Phân tích khát quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính (BCTC)

Một phần của tài liệu Phân tíh tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản hudland (Trang 26 - 31)

1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích khát quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính (BCTC)

1.3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cu và s biến động ca tài sn

Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản và xác định tỷ trọng các loại tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích cơ cấu tài sản từ đó các nhà phân tích sẽ nắm được một cách tổng quát về các loại tài sản của doanh nghiệp cũng như tỷ trọng của mỗi loại trong tổng tài sản. Tuỳ theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản là cao hay thấp.

+ Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lê Quốc Chung – Lớp QTKD 14 Viện Kinh tế & Quản lý doanh nghiệp có thể tồn tại dưới trạng thái tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: khoản mục tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

+ Tài sản dài hạn: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), tài sản cố định vô hình (TSCĐVH),TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào Công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vốn góp liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn.

- Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản.

- Phân tích sự biến động cơ cấu tài sản là việc so sánh loại tài sản ở cuối kì so với đầu kì. Bằng việc so sánh này có thể xác định mức độ thay đổi cụ thể của chỉ tiêu cơ cấu tài sản, để từ đó có thể kết hợp với số liệu liên quan như số liệu kế hoạch, số liệu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, số liệu trung bình ngành và đặc trưng của từng ngành để rút ra được kết luận về mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm đang xét. Đồng thời tìm ra các nguyên nhân cụ thể gây ra sự biến động này.

Phân tích cơ cu và s biến động ca ngun vn

Phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn là so sánh sự tăng giảm dịch chuyển thay đổi của các loại nguồn vốn kì này so với kì trước từ đó đánh giá về mực hợp lý và tìm nguyên nhân của sự thay đổi. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay khó khăn thách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

+ Nợ phải trả: Phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh do vậy doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có trách nhiệm thanh toán.

Tổng tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận

tài sản

Giá trị từng bộ phận tài sản

= x 100

+ Vốn chủ sở hữu: Là vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và sung thêm trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn một số khoản phát sinh khác như Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp.

Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thấy thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt, vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.

Chỉ số này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chỉ số này càng nhỏ càng tốt, nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.

1.3.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích s biến động tình hình doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền đã hoặc sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, lao vụ và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, khi phân tích ta chú ý đến hai loại chính:

Tài sản dài hạn Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu

=

Tổng nguồn vốn Nợ phải trả

= x 100

Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ Tổng nguồn vốn CSH

= x 100

Chỉ số nợ phải trả

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lê Quốc Chung – Lớp QTKD 16 Viện Kinh tế & Quản lý - Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là tiền bán sản phẩm, hàng hoá sau khi đã trừ các khoản giảm trừ.

- Doanh thu từ các hoạt động khác: là khoản thu nhập bất thường như thu tiền phạt, tiền bồi thường, thu được những khoản nợ khó đòi, thu thanh lý nhượng bán tài sản cố định, thu từ hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh, thu lãi tiền gửi, lãi cho vay và các loại thu khác.

- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá được xác định căn cứ vào hai nhân tố là số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và giá bán đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch.

Phân tích, đánh giá chỉ tiêu doanh thu gồm: Phân tích chung tình hình doanh thu, so sánh doanh thu thực hiện với số liệu doanh thu của các kỳ trước đó hoặc với kế hoạch đặt ra sẽ giúp người phân tích biết được sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh ra sao. Ngoài ra bằng cách xác định tỷ trọng của từng loại doanh thu đạt được trong tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ giúp người phân tích thấy rõ sự đóng góp doanh thu của từng hoạt động trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Phân tích những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp để đề ra các biện pháp để nâng cao doanh thu.

Phân tích s biến động tình hình chi phí, li nhun Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh:

- Đánh giá sự biến động lợi nhuận thực hiện của toàn doanh nghiệp với lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận các kỳ trước. Đồng thời chúng ra cũng cần phải xem xét tỷ trọng lợi nhuận đạt được của từng loại hoạt động trong tổng lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp. Qua đó thấy được lợi nhuận từ các hoạt động tăng hay giảm thế nào so với kế hoạch và các kỳ trước, thấy được khái quát về tình hình thực hiện, nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên của doanh nghiệp đê có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phân tích các tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận thực hiện sau một quá trình sản xuất kinh doanh là một trong hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp và đồng thời là hệ quả của các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ số

về lợi nhuận đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng với doanh thu thuần, tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp thì sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

1.3.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh hình thành và sử dụng lương tiền phát sinh sau kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Thông qua việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhà quản trị dự đoán dòng tiền phát sinh trong kỳ tới để cơ sở dự toán khoa học và đưa ra các quyết định tài chính nhằm huy động và sử dụng tiền có hiệu quả hơn.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là đầu tư vào hoạt động tài chính, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo ta tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền, còn các luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính có liên quan đến việc thay đổi quy mô cơ cấu của vốn chủ sỏ hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

TTS bình quân Tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng

tài sản có

Lợi nhuận thuần

= x 100

Doanh thu thuần Lợi nhuận thuần

= x 100

Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Một phần của tài liệu Phân tíh tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản hudland (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)