CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỐN VAY NHNN&PTNT ĐỐI VỚI
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
2.1.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
a, Sản xuất nông, ngư nghiệp
* Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo cấy: 872,341 ha, đạt 98,3% so với kế hoạch, giảm 15,11 ha do những năm gần đây dự án quy hoạch Mỹ Thượng, làm đường thủy lợi Dương – Mỹ - An, chuyển đổi đất vùng Tam Bữu chuyển sang bán đấu giá đất ở.
Bên cạnh đó, bà con nông dân đã tổ chức giao cấy đúng lịch thời vụ, đưa trên 98% giống lúa xác nhận vào sản xuất, trong đó giống chủ lực được cơ cấu các loại như: Xi 23, 13/2, X21, Khang Dân, Nếp N87. Nhờ làm tốt công tác thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh và chăm bón đúng quy trình kỹ thuật đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa đạt 59,4 tạ/ha, Tổng sản lượng lương thực 5.181,7 tấn đạt 104 % kế hoạch. Nhân dân duy trì sản xuất 30 ha màu như rau muống, hoa các loại, khoai lang, sắn .... nên cũng đã giải quyết được một phần kinh tế đáng kể.
* Chăn Nuôi:
Toàn xã được vận động phát triển chăn nuôi heo theo mô hình gia trại, hiện toàn xã có 23 gia trại nuôi lợn, 03/10 gia trại chăn nuôi bò, đạt 30 % kế hoạch ( từ 10 con trở lên), công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm theo định kỳ từng vụ, từng năm và tiêm bổ sung được chú trọng, đã tiêm đạt 98% tổng đàn thuộc diện tiêm.
Công tác phòng chống dịch cũng được quan tâm, đã cấp phát hóa chất Benkocix, vôi đến tận các gia trại để tiêu độc.
Tổng đàn lợn hiện có: 1.280/1.700con, giảm 420 con so với cùng kỳ năm trước, đàn trâu có: 144/168 con, giảm 24 con so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm có 9000/7.800 con, tăng 1.200 con so với cùng kỳ năm trước; trong đó gà 4.200 con, vịt 4.800 con ( tổng 3 đàn, gồm hộ ông Nguyễn Miễn ở thôn Mỹ Lam, ông Nguyễn Lành ở thôn An Lưu, ông Lê Minh Quang ở thôn Mỹ Lam), số còn lại nuôi nhỏ lẻ ở trong dân cũng tăng đáng kể.
* Thủy Sản:
Ngoài việc tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giống, đã tăng cường chỉ đạo các công tác qui hoạch tổng thể, qui hoạch chi tiết. Tòan xã có tổng diện tích nuôi thả:
231,83 ha, trong đó:
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Cao triều: 26,25 ha; Hạ triều: 16,58 ha; Chắn sáo: 187 ha; Nuôi nước ngọt: 2ha.
- Tổng sản lượng NTTS đã thu được 194 tấn, đạt 102,1 % trong đó cá các loại:
117,5 tấn, tôm 61,2 tấn, cua 15,3 tấn. Tổng giá trị ước thu 14 tỷ đồng.
Những kết quả đạt được trong nông – ngư nghiệp đã làm cho bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc và đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
b, Tiểu thủ công nghiệp; ngành nghề nông thôn:
Nhờ đẩy mạnh củng cố, khôi phục các ngành nghề truyền thống như nón lá ( đã đăng ký thương hiệu “Nón lá Mỹ Lam” , xã đã tổ chức lớp chuyển giao kỹ thuật chằm nón lá phục vụ du lịch với 50 học viên, thời gian đào tạo 3 tháng; sản xuất nhang chất lượng cao ( 01 cơ sở); Mộc mỹ nghệ, dân dụng ( 05 cơ sở); Nề ( 03 doanh nghiệp tư nhân); Đàn Guitar; Giày dép (03 cơ sở); sản xuất bờ lô, xay xát, may mặc....nhằm tăng thu nhập trong nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng TTCN thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng rõ nét. Giái trị sản xuất TTCN - Ngành nghề nông thôn đạt 29,2 tỷ đồng, đạt 149% kế hoạch năm và tăng 149% so với nghị quyết (19,5 tỷ).
c, Thương mại - Dịch vụ:
Ngành dịch vụ có hướng phát triển đa dạng theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống. Trong những năm vừa qua, nhờ sự tham gia của các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình đẩy mạnh phát triển dịch vụ, chú trọng các ngành có tiềm năng như dịch vụ thương maik, dịch vụ sản xuất nông – ngư nghiệp, dịch vụ vận tải, dịch vụ xây dựng, dịch vụ văn hóa – xã hội.... góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 37,3 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch.
d, Tài chính ngân sách:
Trong 3 năm qua (2009-2012), công tác thu chi ngân sách có bước phát triển mới, các nguồn thu đều vượt kế hoạch đề ra, thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 410 triệu đồng so với nghị quyết lên 665 triệu đông năm 2010, chi ngân sách địa phương tăng từ 592 triệu đồng lên 1 tỷ 700 triệu đồng. Chi ngân sách nhà nước đã từng bước cơ cấu theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tập trung chi lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng
Trường Đại học Kinh tế Huế
kỹ thuật, phát triển nông nghiệp nông thôn, văn hóa – xã hội, bảo đảm nhu cầu chi cho công tác QPAN và giữ gìn trật tự ATXH.
