Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động vốn vay NHNNPTNT đối với kinh tế nông hộ xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỐN VAY NHNN&PTNT ĐỐI VỚI

2.2. Giới thiệu về NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Phú Vang

2.2.4. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Để nắm được tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay thực tế, cũng như đánh giá những tác động của vốn vay đến phát triển kinh tế hộ nhằm đưa ra một số giải pháp để đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả tôi tiến hành điều tra 60 hộ nông dân có vay vốn của NHNN&PTNT huyện Phú Vang tại xã Phú Mỹ.

2.2.4.1.Tình hình lao động và nhân khẩu

Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp, đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

loài người. Trong kinh tế hộ, nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp, mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Sự biến động lao động sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất cũng như năng suất lao động. vì vậy trong điều kiện hiện nay việc sử dụng hợp lý cũng như nâng cao chất lượng lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở để tăng khả năng tiếp cận vốn vay, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con nông dân. Để hiểu rõ hơn về tình hình lao động ta đi vào phân tích bảng 3.

Qua điều tra thực tế 60 hộ được tổng hợp ở bảng 4 ta thấy rằng, phần lớn chủ hộ xuất thân từ nông thôn nên vấn đề về trình độ văn hóa còn thấp, đa số họ học vừa đủ để biết chữ, hạn chế này là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. Bình quân nhân khẩu/hộ là 4,55, trong khi đó bình quân 1 hộ có gần 3 lao động, điều này là do nhận thức của bà con nông dân còn hạn chế hoặc không có tiền để chu cấp nên đại bộ phận con em chỉ học đến cấp II họ đã cho nghỉ học đi làm việc để phụ giúp gia đình. Do đó làm gia tăng lao động trên mỗi hộ, số lao động này tuy nhiều nhưng trình độ kiến thức thấp, chậm trong việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến kết quả sản xuất kém hiệu quả, về lâu về dài đây là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, lạc hậu.

Mặt khác, qua bảng 4 chúng ta thấy rằng tình hình nhân khẩu/lao động là 1,72 khẩu, có nghĩa rằng, cứ một người lao động phải nuôi thêm gần 2 người ăn theo. Đây là tỷ lệ còn khá cao. Ta thấy số người ăn theo cao trong khi thu nhập của các hộ gia đình rất thấp nên kinh tế kém phát triển là điều khó tránh khỏi được khi mất mùa, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm lan rộng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên đói nghèo.

Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo. Trong đó, trình độ học vấn của người lao động là yếu tố rất đáng quan tâm, nó giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức mới, nó còn là một công cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động

Xét về văn hóa, hầu hết chủ hộ đều có trình độ thấp, có đến 83,33% chủ hộ học đến cấp 1 và cấp 2 trong đó 23,33% chủ hộ học đến cấp 1, 60% chủ hộ học đến cấp 2.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Số chủ hộ học đến cấp 3 chỉ chiếm 16,67%. Thực tế cho thấy người dân trước đây còn gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện học tập hơn nữa họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, do đó tình trạng nghèo đói luôn đe dọa, rình rập họ. Vì vậy các cấp chính quyền sở tại nên có biện pháp nâng cao trình độ văn hóa cho các hộ gia đình nghèo và khó khăn nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức từ đó giúp bà con nông dân cải thiện nền kinh tế gia đình nói riêng cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn xã nói chung.

Bảng 4: Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Xã Phú Mỹ

1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60

2. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,55

3. Bình quân lao động/hộ Lao động 2,65

4. Bình quân nhân khẩu/lao động Khẩu 1,72

5. Trình độ học vấn chủ hộ Người 60

- Tỷ trọng % 100

- Cấp 1 Người 14

- Tỷ trọng % 23,33

- Cấp 2 Người 36

- Tỷ trọng % 60

- Cấp 3 Người 10

- Tỷ trọng % 16,67

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) 2.2.4.2. Tình hình đất đai của các hộ điều tra

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được, nó trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là sản phẩm tự nhiên và có trước lao động, đất đai có giới hạn về mặt diện tích, nhưng khả năng sản xuất thì vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo đất đai một cách hợp lý làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, cải thiện đời sống kinh tế mỗi gia đình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để hiểu rõ hơn về quy mô và tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã ta đi vào phân tích bảng 5:

Kết quả điều tra bảng 5 cho thấy, diện tích nhà ở, vườn tạp và diện tích đất trồng cây hằng năm của hộ khá cao, cụ thể diện tích nhà ở,vườn tạp và diện tích đất trồng cây hằng năm bình quân mỗi hộ lần lượt là 288,28 m2và 2.1002. Thế nhưng do trình độ người dân ở đây còn thấp và hạn chế nên chưa tận dụng hết lợi thế của mình. Với nguồn đất phong phú như vậy, nhưng người dân không có kế hoạch đầu tư đúng hoặc không đủ các nguồn lực khác nên chỉ biết sử dụng trồng lúa và xen kẽ các cây ngắn ngày như lac, khoai, sắn... là đa số vì vây hiệu quả chưa cao. Một số bà con nông dân biết thế mạnh của mình là vùng ven biển nên họ đã đầu tư mạnh dạn vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như tôm và cá, nhưng con số này còn rất ít do việc nuôi trồng thủy sản đòi hỏi phải có diện tích nuôi thả rộng, vốn đầu tư ban đầu lớn nên trên toàn xã diện tích ao hồ chỉ đạt bình quân 216,67m2/hộ.

