Các giải pháp giúp hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động vốn vay NHNNPTNT đối với kinh tế nông hộ xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỘ TIẾP CẬN VỚI NGUỒN VỐN THUẬN LỢI VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CÓ HIỆU QUẢ

3.2.2 Các giải pháp giúp hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả

- Trước tiên, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ làm ăn, sản xuất thuận lợi và có hiệu quả cao. Chỉ đạo các ban ngành, các cơ quan chuyên trách phát huy vai trò, phối hợp với nhau để phục vụ tốt nhất người dân sản xuất kinh doanh.

- Cần tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường để kịp thời xây dựng những định hướng chiến lược đúng đắn trong phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho những hộ gia đình có điều kiện mạnh dạn phát triển sản xuất quy mô lớn. Hỗ trợ những hộ gia đình khó khăn làm ăn vượt khó.

- Việc cung ứng dịch vụ nông nghiệp, vật tư nông nghiệp phải kịp thời và đầy đủ.

Công tác phòng dịch, phòng bệnh cho cây trồng vật nuôi cần thực hiện tích cực và đồng đều, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra và lan tràn. Khi dịch bệnh xảy ra, phải tiến hành dập dịch triệt để, tránh bỏ sót, chủ quan khiến dịch tái bùng phát.

Đồng thời với công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, các cấp chính quyền, các ban ngành cần tích cực tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Bởi nếu hoạt động sản xuất có kết quả cao, nhưng không thể tiêu thụ sản phẩm làm ra thì việc sử dụng nguồn lực nói chung, vốn nói riêng không thể đạt hiệu quả cao.

+ Về phía các ngân hàng::

Thông thường, ngân hàng chỉ mới triển khai công tác tập huấn nghiệp vụ cho CBTD và các đơn vị nhận vốn ủy thác. Việc tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật sản xuất, đào tạo kỹ năng, hỗ trợ về công nghệ, kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người vay vốn không nằm trong hoạt động của các NH này. Đây thực sự là những hoạt động hỗ trợ bổ ích cho hộ vay vốn, giúp hộ có thể quản lý và sử dụng vốn sản xuất nói chung, vốn vay nói riêng một cách khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao.

Nhưng cơ hội được tham gia sinh hoạt, tập huấn, đào tạo...của người nông dân là rất ít.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Điều này làm nảy sinh nhiệm vụ mới, đồng thời cũng là cơ hội cho các đơn vị tín dụng chính thức. Do đó, ngân hàng cần:

- Kịp thời xây dựng chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất, quy định bắt buộc đối với các hộ vay, nhất là hộ nghèo, hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn. Hoạt động cho vay lồng ghép này vừa có tác dụng thu hút nhiều khách hàng vay vốn đến với ngân hàng, vừa nâng cao năng lực sử dụng vốn, năng lực sản xuất của hộ, giúp hộ vay đầu tư vốn phát triển sản xuất có hiệu quả cao. Ngoài ra, nếu có điều kiện, nên phối hợp với các ban ngành, cơ quan chuyên môn tổ chức các chương trình khuyến nông, bởi nó có tác động lâu dài đối với người vay vốn sản xuất.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các khoản vay. Việc kiểm tra này cần được tiến hành cẩn trọng qua 3 giai đoạn: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Mục đích của công tác này là nhằm cho vay đúng đối tượng, đầu tư hợp lý và kịp thời cho các dự án sản xuất khả thi, kịp thời phát hiện các vi phạm, vướng mắc để giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng sử dụng vốn vay tùy tiện, sai mục đích,...

- Về đối tượng cho vay: Cần quan tâm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất giỏi, khá và có triển vọng, có các dự án sản xuất khả thi. Ưu tiên cho vay các khoản vay lớn đối với những dự án sản xuất lớn, có nhiều hộ tham gia. Mục đích là nhằm khuyến khích các hộ vay hợp tác đầu tư sản xuất, đem lại hiệu quả cao, hạn chế được tình trạng vay vốn nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, hiệu quả thấp.

- Về lãi suất cho vay: Đây là yếu tố không chỉ tác động đến tình hình vay vốn của các hộ, mà đồng thời cũng tác động đến hiệu quả sử dụng đồng vốn vay được. Vì lãi suất càng cao tức là chi phí sử dụng vốn tăng lên, đầu tư cho sản xuất càng phải cắt giảm. Nói cách khác, lãi suất cho vay sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất mà hộ đã đầu tư vốn vay. Do đó, để giúp hộ vay nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các TCTD cần có một chính sách lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động của tổ chức, vừa giúp người dân mạnh dạn vay vốn, và phát huy tốt nguồn lực này.

