Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần điện nước cầu thang máy hà nội (Trang 102 - 109)

L ỜI NÓI ĐẦU

1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

2.2.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2.2.2.1 Nội dung

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…dùng trực tiếp thi công xây lắp công trình, hạng mục công trình.

Trong đơn vị xây lắp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí xây lắp (70% - 80%) bao gồm giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…được dùng trực tiếp cho việc lắp đặt công trình. Do đó đây là khoản mục ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giảm giá thành nên việc phản ánh kịp thời, chính xác lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho xây lắp nhằm kiểm tra việc tiết kiệm nguyên vật liệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình như đã dự toán là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu tại công ty.

Vật liệu sử dụng cho công trình nào thì hạch toán trực tiếp cho công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thức tế và giá thực tế vật liệu đã sử dụng. Hiện nay công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Bên nợ:

Giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ xuất dùng cho thi công công trình: Ống nước, tê, cút…

Bên có:

- Giá trị vật tư dùng không hết để lại công trình hoặc nhập kho

- Giá trị vật tư kết chuyển sang tài khoản chi phí sản xuất dở dang để tính giá thành

2.2.2.2.3 Chứng từ, sổ sách sử dụng

* Các loại chứng từ sổ sách gồm:

- Thẻ chi tiết vật liệu, dụng cụ

- Phiếu yêu cầu cấp vật tư

- Giấy thanh toán tạm ứng

- Giấy đề nghị thanh toán

- Phiếu xuất kho

- Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành

- Bảng chênh lệch vật liệu

- Hoá đơn giá trị gia tăng mua vật liệu

- Thẻ kho

* Các sổ sách theo dõi gồm:

- Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng

- Sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Sổ cái tài khoản 621

2.2.2.2.4 Phương pháp xác định giá nhập kho, giá xuất kho * Khâu nhập

- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Chi phí mua (giá trị nhập) bao gồm: giá mua, các loại thuế không hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp trong qua trình mua hàng và các chi phí khác liên quan đến việc mua hàng tồn kho .Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được trừ khỏi chi phí mua

Giá trị nhập kho = Giá mua + Chi phí - Các khoản giảm - Đối với nguyên vât liệu nhận góp vốn liên doanh: giá trị nguyên vật liệu nhập kho chính bằng giá mà hội đồng liên doanh đánh giá

* Khâu xuất

Do đặc điểm của công ty cổ phần điện nước cầu thang máy nên công ty sử dụng phương pháp kế toán nhập trước xuất trước (FIFO) trong hạch toán

- Theo phương pháp này áp dụng dựa trên giả định nguyên vật liệu được mua trước thì xuất trước và nguyên vật liệu tồn kho còn lại cuối kỳ là nguyên vật liệu được mua gần thời điểm cuối kỳ

- Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn lại

2.2.2.2.5 Quy trình luân chuyển chứng từ a. Quy trình luân chuyển chứng từ (Lưu đồ 1)

b. Giải thích

Bộ phận thi công: Khi nhận được bảng dự trù vật tư do phòng kỹ thuật cung cấp, tổ trưởng đội thi công sẽ lập phiếu yêu cầu xuất vật tư, phiếu yêu cầu sẽ chuyển sang cho GĐ – KTT kiểm tra, ký duyệt.

Kế toán trưởng, giám đốc: ký duyệt phiếu yêu cầu xuất vật tư do kế toán vật tư trình lên sau đó chuyển lại cho kế toán vật tư

Kế toán vật tư: Khi nhận được phiếu yêu cầu xuất vật tư do bộ phận thi công chuyển sang sẽ tiến hành kiểm tra và tiến hành lập phiếu xuất kho, phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, một liên cùng với phiếu yêu cầu xuất kho lưu tại bộ phận để lên bảng kê, các sổ chi tiết, và lưu tại bộ phận để theo dõi, hai liên còn lại chuyển sang cho thủ kho tiến hành xuất kho

Thủ kho: Khi nhận được 2 phiếu xuất kho do kế toán vật tư chuyển sang tiến hành kiểm tra và xuất kho, một phiếu xuất kho giao cho người nhận vật tư, phiếu còn lại làm căn cứ để ghi thẻ kho. Sau khi ghi thẻ kho thủ kho lưu phiếu xuất kho tại bộ phận để theo dõi

2.2.2.2.6 Trình tự hạch toán (Xem biểu mẫu 01)

Biểu mẫu số 01

Công ty CP Điện Nước - CTM Mẫu số S02C1 - DN Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội Ban hành theo QĐ 15 ngày

20/03/2006 - BTC

SỔ CÁI

(Hình thức chứng từ ghi sổ)

Tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CTĐC Số hiệu: 621 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số Ngày Trích yếu TK đối ứng Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ … … … … … 3 30/01 CP NVL cho CTĐC T1/06 152 24,421,043 8 28/02 CP NVL cho CTĐC T2/06 152 21,766,583 13 31/03 CP NVL cho CTĐC T3/06 152 19,480,262 14 30/04 CP NVL cho CTĐC T4/06 152 31,254,125 29 31/05 CP NVL cho CTĐC T5/06 152 17,123,521 … … … … … 58 31/05 Xuất kho NVL SXSP T5/07 152 13,884,371 58 31/05 Xuất CCDC SXSP T5/07 153 10,000 Kết chuyển CP tính giá thành 154 1,238,207,807 Tổng số phát sinh 1,238,207,807 1,238,207,807 Số dư cuối kỳ

2.2.2.2.7 Định khoản một số nghiệp vụ phát sinh

- Khi xuất kho vật liệu, thiết bị dùng cho công trình cấp nước sạch 3 thôn phường Định Công

Nợ TK621 - CTĐC: 672,856,324

Có TK 152,153: 672,856,324

- Khi mua vật liệu dùng ngay vào công trình cấp nước sạch 3 thôn phường Định Công, vật liệu mua bằng tiền tạm ứng, bằng tiền mặt hoặc chưa trả người bán

Nợ TK621 - CTĐC: 1,238,207,807 Nợ TK133: 56,535,148

CóTK1111: 121,524,112 Có TK141: 65,904,522 Có TK331: 321,387,701

- Cuối kỳ phân bổ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành cho từng công trình xây lắp

Nợ TK154 - CTĐC: 1,238,208,807 Có TK621 - CTĐC: 1,238,207,807

2.2.2.2.8 Sơđồ hạch toán

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần điện nước cầu thang máy hà nội (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)