Phân tích chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Phân tíh tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản hudland (Trang 32 - 35)

1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.2. Phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp

1.3.2.2 Phân tích chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dụng hay mức quay vòng và sức sản xuất của tài sản trong năm. Nói cách khác, các chỉ số này trả lời câu hỏi: Một đồng tài sản của doanh nghiệp có thể góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH

(ROE) =

Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

(ROA)

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lê Quốc Chung – Lớp QTKD 20 Viện Kinh tế & Quản lý - Vòng quay hàng tn kho:

Chỉ số này phản ánh cứ một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo bao nhiêu đồng doanh thu?

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay càng cao thì càng tốt.

Vòng quay hàng tồn kho càng cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Điều này chứng tỏ công việc kinh doanh là tốt hay tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho cho thấy doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một lượng vốn tồn kho ít nhưng đem lại tổng doanh thu cao.

Vòng quay hàng tồn kho thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt.

Do giá trị hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán là mức tồn kho tại một thời điểm cụ thể còn doanh thu thuần là giá trị được tạo ra trong suốt một chu kỳ kinh doanh nên khi tính toán tỷ số vòng quay hàng tồn kho phải sử dụng mức tồn kho bình quân dựa trên kết quả trung bình cộng các giá trị hàng tồn kho trong kỳ. Giá trị trung bình của các chỉ tiêu được tính theo công thức:

+ K thu n bán chu:

Chỉ số này được xác định bằng cách lấy khoản phải thu (KPT) bình quân chia cho doanh thu và sau đó nhân với 365 ngày. Chỉ số này phản ánh mức độ bán chịu của doanh nghiệp về bản chất đây chính là phần doanh thu chưa thu hồi được tính theo ngày.

Doanh thu thuần

Kỳ thu nợ bán chịu Khoản phải thu bình quân x 365

= à

2

Giá trị hàng tồn kho bình quân Số đầu kỳ+ số cuối kỳ

=

Giá trị HTK bình quân Số vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần

=

Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo. Có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần làm tăng doanh thu.

Kỳ thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, khả ngăn sinh lợi thấp.

Kỳ thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao. Cũng có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn đến đánh mất cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh.

+ Vòng quay TSDH:

Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên TSDH bình quân của doanh nghiệp. Giá trị TSDH là giá trị thuần của các loại TSDH tính theo giá trị sổ sách kế toán.

Vòng quay TSDH càng cao chứng tỏ tài sản cố định có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không nhàn rỗi và được sử dụng hết công suất.

Vòng quay TSDH cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Vòng quay TSDH thấp do nhiều TSDH không hoạt động, chất lượng TSDH kém hoặc không hoạt động hết công suất làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm.

+ Vòng quay TSNH:

TSNH là tài sản dự trữ hoặc trong thanh toán để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng ngày. Để xác định tốc độ luân chuyển của TSNH, khi phân tích người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị TSNH tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Năng suất sử dụng TSNH cho biết trong kỳ TSNH quay được bao nhiêu

Giá trị TSDH bình quân Vòng quay TSDH Doanh thu thuần

=

TSNH bình quân Vòng quay TSNH Doanh thu thuần

=

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lê Quốc Chung – Lớp QTKD 22 Viện Kinh tế & Quản lý vòng. Nếu số vòng này càng cao chứng tỏ TSNH có chất lượng, được sử dụng tối đa không bị nhàn rỗi và không bị ứ đọng trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Vòng quay TSNH cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư.

Vòng quay TSNH thấp là do nhiều nguyên nhân như: tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi các khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá nhiều, quản lý vật tư, hàng hóa không tốt chưa đạt yêu cầu.

+ Vòng quay tng TS:

Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản được tính theo công thức:

Tổng tài sản là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tại thời điểm tính toán.

Vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp khả năng quản lý ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp.Vòng quay tổng tài sản cao chứng tỏ các loại tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao và được sử dụng tối đa, không bị nhàn rỗi và không bị khoanh giữ trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Vòng quay tài sản cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao.Vòng quay tổng tài sản thấp là do yếu kém trong khâu quản lý tài sản dài hạn, quản lý tiền mặt, quản lý các khoản phải thu kém, chính sách bán chịu, quán lý hàng hóa, vật tư, quản lý bán hàng kém.

Một phần của tài liệu Phân tíh tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản hudland (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)