+ Về phía hộ vay vốn:

Để có thể nâng cao hiệu quả của đồng vốn nói chung, vốn vay nói riêng, các hộ cần xác định cho mình những nguyên tắc, nhiệm vụ cụ thể trong suốt quá trình sử dụng vốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Trước tiên, hộ vay phải có tinh thần tích cực lao động, có ý chí vượt khó, ý chí vươn lên, ý chí làm giàu. Đây cũng là một tiêu chí xác định đối tượng cho vay của hầu hết các ngân hàng.

- Hộ vay vốn cần nhìn nhận rõ những lợi thế và hạn chế của mình. Từ đó, lựa chọn lựa loại hình sản xuất phù hợp nhằm hạn chế nhược điểm và tận dụng, phát huy được những lợi thế có được vào sản xuất, kinh doanh. Việc xác định loại hình sản xuất mặc dù là bước đầu tiên, tưởng chừng đơn giản, song để đạt hiệu quả cao trong sản xuất lẫn trong tiêu thụ sản phẩm, cần nhận thức đúng tầm quan trọng của sự lựa chọn này.

- Phải tự mình đặt ra những câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, việc trả lời những câu hỏi như vậy có tính chất quyết định đến tiêu thụ sản phẩm, tức là quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn. Để trả lời cho những câu hỏi đó, hộ phải đổi mới tư duy kinh tế, có ý thức tìm hiểu thông tin thị trường.

- Đồng thời, nên bám sát vào những định hướng, chiến lược của địa phương để xác định loại hình sản xuất kinh doanh. Vì những định hướng, chiến lược này đã được xây dựng trên nhiều căn cứ khoa học và thực tiễn, độ tin cậy cao hơn so với những thông tin mà người dân tự mình tìm hiểu. Mặt khác, tham gia sản xuất, kinh doanh theo định hướng, chiến lược của địa phương đồng nghĩa với cơ hội nhận được nhiều ưu tiên, hỗ trợ của các ngành, các cấp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

- Khi đã xác định loại hình sản xuất kinh doanh, hộ cần có dự án, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, rõ ràng. Dự án, phương án sản xuất kinh doanh có thể do hộ tự lập. Nhưng tốt nhất, nên nhờ đến sự hỗ trợ, tư vấn của những đoàn thể, tổ chức hoặc cá nhân có trình độ, có kinh nghiệm, nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án. Trong trường hợp hộ vay không đủ sức thực hiện một dự án độc lập, nên tham gia vào các dự án nhóm hộ, để có thể hợp tác, học hỏi, tương trợ với các hộ khác. Những hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ cũng nên hợp tác với nhau, để phát triển sản xuất quy mô lớn hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Các hộ nghèo nên mạnh dạn vay vốn, khắc phục tâm lý sợ mang nợ. TCTD sẽ xác định cho vay với mức vay và thời hạn vay phù hợp với hoàn cảnh và khả năng trả nợ của hộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần có chủ đích rõ ràng, theo một kế hoạch cụ thể. Tránh tình trạng sử dụng vốn vay tùy tiện, sử dụng sai mục đích. Đặc biệt, việc đầu tư vốn cần có trọng điểm, tránh phân tán nhỏ lẻ.

- Trong quá trình sử dụng vốn vay, các hộ cần theo dõi ghi chép, theo dõi việc chi tiêu, thu nhập, nhằm quản lý tốt vốn vay và sử dụng có kế hoạch.

- Sau mỗi chu kỳ sản xuất, mỗi hộ sản xuất cần tự mình tổng kết lãi lỗ, tổng kết những kết quả làm được, những gì còn hạn chế,... từ đó đúc rút cho mình kinh nghiệm để chu kỳ sản xuất sau đạt kết quả tốt hơn.

- Không tự thỏa mãn với những kiến thức, kinh nghiệm đã có, mà các hộ sản xuất cần tích cực học hỏi, thu nhận kiến thức, có ý chí tiếp cận những tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng cho sản xuất.

- Tránh tư tưởng ích kỷ, hẹp hòi mà phải phát huy tinh thần tương thân, tương ái, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác giúp đỡ nhau trong sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động vốn vay NHNNPTNT đối với kinh tế nông hộ xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)