CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỐN VAY NHNN&PTNT ĐỐI VỚI
2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY NHNN&PTNT ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG HỘ XÃ PHÚ MỸ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.4.3. Đánh giá tác động của vốn vay đến thu nhập
Việc đánh giá tác động của vốn vay đối với kinh tế của hộ được xây dựng trên cơ sở đánh giá mối quan hệ giữa vốn vay bình quân /hộ đối với thu nhập bình quân/hộ.
* Kiểm định độ tin cậy thang đo nhân tố Thu nhập Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0.648 3
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12: Cronbach Alpha của nhân tố Thu nhập
Mục hỏi
Tương quan biến
tổng
Alpha nếu bỏ mục hỏi Thu nhập ( Alpha=0.648)
- Sau khi vay vốn, thu nhập hằng năm của gia đình tăng 0.558 0.419 - Sau khi vay vốn, thu nhập hằng năm của gia đình giảm 0.584 0.373 - Sau khi vay vốn, thu nhập hằng năm của gia đình
không thay đổi 0.217 0.606
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2012, phụ lục 4) Nhìn vào bảng 12 ta có thể thấy Cronbach Alpha có giá trị là 0,648. Nhân tố TLSX gồm 3 biến quan sát. Tất cả những biến này đều có các alpha nếu như loại bỏ bớt mục hỏi đều nhỏ hơn 0,648.
Bảng 13: Mối quan hệ giữa vốn vay NHNN&PTNTvới Thu nhập
Chỉ Tiêu Độ lệch tiêu
chuẩn Thống kê t Xác suất
Hệ số chặn 6.65E-16 0.75 0.000 1.000
Hệ số hồi quy 0.799 0.79 10.107 0.000
Hệ số xác định 0,638 - - -
Hệ số xác định có điều chỉnh 0,632 - - -
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2012, phụ lục 5) Kết quả hồi quy ở Bảng 13 cho thấy mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/hộ và thu nhập bình quân/hộ là có ý nghĩa thống kê(Sig=0.000) và có quan hệ đồng biến.
Với hệ số hồi quy( Coefficent)= 0,799 có ý nghĩa rằng khi mức vay bình quân/hộ tăng lên 1 triệu đồng thì thu nhập bình quân/hộ có xu hướng tăng lên 0,799 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, không thay đổi.
Kết quả trên cũng cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với biến độc lập khá chặt chẽ, với hệ số xác định R2 = 0,638 có ý nghĩa rằng 63,8% sự thay đổi của thu nhập bình quân/hộ là do ảnh hưởng của yếu tố vốn vay bình quân/hộ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Để đánh giá rõ hơn mức độ tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ ta đánh giá sự biến động lượng giá trị thu nhập/năm mà hộ thu được ở 2 thời điểm: trước và sau khi vay vốn. Kết quả thể hiện ở bảng 14.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, thu nhập bình quân hộ/năm sau khi các nhóm hộ đầu tư vay vốn nhìn chung đều lớn hơn so với trước khi vay vốn. Các hộ vay những khoản vay nhỏ, ở mức dưới 20 triệu đồng/hộ, có 2 hộ vay ở mức dưới 10 triệu đồng là những hộ vay phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, vốn vay không được sử dụng đầu tư cho sản xuất còn lại đều phục vụ sản xuất, bình quân mỗi hộ vay 12,11 triệu đồng, số vốn vay này đã giúp hộ một phần nào cải thiện thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế của gia đình. Bình quân một hộ sau khi vay vốn, thu nhập tăng lên 4,86 triệu đồng/năm, tương ứng tăng 29,07% so với trước khi vay.
