CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỐN VAY NHNN&PTNT ĐỐI VỚI
2.2. Giới thiệu về NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Phú Vang
2.2.3. Khái quát tình hình hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT huyện Phú Vang tại xã Phú Mỹ giai đoạn (2009-2011)
Hoạt động cho vay là một hoạt động là hoạt động chủ đạo và đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Mặt khác hoạt động này còn thể hiện một phần sức cạnh tranh, thị phần của ngân hàng so với ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trong những năm qua chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Vang đã cố gắng không ngừng để hoạt động cho vay trên toàn huyện nói chung cũng như xã Phú Mỹ nói riêng đạt hiệu quả cao và an toàn. Chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp để mở rộng thị trường cho vay như: Tăng cường công tác tiếp thị, áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, đồng thời bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện để có hướng đầu tư hợp lý, thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể tới từng cán bộ tín dụng. Và kết quả là sau một thời gian dài mở rộng và phát triển thị trường tín dụng đến nay chi nhánh NHNN&PTNThuyện Phú Vang đã có trong tay một khối lượng khách hàng tương đối lớn trong toàn huyện. Để thấy được tình hình hoạt động tín dụng tài Chi nhánh ta phân tích bảng 2.
2.2.3.1. Tình hình cho vay của NHNN&PTNT giai đoạn (2009-2011)
Qua bảng số liệu 3 ta có thể thấy nhìn chung, tình hình cho vay hộ nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp của NHNN&PTNT Phú Vang qua các năm đều tiến triển tốt. Công tác cho vay được tích cực thực hiện, đưa doanh số cho vay qua 3 năm tăng lên đáng kể. DSCV năm 2010 là 4.256 triệu đồng tăng 110 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 2,65%.Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn từ phía ngân hàng, luôn xác định rõ hộ nông dân là khách hàng mục tiêu, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, mang lại thu nhập và nâng cao đời sống. Năm 2011 đạt 4.570 triệu so với năm 2010 tăng 314 triệu đồng tương ứng tăng 7,38%. Trong tổng DSCV thì DSCV hộ nông dân luôn chiếm tỷ trọng
Trường Đại học Kinh tế Huế
lớn, cụ thể là 87,09%, 93,49%, 84,88% lần lượt qua các năm 2009, 2010, 2011. DSCV hộ nông dân trong năm 2011 do trong năm này xã bắt đầu tổ chức đền bù giải tỏa thực hiện lấy chỗ cho các dự án như Khu đô thị Mỹ Thượng, dự án đường tỉnh lộ 10A, khiến một phần lớn hộ dân nằm trong khu vực đền bù dù nhưng không thể vay để sản xuất dù có thẻ đỏ để tín chấp, việc mất đất, mất ruộng sản xuất cũng là một lý do khiến người dân loay hoay chưa tìm ra phương án sản xuất mới kéo theo các hoạt động vay vốn của người dân cũng giảm.
Cùng với hoạt động cho vay, tình hình thu nợ của ngân hàng cũng là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng vì nó phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Chính vì vậy trong những năm qua trong hoạt động tín dụng công tác thu nợ được Chi nhánh rất quan tâm nhằm đảm bảo nguồn vốn cho vay được thu hồi đầy đủ, năm 2009, DSTN là 3.442 triệu đồng trong đó DSTN hộ nông dân là 2.320 triệu đồng chiếm 67,40%, tỷ lệ này khá thấp do trong năm 2008 xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới khiến Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng, lạm phát tăng cao, giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu đầu vào, giá phân bón đều tăng làm các hoạt động sản xuất của nông dân giảm sút, giá sản phẩm bán ra không đủ bù đắp chi phí, lợi nhuận giảm rất nhiều nên kết quả thu nợ thấp là điều dễ hiểu. Sang đến năm 2010, DSTN phần nào được cải thiện, đạt 3.512 triệu đồng, tăng 70 triệu đồng so với 2009, tương ứng tăng 2,03%.Trong đó, DSTN hộ nông dân là 85,08%. Đây là con số khá cao, là một tín hiệu đáng mừng của sự phục hồi kinh tế, cho thấy sự cố gắng của cán bộ tín dụng cùng với bà con nông dân trong việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Đến năm 2011, DSTN là 3.864 triệu đồng, tăng 352 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với 10,02%. Trong đó, DSTN