2.1.1.2.2. Về văn hóa - xã hội
A. Về văn hóa:
a, Giáo dục và đào tạo:
Trong 3 năm 2009 – 2011, sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã đã có những bước phát triển vững chắc cả về qui mô, chất lượng hiệu quả. Đội ngũ giáo viên, nhân viên được bổ sung khá đầy đủ, cơ bản được chuẩn hóa và nâng chuẩn. Chất lượng giáo dục ở các cấp bậc học được duy trì và có những mặt được nâng lên, tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi và học sinh phổ thông tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước, học sinh vào lớp 6 đạt 98,9 %, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98%, trẻ em huy động vào mẫu giáo đạt trên 98%, trẻ em trên 6 tuổi huy động vào lớp 1 đạt 98%, mạng lưới trường học được nâng cấp đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục, xã đã duy trì phổ cập tiểu học đụng độ tuổi và trung học cơ sở.
b, Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em:
Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em những năm qua tại xã đạt nhiều tiến bộ, công tác khám và chữa bệnh ngày càng tốt hơn, có chương trình mục tiêu quốc gia về y tế triển khai có kết quả, đặc biệt khống chế không để dịch bệnh xảy ra, đội ngũ y bác sỹ đủ về số lượng, chất lượng, có khả năng phòng chống, ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm, thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 16,3 %, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,1 %.
c, Hoạt động văn hóa:
Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, hoạt động văn hóa tại xã Phú Mỹ ngày càng chuyển biến tích cực, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là các dịp lễ hội kỷ niệm như những ngày lễ lớn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân như: Tiếp tục đẩy mạnh “Phong trào toàn dân ký kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay toàn xã có 6/cô gái làng đã đăng ký, 6/cô gái
Trường Đại học Kinh tế Huế
làng được công nhận đạt chuẩn văn hóa, 5/6 cơ quan được công nhận đạt chuẩn văn hóa, số hộ gia đình chuẩn văn hóa: 1750 hộ đạt 84,5 %.
d, Hoạt động thể dục thể thao:
Hoạt động thể dục thể thao có những bước phát triển như: Tổ chức Đại Hội thể dục thể thao toàn xã, tổ chức đua ghe truyền thống làng An Lưu, làng Mỹ Lam, hội thi TDTT làng Dưỡng Mong đã thu hút nhiều lực lượng quần chúng tham gia, tạo ra phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, góp phần xã hội hóa phong trào thể dục thể thao.
B. Về Xã Hội
a. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của xã năm 2011 là 11.139 người. Phú Mỹ là xã có dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao, chiếm 66% dân số. Trong thời gian qua, cùng với tốc độ đô thị hóa, tỷ lệ tăng dân số của xã tăng dần và có khả năng xấp xỉ 12.000 người trong năm 2012.
Số liệu trình bày ở bảng 1 cho thấy, đến cuối năm 2012 xã Phú Mỹ có nguồn lao động là 5.590 người (chiếm 50,18% dân số toàn xã), bên cạnh đó số người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động là 652 người.
Số người thực tế tham gia lao động là 6.242 người, chiếm 56,04% nguồn lao động, trong đó số người lao động tập trung chủ yếu ngành nông - ngư nghiệp là 5148 người ( chiếm 46,21% ), công nghiệp - xây dựng 352 người ( chiếm 3,16%), ngành dịch vụ và ngành nghề khác là 90 người (chiếm 0,81%).
Nhìn chung, phần lớn lực lượng lao động có trình độ học vấn không cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, chỉ có 5,2% đã đào tạo nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật. Lực lượng lao động trên địa bàn đa phần là lao động phổ thông, làm việc theo mùa vụ có nhiều thời gian nhàn rỗi, một bộ phận không nhỏ phải đi các tỉnh khác làm thuê, trình độ lao động thấp.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 1: Tình hình dân số lao động xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang năm 2011 Chỉ tiêu
2011
Số lượng (Người) Cơ cấu (%)
1. Nguồn lao động 11.139 100
- Trong độ tuổi LĐ 5.590 50,18
- Ngoài độ tuổi LĐ 5549 49,82
2. Phân phối nguồn LĐ 11.139 100
- Ở các ngành nông – ngư nghiệp 5.148 46,21
- Công nghiệp – xây dựng 352 3,16
- Dịch vụ 90 0,81