Bảng 14: Tác động của vốn vay đối với thu nhập của các hộ vay vốn
(ĐVT: Tr.đ/hộ/năm)
Mức vay (Tr.đ)
Số hộ vay (hộ)
Vốn vay BQ/hộ
(Tr.đ)
Thu nhập bình quân hộ/năm
(Tr.đ)
So sánh thu nhập bình quân trước
và sau khi vay Trước
vay
Sau
Vay +/- %
Dưới 20 triệu 18 12,11 16,72 21,58 4,86 29,07
Từ 20 – dưới 40 triệu 21 24,14 25,05 35,09 10,05 40,11
Từ 40 – dưới 60 triệu 12 47,83 38,92 57,08 18,17 46,68
Từ 60 – dưới 80 triệu 5 70 55,00 79,20 24,20 44,00
Trên 80 triệu 4 93,25 49,25 73,50 24,25 49,24
BQ/Tổng 60 33,7 29,43 41,67 12,24 41,60
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2012) Các nhóm hộ còn lại cũng đều nhờ vào vốn vay, đầu tư cho sản xuất và thu được thu nhập lớn hơn trước. Lượng thu nhập tăng thêm và tỉ lệ phần trăm tăng thêm cũng cao dần, tỷ lệ thuận với mức vốn được vay. Ở nhóm hộ vay từ 20 đến dưới 40 triệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
đồng, có 21 hộ vay vốn với mức vay bình quân là 24,14 triệu đồng/hộ. So với thu nhập đạt được trước khi vay vốn đầu tư, thu nhập của hộ sau khi vay vốn đã tăng lên 10,05 triệu đồng/hộ/năm, tỉ lệ tương ứng là 40,11%. Ở nhóm hộ vay với mức vốn từ 40 đến dưới 60 triệu đồng, có 12 hộ vay ở mức vay này, với mức vay vốn bình quân/hộ 47,83 triệu đồng. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, với mức vay càng cao thì thu nhập tương ứng sau khi vay của bà con nông dân càng tăng trong điều kiện bà con biết phương pháp tổ chức đầu tư thích hợp. Cụ thể với mức vay từ 60 triệu đồng đến dưới 80 triệu đồng đem lại thu nhập sau khi vay tăng 24,20 triệu đồng/hộ/năm, tỷ lệ tương ứng là 44%. Và ở mức vay từ trên 80 triệu đồng, thu nhập của hộ nông dân tăng 24,25 triệu đồng/hộ/năm, chiếm tỷ lệ 49,24%, cao nhất trong các nhóm hộ vay. Những hộ thuộc 2 nhóm vay này đều là những hộ có kế hoạch sản xuất rõ ràng, do đó vốn vay ngân hàng được sử dụng một cách tối đa mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Bình quân chung mỗi hộ vay 33,7 triệu đồng, tạo ra được mức thu nhập là 41,67 triệu đồng sau khi vay mỗi hộ mỗi năm. So với trước khi vay vốn, thu nhập đã tăng lên thêm 12,24 triệu đồng/hộ/năm, tương ứng tăng 41,67%. Điều này cho thấy vốn tín dụng đã tác động tích cực và đáng kể đến kinh tế hộ vay. Mức vay càng cao thì thu nhập càng lớn, tỉ lệ tăng càng cao.
Bên cạnh mặt bằng chung khả quan đó, thực tế điều tra cho thấy, vẫn còn một số ít hộ đầu tư vốn vay cho mục đích tiêu dùng, 2 hộ đầu tư cho sản xuất song lại gặp dịch bệnh, thiên tai,...khiến cho vốn vay không phát huy được vai trò phát triển sản xuất, gia tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện kinh tế hộ.
2.4.3.1. Đánh giá tác động vốn vay đối với hoạt động trồng trọt của các hộ vay vốn
Qua bảng số liệu số 15, ta có thể nhận thấy số vốn vay đầu tư cho mục đích trồng trọt không cao, vốn vay bình quân cao nhất trong tổng số 17 hộ vay trồng trọt chỉ có 6 hộ vay ở mức vay 20,83 triệu đồng/hộ, 11 hộ còn lại, mức vay bình quân cao nhất là 15,33 triệu đồng/hộ. Căn cứ vào mức vay, tạm chia các hộ vay vốn thành các nhóm.
Ở nhóm hộ vay dưới 10 triệu đồng, có 4 hộ vay, với số tiền vay bình quân mỗi hộ là 7,25 triệu. Đây phần lớn là những hộ không khá giả, sản xuất trồng trọt manh mún, việc vay vốn của họ thường mang tính chất “lấy ngắn nuôi dài”, hiệu quả sinh lời từ
Trường Đại học Kinh tế Huế
vốn vì vậy không cao. Số vốn này các hộ vay chỉ để phục vụ những đòi hỏi mang tính thời vụ của việc trồng trọt ngắn ngày, như mua phân bón, thuốc trừ sâu...hầu như không có tính chất mở rộng quy mô sản xuất, gieo trồng. Vì vậy, trong số các hộ này, không hộ nào khai hoang hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho nên thu nhập bình quân sau khi vay chỉ tăng 4 triệu đồng/hộ, chiếm tỷ lệ 35,55%.
Ở nhóm vay từ 10 đến dưới 15 triệu đồng/hộ, có 4 hộ vay với mức vay bình quân 11,25 triệu/hộ. Trong số này, ngoài mục đích chung của các hộ là chi trả cho các nhu cầu trong sản xuất trồng trọt hiện thời, có 1 hộ vay để tăng vụ với giống lúa ngắn ngày trên diện tích 1000m2; một hộ khai hoang thêm 2.500m2 đất để trồng đậu, bắp; 2 hộ còn lại đầu tư cho mục đích chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi cá dìa với tổng diện tích chuyển đồi là 8.000 m2 đem lại mức thu nhập/hộ/năm bình quân là 24 triệu đồng, tăng 6,25 triệu đồng/hộ/năm.
