Một số hướng tác động nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tíh tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản hudland (Trang 47 - 51)

Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn cũng như vì những nguyên nhân nội tại, nhiều công ty lớn của Việt Nam đã kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất và có dấu hiệu rõ ràng của tình trạng mất khả năng thanh toán. Đứng trước tình hình đó, doanh nghiệp cần đưa ra một số hướng tác động để cải thiện tình hình tài chính trong việc điều phối giữa lợi ích của các bên liên quan như các ngân hàng hay nhà cung cấp nhằm từng bước cân đối tài chính của mình:

Tăng thu, giảm chi, bảo toàn vốn:

Mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2011 khép lại, tăng trưởng GDP là kết quả đáng khích lệ trong điều kiện nền kinh tế năm 2011 so với năm 2010 gặp khó khăn, thách thức ở cả đầu vào và đầu ra. Ở đâu vào, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP thấp hơn nhiều (dưới 38% so với 41,9%), chi phí điện, xăng dầu, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao do sự điều chỉnh tăng với tốc độ cao vào đầu năm, tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán chỉ bằng 1/3 năm trước, lãi suất vay ngân hàng cao, năm 2012 lãi suất đã hạ nhiệt nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận vốn vay…

Ở đầu ra, tiêu thụ trong nước (biểu hiện chủ yếu ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng), nếu loại trừ yếu tố giá, đã tăng thấp hơn nhiều so với năm trước (ước tăng 4,1% so với 14%) và chậm lại nhanh so với đầu năm; tồn kho tăng cao (của toàn ngành công nghiệp chế biến tăng tới 21,5%, một số ngành và sản phẩm còn tăng cao hơn). Nhưng cũng trong năm này Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn. Lạm phát đã lên tới 18,58%. Tiền đồng liên tục giảm giá. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng vẫn phổ biến ở mức 11-20%/năm trong những tháng cuối năm 2011 và năm 2012 lãi suất hạ nhiệt giảm xuống giao động mức 11%- 13%. Điều này vẫn khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn vay.

+ Giảm chi phí: là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sức tiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp luôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì các khoản chi phí này trực tiếp hình thành nên giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, nên nếu các nhân tố khác không đổi mà các khoản mục chi phí này giảm xuống thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Ngược lại nếu chi phí cho các khoản mục này tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận doanh nghiệp thu được giảm xuống. Do đó nếu các khoản mục chi phí này được tiết kiệm một cách hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Bảo toàn vốn: Năm qua, lãi suất hạ nhiệt giảm mạnh nhưng vẫn gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, để giải quyết bài toán vốn, doanh nghiệp cần tranh thủ sự hỗ trợ từ đối tác, khách hàng. Chẳng hạn, khi nhận đơn hàng, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác ứng tiền mua nguyên phụ liệu. Với cách thức này, doanh nghiệp không phải vay ngân hàng và sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh không nhỏ. Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp phải có sự hợp tác tốt với đối tác. Đặc biệt, doanh nghiệp phải chấp nhận chia sẻ lợi ích với đối tác, như giảm giá bán nếu họ ứng tiền trước. Biện pháp chủ động hơn là bảo toàn vốn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận bỏ qua những cơ hội mở rộng quy mô sản xuất.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là một hoạt động đơn thuần về mặt thu chi tài chính mà thực chất là một nghệ thuật sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sử dụng vốn có hiệu quả nghĩa là lợi nhuận thu được trên một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là biện pháp cơ bản mà luôn được các doanh nghiệp quan tâm.

Phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp

+ Thứ nhất: tránh “bẫy” tăng trưởng nóng”. Trong kịch bản tăng trưởng ở đa số các doanh nghiệp chịu tác động lớn của suy giảm đã không có phương án dự

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lê Quốc Chung – Lớp QTKD 36 Viện Kinh tế & Quản lý phòng, không có phương án ứng phó với những biến động từ bên ngoài, mà chỉ gồm những phương án thuận lợi. Bài học "lấy ngắn nuôi dài, xây dựng dự án gối đầu sinh lời bổ trợ nhau" đã bị vi phạm nghiêm trọng khi nhiều doanh nghiệp thi nhau phát triển hàng loạt dự án cùng lúc, khiến rủi ro tăng cao. Bởi vậy, nguyên tắc giảm thiểu tính rủi ro trong kinh doanh cần phải được giám sát chặt chẽ.

+ Thứ hai: phải tập trung tối đa cho ngành nghề chính. Tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình kinh doanh là nguyên tắc giúp doanh nghiệp tồn tại trong cạnh tranh, tồn tại ngay trong điều kiện kinh tế khó khăn nhất.

+ Thứ ba: Doanh nghiệp phải liên tục rà soát quy trình sản xuất, kinh doanh trong điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn để đảm bảo tính hiệu quả tối ưu đã thể hiện đầy đủ tầm quan trọng của nó. Bài học cần minh bạch trong công tác tài chính, kế toán trong đó cần có hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo độ an toàn tài chính và có quyết sách kịp thời, đảm bảo an toàn là nguyên tắc gắn liền với việc đảm bảo một cơ cấu tài chính cân đối và phát huy chức năng kiểm tra, cảnh báo của công tác tài chính kế toán.

+ Thứ tư: Doanh nghiệp cần chủ động ứng khó khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Hơn ai hết, doanh nghiệp hiểu rõ những bất lợi của mình, nắm bắt nguy cơ sớm nhất, khi xử lý sớm, chủ động, sẽ hạn chế những bất lợi một cách tốt nhất. Những cuộc đàm phán sớm khi doanh nghiệp chưa quá nguy nan thường có kết quả tích cực hơn những cuộc đàm phán mà doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực thẳm.

+ Thứ năm: Cần tìm cách gây dựng uy tín, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mới là nguyên tắc quan trọng nhất và là thước đo việc thực hiện các nguyên tắc trên đồng thời ngược, lại nó cũng giúp cho việc thực hiện suôn sẻ những nguyên tắc kinh doanh đó. Khi có uy tín, có thương hiệu, việc phát triển dự án sẽ thuận lợi hơn, kinh doanh sẽ phát đạt hơn, nguồn doanh thu chắc chắn hơn và khi khó khăn thì việc đàm phán với các chủ nợ hay đối tác mới cũng thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh.Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc của tài chính là có kế hoạch, tiết kiệm, có lợi đảm bảo nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.

Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp giúp ta đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phục vụ tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình.

Để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ta sử dụng các công cụ tài chính và các chỉ số đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra để hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ sử dụng nguồn vốn để kinh doanh mà còn phải sử dụng nguồn vốn đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Những cơ sở lý luận trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trên đề cập đến những vấn đề cơ bản của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, áp dụng cái chung để đi đến cái riêng đó là mục tiêu của nhà phân tích. Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược của mình, các doanh nghiệp cần phải định kỳ phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp sẽ xác định được trọng điểm trong công tác quản lý tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua quá trình nghiên cứu luận văn này sẽ đi đến phân tích cái riêng, cái cụ thể tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất Động Sản HUDLAND để biết được điểm mạnh cũng như điểm yếu từ đó xây dựng một số các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty trong thời gian tới.

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lê Quốc Chung – Lớp QTKD 38 Viện Kinh tế & Quản lý CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Phân tíh tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản hudland (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)