Tình hình tín dụng nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động vốn vay NHNNPTNT đối với kinh tế nông hộ xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.3. Tình hình tín dụng nông thôn ở Việt Nam

1.2.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng nông thôn Từ Nghị Quyết 10, ngày 05.04.1988 của Bộ Chính Trị TW Đảng về "Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp", hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, được vay vốn NH để sản xuất. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà Nước ta vẫn tiếp tục kiện toàn, đổi mới cơ chế, chính sách, không ngừng khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế hộ, cụ thể:

Theo Quy định về"Chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp và kinh tế nông thôn" ban hành kèm theo Nghị định số 14/ CP ngày 02/03/1993 của Chính Phủ:"Các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện thì được ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay bổ sung vốn để sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn trực tiếp đến hộ sản xuất, từng bước mở rộng việc cho vay trung hạn và dài hạn để phát triển cây dài ngày, chăn nuôi gia súc, mua sắm thiết bị máy móc, đối với công nghệ, phát triển công nghiệp nông thôn v.v... Thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, bảo đảm nguyên tắc có hiệu quả kinh tế - xã hội, không phân biệt thành phần kinh tế, ưu tiên cho vay để thực hiện các dự án do Chính phủ chỉ định; chú trọng cho vay đối với hộ nghèo, các hộ ở vùng núi cao, hải đảo, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới,.."

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo Điều 8, Luật các TCTD số 07/1997/QHX, về"Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân": "Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn."

Theo Nghị quyết số 15- NQ/TW về"Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghịêp, nông thôn giai đoạn 2001-2010": "Nhà nước cân đối các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông - lâm - ngư, diêm nghiệp và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các TCTD hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi suất thỏa thuận; tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn. Người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn được thế chấp bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để vay vốn NH, được vay vốn tín chấp và vay theo dự án SXKD có hiệu quả,..."

1.2.3.2. Tình hình tín dụng nông thôn ở Việt Nam

Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, thị trường vốn tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta ngày một phát triển. Việc huy động nguồn vốn tín dụng nói chung, tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng không ngừng được tích cực thực hiện, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về vốn sản xuất nông nghiệp ngày một lớn. Hiện nay, nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta bao gồm:

- Vốn do các NH huy động;

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, các TCTD nước ngoài.

Ngoài các nguồn vốn do các NH huy động, hàng năm Nhà nước dành một phần vốn từ ngân sách chuyển sang để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế theo chính sách Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cũng tranh thủ huy động các nguồn vốn từ nước ngoài kể cả vốn ODA và vốn vay thương mại.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự thông thoáng của chủ trương, chính sách, hệ thống tín dụng nông thôn nước ta ngày càng đa dạng, với nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

loại hình TCTD, chính thức hoặc không chính thức, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động chính sách. Hiện nay, tham gia vào hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam gồm có các TCTD chính thức: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGOs); và mạng lưới tín dụng không chính thức như người cho vay nóng, cho vay nặng lãi,... Sự phát triển đa dạng về thành phần cung ứng vốn này giúp cho những cá nhân, đơn vị có nhu cầu về vốn có thêm cơ hội được vay vốn, đồng thời đặt ra đòi hỏi mỗi TCTD trong hệ thống tín dụng nông thôn nước ta phải không ngừng hoàn thiện, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động vốn vay NHNNPTNT đối với kinh tế nông hộ xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)