Còn lại 3 hộ vay ở mức từ 15 đến dưới 20 triệu đồng. Trong số này có 2 hộ nhờ vao vốn vay mà có thể tiến hành khai hoang, đưa thêm 3000 m2 đất trũng chưa sử dụng vào sản xuất trồng lúa. Có 1 hộ dùng số vay vốn được để đầu tư chuyển đổi 1.500 m2diện tích ruộng trồng lúa có năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản những hộ ở nhóm này có mức thu nhập bình quân sau vay tăng 6,33 triệu đồng/hộ/năm, chiếm tỷ lệ 35,20%.
Có 6 hộ vay ở mức từ 20 đến 25 triệu đồng, thu nhập bình quân mỗi hộ sau khi vay là 31,67 triệu đồng/hộ/năm, tăng 8,5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ tăng 36,70%.
Như vậy, bình quân mỗi hộ được cho vay 14,47 triệu đồng. Sau khi đầu tư cho hoạt động trồng trọt, bình quân mỗi hộ có thu nhập sau khi vay 24,7 triệu đồng, tăng 6,53 triệu đồng/hộ/năm. Nhìn chung, phần lớn các hộ sau khi vay vốn, sử dụng vốn đầu tư cho trồng trọt đều thu được những kết quả khả quan nhất định, tình hình sản xuất biến đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, các mức vay khác nhau tác động khác nhau đến tình hình sản xuất của hộ. Mức vay càng cao, hộ vay càng có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, tăng vụ hoặc khai hoang, chuyển đổi loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 15: Tác động của vốn vay đến hoạt động trồng trọt của các hộ vay vốn
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2012) 2.4.3.2. Đánh giá tác động vốn vay đối với hoạt động chăn nuôi của các hộ vay vốn Kết quả điều tra cho thấy, mục đích của các hộ điều tra phần lớn đều sử dụng vốn vay được để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò, gà, vịt. Qua bảng 16, ta có thể thấy tác động của vốn vay ngân hàng nông nghiệp đối với hoạt động chăn nuôi. Trong tổng số 60 hộ điều tra, có 35 hộ vay vốn đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, 17 hộ vay để nuôi lợn, 14 hộ nuôi trâu, bò và 4 hộ nuôi gà, vịt.
Xem xét tác động của các mức vốn vay khác nhau đến hoạt động chăn nuôi của các các hộ, ta có thể thấy:
Số tiền vay vốn dành cho hoạt động chăn nuôi của các hộ khá cao, số vốn vay bình quân thấp nhất là 13,67 triệu đồng/hộ và cao nhất lên đến 46,62 triệu đồng/hộ. Ở mức vốn vay dưới 20 triệu đồng, chỉ có 2 hộ đầu tư nuôi trâu, bò, còn lại tập trung chăn nuôi lợn, gà vịt đem lại thu nhập sau khi vay bình quân mỗi hộ 25,28 triệu đồng/hộ/năm, tăng 5,72 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 29,26%.
Với mức vốn vay từ 20 đến dưới 40 triệu đồng, chỉ có 1 hộ đầu tư làm gia trại để nuôi gà với số lượng lớn, 17 hộ còn lại sử dụng vốn vay để phát triển chăn nuôi lợn và trâu bò đem lại thu nhập bình quân sau khi vay tăng 11,17 triệu đồng/hộ, chiếm tỷ lệ 42,40%.
Mức vay (Tr.đ)
Số hộ (hộ)
Vốn vay bình quân/hộ (Tr.đ/hộ)
Thu nhập bình quân/hộ/năm
(Tr.đ)
So sánh thu nhập trước và
sau khi vay Trước
vay
Sau vay
+/- %
Từ 5 – dưới 10 tr.đ 4 7,25 11,25 15,25 4,00 35,55
Từ 10 – dưới 15 tr.đ 4 11,25 17,75 24,00 6,25 35,21
Từ 15 – dưới 20 tr. đ 3 15,33 18,00 24,33 6,33 35,20
Từ 20 – 25 tr.đ 6 20,83 23,17 31,67 8,50 36,70
BQ hoặc cộng 17 14,47 18,18 24,70 6,53 35,92
Trường Đại học Kinh tế Huế
Ở mức vay từ 40 triệu đồng trở lên, số vốn vay bình quân hộ là 46,62 triệu đồng đem lại thu nhập sau khi vay tăng 14,25 triệu đồng/hộ chiếm tỷ lệ 43,18%.
Như vậy, ta có thể rút ra kết luận, với mức vay càng cao thì việc sử dụng vốn càng tập trung vào chăn nuôi gia súc hoặc đại gia súc. Riêng với đàn gà vịt, giá trị mỗi con tuy nhỏ, nhưng nếu muốn, hộ vẫn có thể đầu tư số vốn lớn để phát triển số lượng nuôi lớn. Tuy nhiên, quá trình điều tra thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng diễn ra phức tạp khiến người dân e ngại, không muốn đầu tư số vốn lớn, nhất là vốn đi vay vào chăn nuôi khiến thu nhập của hộ bị ảnh hưởng và tình hình chăn nuôi trên địa bàn có phát triển ở tốc độ chậm.
