán xây lắp nội bộ hoàn thành với đơn vị cấp trên (theo giá thành thực tế)
Nợ TK3362 - Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ Có TK1541 – Xây lắp
- Bàn giao VAT cho đơn vị cấp trên
Nợ TK3362 - Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ Có TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ
b. Trường hợp đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ tổ chức kế toán riêng và xác định kết quả kinh doanh
Việc hạch toán kế toán ở đơn vị giao khoán và nhận khoán xây lắp nội bộ tương tự như trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không xác định kết quả kinh doanh riêng
* Kế toán ởđơn vị giao khoán.
Khi nhận giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ do đơn vị nhận khoán bàn giao
Nợ TK1541 – Xây lắp (tính theo giá trị giao khoán, không phải giá thành của đơn vị nhận khoán)
Nợ TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK1362 - Phải thu về giá trị khối lương xây lắp giao khoán nội bộ
* Kế toán ởđơn vị nhận khoán
- Khi bàn giao khối lượng xây lắp đã hoàn thành cho đơn vị giao khoán + Phản ánh giá thành của công trình hoàn thành bàn giao
Nợ TK632 – Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất) Có TK1541 – Xây lắp
+ Phản ánh doanh thu của khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao cho đơn vị giao khoán (cấp trên)
Nợ TK136
Có TK512 – Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ nội bộ Có TK3331 - Thuế GTGT
- Bù trừ khoản phải thu và khoản phải trả nội bộ
Có TK1362 - Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ - Thu phần giá trị còn lại
Nợ TK111, 112 Có TK1362
Cuối kỳ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh tương tự như các doanh nghiệp bình thường
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN NƯỚC - CẦU THANG MÁY
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Điện Nước - Cầu Thang Máy được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004, trước đây là xí nghiệp thuộc công ty TNHH Hoàng Hà, nay là Tập Đoàn Hoàng Hà
- Tên công ty: Công ty Cổ Phần Điện Nước - Cầu Thang Máy
- Tên giao dịch đối ngoại: ELERATOR WATER ELECTRICITY JOINT STOCK COMPANY
- Tên giao dịch viết tắt: EWE.JSC
- Trụ sở công ty: Nhà số 4, lô số 2, khu Đô thị Đại Kim - Định Công, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội