CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỐN VAY NHNN&PTNT ĐỐI VỚI
2.3. TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1. Quy mô vay vốn của các hộ điều tra
Sau hơn 20 năm đổi mới bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể là: Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, giờ đây người nông dân đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề truyền thống...Tuy nhiên, qua tìm hiểu khảo sát trên thực tế, tôi nhận thấy rằng hằng năm do sự biến động của giá cả thị trường về phân bón, cây giống, con giống, thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh ngày càng phát triển. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân vì khi đó chi phí sản xuất nông nghiệp của nông dân sẽ tăng lên theo từng năm. Do đó, nhu cầu vốn sản xuất cũng theo đó mà tăng lên, vốn tự có không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, do đó những hộ nông dân này phải đi vay vốn bên ngoài mới đủ vốn đáp ứng sản xuất và NHNN&PTNT Phú Vang có nhiệm vụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
là cung cấp vốn kịp thời cho những hộ nông dân trên toàn địa bàn toàn huyện nói chung và tại xã nói riêng. Để hiểu rõ hơn về tình hình vay vốn của các hộ nông dân, ta đi vào phân tích bảng 7.
Bảng 7: Quy mô vay vốn của các hộ điều tra Mức vốn vay
(bình quân/hộ)
Tổng số hộ
Mức vay bình quân/hộ (Triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Dưới 20 triệu đồng 18 12,11 30,00
Từ 20 – dưới 40 triệu đồng 21 24,14 35,00
Từ 40 – dưới 60 triệu đồng 12 47,83 20,00
Từ 60 – dưới 80 triệu đồng 5 70,00 8,33
Trên 80 triệu đồng 4 93,25 6,67
Tổng cộng 60 33,70 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2012) Qua bảng 7 ta có thể thấy, ở các mức vay vốn khác nhau thì quy mô vay vốn cũng khác nhau. Ở mức vay dưới 20 triệu đồng, có 18 hộ nông dân vay chiếm tỷ lệ tương ứng là 30% với mức vay bình quân 12,11 triệu đồng/hộ, trong số này chỉ có 3 hộ vay với mức dưới 10 triệu đồng trở xuống do hiện nay với những hộ có nhu cầu vay vốn thấp, các tổ chức, chi hội Phụ nữ sẽ đứng ra lập danh sách, sau đó tổ chức sẽ chia số người vay theo từng tổ ( thông thường từ 2-10 người/tổ), chọn 1 cá nhân có uy tín trong tổ đứng tên đại diện trên hợp đồng vay vốn dưới sự chấp thuận của các bên tham gia, nên số người vay với mứa vay này không còn cao. Còn lại đa số các hộ đều vay trên 10 triệu đồng để sản xuất.Có 21 hộ vay ở mức vay từ 20 đến dưới 40 triệu đồng, chiếm tỷ lệ tương ứng 35% với mức vay bình quân 24,14 triệu đồng/hộ. Ở mức vay từ 40 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng, có 12 hộ vay, chiếm tỷ lệ 20% với mức vay 47,83 triệu đồng/hộ. Sở dĩ số lượng hộ vay ở 2 mức này nhiều như vậy là bới: mức vay này có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất quy mô vừa phải, các hộ nông dân vay với mục đích là sửa chữa chuồng trại, nuôi lợn, trâu bò sinh sản, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất ( máy bơm, cuốc, liềm, bình phun thuốc trừ sau, phân bón....) hay mở rộng sản xuất với quy mô vừa phải. Mặt khác, Nghị định 41/2010/NĐ- CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong điều khoản 8 quy định: “Riêng đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ
Trường Đại học Kinh tế Huế
sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức như sau:
a. Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
b. Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn;
c. Tối đa đến 500 triệu đồng đối với các đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại.”
Do đó, từ 2 năm nay, Chi nhánh đã thực hiện cho vay không tín chấp với hộ nông dân với mức vay lên đến 50 triệu đồng, vì vậy số lượng hộ nông dân vay vốn ở mức dưới 50 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất cao, mức vay này có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cho sản xuất của đại đa số bà con nông dân, điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ làm động lực cho sự phát triển kinh tế toàn diện trên toàn xã của nhà nước cũng như từ phía ngân hàng. Với mức vay từ 60 đến dưới 80 triệu đồng, trên tổng số 60 hộ điều tra có 5 hộ vay ở mức vốn này chiếm tỷ lệ 8,33% với mức vay bình quân 70 triệu đồng/hộ. Ở mức vay từ 80 triệu đồng trở lên, có 4 hộ vay, chiếm tỷ lệ 6,67% với mức vay bình quân 93,25 triệu đồng/hộ. Đây là những hộ đã có kế hoạch làm ăn rõ ràng và chứng minh được phương án sử dụng vốn, tự tin về năng lực của mình nên họ được vay bằng phương án thế chấp. Một số bà con nông dân có nhu cầu vay ở mức vốn này, họ có sổ đỏ để thế chấp nhưng do những hộ này nằm trong quy hoạch đền bù giải tỏa mở rộng con đường tỉnh lộ 10A nên ngân hàng không thể thực hiện cho vay. Đây cũng là một trở ngại ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, kinh doanh của bà con, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và kinh tế hộ, nên cần thiết phải có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương nhanh chóng đền bù, hỗ trợ nơi ở mới để bà con ổn định chỗ ở, tập trung cho các hoạt động sản xuất.
2.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra
Vấn đề đặt ra cho hộ nông dân vay vốn là sử dụng vào mục đích nào phù hợp với thực trạng và điều kiện sản xuất của mình, từ đó sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả.
Hộ vay vốn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa bàn và nhu cầu của hộ. Qua tìm hiểu tại NHNN&PTNT Phú Vang tại xã Phú Mỹ thì đại đa số khi vay vốn dều ghi trong hồ sơ vay là sử dụng cho 3 lĩnh vực sản xuất chủ yếu đó là: Trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tuy nhiên qua khảo sát điều tra, tôi thấy rằng không phải hoàn toàn các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích như đã cam kết trong hồ sơ vay, mà một số hộ còn sử dụng vào mục đích khác như tiêu dùng, trả nợ, cho con ăn học,...Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích của hộ là do người nông dân thường có thu nhập thấp, điều kiện sống về vật chất tinh thần thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của người dân thành phố, trong khi đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng đi lên thì việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về cuộc sống là điều tất yếu. Do vậy khi có vốn vay, các hộ này không chỉ tập trung đầu tư vào một mục đích mà số tiền này thường được chia thành nhiều khoản sử dụng cho những mục đích khác nhau. Cũng với sự thiếu thốn về mọi mặt của người nông dân cũng tác động không nhỏ đến việc sử dụng vốn sai mục đích như khi vay vốn họ phải trả các khoản nợ vay nóng cho chi phí ăn học, chữa bệnh,...
Số hộ vay đầu tư cho chăn nuôi khá lớn mà chủ yếu hộ tập trung đầu tư vào trâu và lợn, cụ thể có 35 hộ nông dân vay vốn, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng số hộ điều tra vay vốn. Lĩnh vực được các hộ đầu tư tiếp đến là trồng trọt hoặc CN – TT và NTTS. Trong đó, có 17 hộ, tương ứng với 24,28% tổng số hộ điều tra đã sử dụng vốn vay phục vụ mục đích trồng trọt. Chủ yếu các hộ này đầu tư cho hoạt động trồng lúa, trồng sắn, đậu, lạc...Một số hộ vay vốn nhằm phát triển cả chăn nuôi và trồng trọt. Có 14 hộ vay đầu tư vào hoạt động NTTS hoặc chăn nuôi và NTTS, chiếm 20%. Sở dĩ số lượng hộ nông dân đầu tư vào chăn nuôi được đa phần người dân ưa chuộng, tích cực thực hiện, bởi các hoạt động này đã quá gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Người dân đã nắm vững quy trình, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc,...các loại vật nuôi này từ nhiều năm nay, nên họ mạnh dạn tiếp tục đầu tư phát triển. Thứ hai, việc mở rộng quy mô các hoạt động trồng trọt không chỉ phụ thuộc vốn đầu tư, mà gắn liền với diện tích đất được sử dụng. Trong khi đó, diện tích đất canh tác giao cho mỗi hộ đã được HTX quy đinh chặt chẽ. Việc gia tăng dân số và tách hộ càng làm nhu cầu về đất thêm căng thẳng. Nhiều hộ muốn vay vốn để phát triển trồng trọt, song không có đất canh tác khiến mong muốn đó không thể thực hiện. Do đó các hộ vay vốn tập trung đầu tư vào các dự án chăn nuôi lợn, trâu, bò, gà... vì với các dự án này, yêu cầu về diện tích đất sản xuất không lớn, và việc đầu tư vốn mở rộng quy mô sản xuất có nhiều thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, mặc dù mục đích ban đầu các hộ vay vốn cam kết với bên cho vay là đầu tư vốn cho sản xuất nông
Trường Đại học Kinh tế Huế
nghiệp, song trong số hộ điều tra, vẫn có một số sử dụng vốn cho các mục đích khác như tiêu dùng, trả nợ, cho vay,...Cụ thể, có 2 hộ dùng vốn vay để đầu tư cho hoạt động TM – DV, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, 3 hộ dùng cho sản xuất chăn nuôi đồng thời phục vụ tiêu dùng gia đình. Như vậy, có 11 hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích sản xuất nông nghiệp. Qua tìm hiểu được biết, trong các trường hợp này, có 2 hộ sử dụng tiêu dùng vì được cho vay với số vốn ít ỏi (5 triệu đồng và 6 triệu đồng), lại đang có nhu cầu về tài chính để phục vụ cho tiêu dùng của gia đình. Do đó, với số vốn vay này đã đáp ứng được kịp thời các nhu cầu đó. Tuy số hộ sử dụng số vốn sai mục đích không nhiều, song điều này đã phản ánh phần nào những vướng mắc trong hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay tại xã Phú Mỹ. Trong khi có những hộ thực sự có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất nhưng chưa được tiếp cận vốn tín dụng, thì một bộ phận nguồn lực này lại đang bị lãng phí.
Bảng 8: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)
1. Trồng trọt 17 24,28
2. Chăn nuôi 35 50,00
3. Nuôi trồng thủy sản 14 20,00
4. Mục đích khác (Tiêu dùng, TTCN,..) 4 5,72
Tổng 70 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
5.72%
24.28%
50%
20%
Trồng trọt Chăn nuôi
Nuôi trồng thủy sản Mục đích khác
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng vốn vay của hộ điều tra
Ghi chú: Tổng số hộ sử dụng vốn vay để trồng trọt, chăn nuôi, và sử dụng tiêu dùng cho mục đích khác lớn hơn tổng số hộ điều tra do có một số hộ vay đầu tư cho nhiều hoạt động
Trường Đại học Kinh tế Huế