Bảng 5: Tình hình đất đai của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Xã Phú Mỹ

1. Diện tích nhà ở và vườn tạp/hộ m2/hộ 288,28 2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ m2/hộ 2.100

3. Diện tích ao hồ/hộ m2/hộ 216,67

4. Diện tích đất khác m2/hộ 51,10

Tổng m2/hộ 2656,05

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

Qua đó, ta có thể thấy dấu hiệu khả quan về nhận thức và tận dụng thế mạnh của bà con nông dân song nhìn chung họ chưa có kế hoạch làm ăn cụ thể, lâu dài, không có cách quyết toán rõ ràng, họ chỉ sản xuất theo thói quen mà chưa biết mở mang ngành nghề cũng như tiếp cận thị trường. Vì vậy, người nông dân rất cần sự giúp đỡ và hướng dẫn của chính quyền địa phương, các phòng ban chức năng liên quan để có thể tìm được lối đi đúng đắn trên con đường phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.4.3. Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

Trong sản xuất nông nghiệp, tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố không thể thiếu để phục vụ sản xuất, nó có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng cây trồng vật nuôi giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách nhanh gọn, có thể nói tư liệu sản xuất là tiền đề quan trọng cho tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Để hiểu rõ hơn về tình hình tư liệu sản xuất của các hộ nghèo ta đi sâu nghiên cứu bảng 6.

Bảng 6: Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

(Tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Xã Phú Mỹ

1. Trâu bò Con 1,28

2. Lợn nái sinh sản Con 1,70

3. Cá, tôm Vạn con 0,47

4. Cày, bừa Cái 0,27

5. Máy bơm nước Cái 0,35

6. Bình phun thuốc Cái 2,78

7. Công cụ khác Cái 3,83

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

Dựa vào bảng số liệu, ta có thể nhìn thấy, bà con nông dân đã từng bước chú trọng đến việc trang bị các TLSX, nhưng vẫn còn ở mức thấp và thô sơ. Những TLSX đắt tiền như máy bơm nước chỉ có 0,35 cái máy bơm còn hầu như cày bừa bằng phương pháp thủ công là dân kênh mương hay tát nước. Còn máy xay xát, máy cày hay máy tuốt lúa chỉ có 1 số rất ít những hộ có điều kiện trang bị để sản xuất, còn lại hầu hết là các hộ đi thuê mướn vào đầu mùa để làm đất hoặc vào cuối mùa thu hoạch để giảm sức người. Thậm chí các công cụ sản xuất thô sơ cũng rất ít như cày, bừa bình quân chỉ 0,27 cái mỗi hộ, bình phun thuốc trừ sâu bình quân mỗi hộ 1,67 cái, cao hơn số lượng những tư liệu máy cày, kéo..vì đây là tư liệu sản xuất tương đối rẻ, dễ mua và thường xuyên phải sử dụng. Công cụ sản xuất chủ yếu của họ chỉ là trâu bò kéo với mức bình quân 1,28 con mỗi hộ, tuy nhiên do nhu cầu xã hội đang dần thay đổi nên các hộ ít sử dụng trâu bò kéo mà đang dần dần chuyển sang nuôi trâu bò lấy thịt. Theo điều tra thì các hộ chủ yếu vay vốn để xây chuồng trại nuôi lợn và trâu bò lấy thịt, cụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thể là số lợn nái sinh sản mỗi hội bình quân có 1,7 con, tuy nhiên những năm vừa qua do dịch lỡ mồm long móng và dịch tai xanh ở lợn cùng với dịch cúm gia cầm làm cho các hộ bị thua lỗ, thu nhập ít nhiều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, trên toàn xã bình quân mỗi hộ chỉ nuôi thả 0,48 vạn cá, tôm, đây là một con số khá khiêm tốn, thể hiện sự thiếu quan tâm đầu tư vào ngành nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân trong khi đây là một ngành nghề dễ đem lại lợi nhuận cao. Qua việc phân tích trên, chúng ta thấy rằng các hộ chưa có sự đầu tư thích đáng cho các TLSX trong việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi như máy cày, máy gặt, máy bơm nước,....hoạt động sản xuất của người dân chủ yếu dưới hình thức thủ công làm lãi là chính. Ngoài nguyên nhân không có điều kiện mua sắm TLSX đắt tiền, còn có một nguyên nhân nữa là đất canh tác của hộ khá manh mún, không tập trung giao thông nội đồng ít thuận lợi dẫn đến chi phí cao. Đây là vấn đề đáng lo ngại trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, các cấp chính quyền cần phải có biện pháp hỗ trợ người nghèo mạnh dạn vay vốn cho việc mua sắm TLSX, đầu tư đúng hướng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán. Để đạt được điều này thì các vùng cần có sự quy hoạch lại ruộng đất, khơi thông hệ thống kênh mương để hoạt động nông nghiệp có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động vốn vay NHNNPTNT đối với kinh tế nông hộ xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)