hộ nông dân là 3.302 triệu đồng chiếm 85,45%, DSTN hộ nông dân trong năm này tăng nhẹ do 6 tháng đầu năm 2011 tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp mưa rét kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nếu DSCV là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nó thể hiện quy mô đầu tư tín dụng. DSTN là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng thì DN là chỉ tiêu vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh kết quả hoạt động cho vay và thu nợ của ngân hàng. Dư nợ tăng trong đó NQH thấp sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Quan sát bảng số liệu ta thấy DN qua các năm có xu hướng tăng lên. Năm 2010 là 3.786 triệu đồng tăng 744 triệu đồng, tương ứng tăng 19,65% so với năm 2009. Năm 2011 DN là 5.236 triệu đồng, tăng 706 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,58%. Trong tổng DN thì DN hộ nông dân luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2009 đạt 2.880 triệu đồng chiếm 76,07%, năm 2010 đạt 3.871 triệu đồng chiếm 83,18%. DN hộ nông dân năm 2010 tăng phản ánh nhu cầu vay vốn của bà con nông dân đã tăng lên. Năm 2011, DN hộ nông dân là 4.448 triệu đồng chiếm 82,37%, giảm 0,81% so với 2010 vì DSCV giảm dẫn đến DN giảm theo. Nhìn chung, DN tăng lên là do DSCV qua 3 năm tăng lên và DN của các năm chưa đến hạn chuyển sang trong số đó có một phần nhỏ là NQH. Kết quả này không chỉ phản ánh được sự cố gắng không ngừng trong công tác cho vay của cán bộ ngân hàng, mà còn phản ánh nhu cầu vay vốn của các hộ đã tăng lên.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 3: Tình hình cho vay của NHNN&PTNT tại xã Phú Mỹ giai đoạn (2009-2011)
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1. Doanh số cho vay Tr.đ 4.146 4.256 4.570 110 2,65 314 7,38
Doanh số cho vay hộ nông dân Tr.đ 3.611 3.979 3.879 368 10,19 -100 -2,51
Tỷ trọng % 87,09 93,49 84,88 - - - -
2. Doanh số thu nợ Tr.đ 3.442 3.512 3.864 70 2,03 352 10,02
Doanh số thu nợ hộ nông dân Tr.đ 2.320 2.988 3.302 668 28,79 314 10,51
Tỷ trọng % 67,40 85,08 85.45 - - - -
3. Dư nợ Tr.đ 3.786 4.530 5.236 744 19,65 706 15,58
Dư nợ hộ nông dân Tr.đ 2.880 3.871 4448 991 34,41 577 14,90
Tỷ trọng % 76,07 83,18 82,37 - - - -
4. Nợ quá hạn Tr.đ 2.432 1.761 915 -671 -27,59 -913,24 -48,04
Nợ quá hạn hộ nông dân Tr.đ 2.252 1.340 687 -912 -40,44 -653 -48,73
Tỷ lệ nợ quá hạn % 92,52 76,09 75,08 - - - -
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng phải luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn trong đó phải kể đến NQH. Bởi khi phát sinh NQH sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm khả năng thanh toán ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Nếu tỉ lệ NQH của ngân hàng càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đạt hiệu quả, chất lượng tín dụng chưa tốt. Tại xã Phú Mỹ, lượng tiền NQH vẫn ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2009 là 2.432 triệu đồng trong đó NQH hộ nông dân là 2.252 triệu đồng do DSTN trong năm này thấp. Năm 2010 là 1.340 triệu đồng, giảm 671 triệu đồng so với 2009, tương ứng với 27,59%. Qua năm 2011, giảm xuống chỉ còn 687 triệu đồng, giảm 913,24 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 48,04% so với năm 2010. Tỷ lệ NQH qua các năm lần lượt là 92,52%, 76,09%, 75,08% toàn bộ NQH trong 3 năm đa số thuộc về hộ nông dân. Nguyên nhân của sự gia tăng NQH là do trong những năm qua thời tiết diễn biến rất phức tạp, dịch bệnh xảy ra triền miên, nguy cơ bùng nổ dịch heo tai xanh, lở mồm long móng cao, lạm phát, sự rớt giá của một số mặt hàng nông sản,.... gây thiệt hại đến quá trình sản xuất kinh doanh làm người dân.
Nhìn chung, với kết quả hoạt động cho vay như trên của NHNN&PTNT huyện Phú Vang giai đoạn 2009-2011 cho ta thấy được hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian này đã đạt được kết quả đáng khích lệ về cả số lượng lẫn chất lượng với DSCV, DN ngày càng tăng. Hoạt động của NHNN&PTNT huyện Phú Vang đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của toàn huyện nói chung, địa bàn xã Phú Mỹ nói riêng trong những năm qua, đặc biệt là kinh tế của các hộ nông dân.