Bảng 16:Tác động của vốn vay đến hoạt động chăn nuôi của các hộ vay vốn
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2012) 2.4.3.3. Đánh giá tác động vốn vay đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ vay vốn
Bên cạnh đầu tư cho hoạt động trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nhiều hộ điều tra còn sử dụng vốn vay vào việc đầu tư nuôi trồng thủy sản. Tác động của vốn vay đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản thể hiện ở bảng 17.
Về cơ bản, việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ điều tra đều đạt được kết quả nhất định, có tác động nhất định đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, song ở các mức vay khác nhau thì mức độ tác động khác nhau.
Với các khoản vay dưới 30 triệu, các hộ chỉ có thể đáp ứng nhu cầu gia tăng số lượng nuôi thả, gia tăng giống, thức ăn, xử lý ao,...hoặc đầu tư tăng vụ nuôi trồng trên các diện tích mặt nước đã có sẵn. Trong 3 hộ vay dưới 30 triệu, có 1 hộ tăng thêm 1 vụ
Mức vay (Tr.đ)
Số hộ (hộ)
Vốn vay bình quân/hộ (Tr.đ/hộ)
Thu nhập bình quân/hộ/năm
(Tr.đ)
So sánh thu nhập trước và
sau khi vay Trước
vay
Sau
vay +/- %
Dưới 20 triệu 9 13,67 19.56 25,28 5,72 29,26
Từ 20 – dưới 40 triệu 18 25,05 26,33 37,50 11,17 42,40
Từ trên 40 triệu 8 46,62 33,00 47,25 14,25 43,18
BQ hoặc cộng 35 25,77 26,34 36,67 10,33 39,21
Trường Đại học Kinh tế Huế
nuôi trồng cho 1500 m2 diện tích mặt nước, giúp thu nhập của hộ bình quân sau khi vay đạt 44,67 triệu đồng, tăng 14,33 triệu đồng/hộ/năm. Với mức vay từ 30 đến dưới 60 triệu, có 2 hộ tăng thêm 1 vụ cho 2.850 m2 diện tích mặt nước, 4 hộ còn lại mở rộng diện tích nuôi trồng bằng cách cải tạo, mở rộng diện tích nuôi trồng, đầu tư thêm giống, thức ăn và tư liệu sản xuất mang lại mức tăng thu nhập bình quân 15,50 triệu đồng/hộ/năm, chiếm tỷ lệ khá cao 43,05%.
Đối với mức vay trên 60 triệu, điều kiện về vốn đã cho phép một số hộ tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích canh tác. Vốn vay đã giúp 1 hộ biến những diện tích đất ruộng trũng trồng lúa năng suất thấp thành diện tích mặt nước nuôi cá, tôm. Với mức vay trên 60 triệu, sau khi vay mỗi hộ có thu nhập 62,4 triệu đồng/hộ.năm, tăng 24 triệu đồng, đây là mức tăng khá cao, cho thấy nghề nuôi trồng thủy sản là một nghành nghề tiềm năng cần phát triển ở địa bàn xã. Nhưng vấn đề là, hoạt động nuôi trồng thủy sản đòi hỏi phải có vốn đầu tư ban đầu lớn, phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật nuôi trồng cũng như tay nghề cao, điều hầu hết thiếu ở bà con nông dân, do đó, muốn đầu tư cho hoạt động nuôi trồng thủy sản phải có phương án sản xuất cụ thể, linh hoạt để sử dụng số vốn vay hợp lý đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Nhờ vào vốn tín dụng, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã đem lại một số kết quả khả quan, mở ra một hướng đi mới cho nhiều hộ nông dân lâu nay chỉ quen sống nhờ vào cây lúa.
Bảng 17: Tác động của vốn vay đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ vay vốn
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2012) Mức vay
(Tr.đ)
Số hộ (hộ)
Vốn vay bình quân/hộ (Tr.đ/hộ)
Thu nhập bình quân/hộ/năm
(Tr.đ)
So sánh thu nhập trước và
sau khi vay Trước
vay
Sau
vay +/- %
Dưới 30 triệu 3 18,33 30,33 44,67 14,33 47,25
Từ 30 – dưới 60 triệu 6 45,50 36,00 51,50 15,50 43,05
Từ trên 60 triệu 5 75,60 38,40 62,40 24,00 62,50
BQ hoặc cộng 14 50,43 35,64 51,43 15,78 44,30
Trường Đại học Kinh tế Huế