CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VỐN VAY NHNN&PTNT

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động vốn vay NHNNPTNT đối với kinh tế nông hộ xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VỐN VAY NHNN&PTNT

Phú Mỹ là một xã nghèo, đa số các hộ có nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Nhưng vì điều kiện kinh tế còn nghèo, các hộ có nguồn thu nhập thấp nên rất thiếu vốn cho sản xuất. Do vậy, việc phát triển hoạt động cho vay, đặc biệt cho vay ưu đãi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thôn ở địa phương là điều rất cần thiết.

Cần có định hướng, mục tiêu cụ thể để việc đầu tư nguồn vốn tín vay về địa phương có hiệu quả nhất.

3.1.1. Đối với các ngành, các cấp chính quyền -Đảng ủy và chính quyền địa phương:

Để quản lý tốt và tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh trên địa bàn xã Phú Mỹ, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị là một nhu cầu tất yếu khách quan, vì không có bất cứ cơ quan, đơn vị nào hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách biệt lập mà không có sự phối hợp giũa các đơn vị, ban ngành. Trong việc thực hiện các chương trình cho vay của ngân hàng, cấp ủy Đảng và chính quyền cấp xã có vai trò và vị trí hết sức quan trọng vì vậy đòi hỏi trước tiên là cần tăng cường vai trò của các ngành, các cấp chính quyền địa phương.

- Với vai trò là lãnh đạo và quản lý tình hình KT-XH trên địa bàn, chính quyền địa phương cần tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng dưới quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi về chủ trương, chính sách, nhân lực, vật lực... để khuyến khích hoạt động cho vay có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã nhà. Các ban ngành và cơ quan Pháp luật cần phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch của các hoạt động này.

- Đồng thời, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để người dân vay vốn sản xuất kinh doanh. Ngay từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

quyền sử dụng đất ở và đất sản xuất cho người dân, đặc biệt là hộ nông dân. Những trường hợp chưa được cấp "Sổ đỏ", các cấp chính quyền nên xác nhận cho người dân giấy chứng nhận sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp, làm cơ sở pháp lý để người dân có thể vay vốn.

- Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn, tổ chức tham quan các mô hình tiên tiến, điển hình để học tập và vận dụng vào thực tiễn của địa phương. Hướng dẫn, hỗ trợ, trang bị những kiến thức về kỹ thuật sản xuất và công nghệ sản xuất mới, kỹ năng quản lý vốn, giúp hộ nông dân sử dụng hợp lý và có hiệu quả các yếu tố nguồn lực.

- Cần đẩy mạnh công tác xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng ở địa phương, phục vụ ngày càng tốt cho sản xuất và đời sống của người dân nông thôn.

- Đối với các ngành:

Ngành nông nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan (Địa chính, tư pháp, KHCN& MT,...) có trách nhiệm giúp đỡ mọi mặt, nhất là về thủ tục pháp lý, khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực để phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Các doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ các hộ sản xuất, từ khâu cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, sản xuất chế biến đến khâu tiêu thụ. Đồng thời cần thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng kinh tế với nông dân.

- Các đơn vị HTX nông nghiệp cần đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tốt công tác dịch vụ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ vốn, để khuyến khích các hộ xã viên mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, nhất là ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất chuyển đổi có hiệu quả cao... góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH của địa bàn.

- Các tổ chức xã hộinhư HPN, HND, HCCB,... là những đơn vị trung gian trong hoạt động cho vay, đóng vai trò cầu nối giữa ngân hàng và người vay vốn. Do đó, các tổ chức này cần tích cực hoàn thành trách nhiệm của mình đối với ngân hàng và với cả hội viên vay vốn.

Để hoàn thành tốt công tác rà soát, lựa chọn và lập danh sách hộ vay, các tổ chức này cần tuyệt đối tránh tư tưởng cục bộ, vị nể, mà phải nâng cao tính khách quan,

Trường Đại học Kinh tế Huế

minh bạch. Đồng thời, cán bộ Hội phải đi sâu tìm hiểu tình hình đời sống và sản xuất của hội viên, nắm được thực trạng các hộ xin vay vốn cũng như nguyện vọng của hộ.

Từ đó, việc lựa chọn đối tượng vay vốn để đề xuất với ngân hàng mới có thể chính xác, hợp lý hợp tình, giúp vốn vay đến đúng đối tượng. Trong quá trình nhận vốn ủy thác và cho vay, các tổ chức cần:

- Tuân thủ đúng những nguyên tắc, cam kết đã ký với bên ủy thác. Phải tích cực thực hiện vai trò quản lý, giám sát, kiểm tra thực tế sử dụng vốn vay của các hộ, đôn đốc các hộ trả nợ đúng hạn. Tóm lại, các tổ chức xã hội trong xã cần hoàn thành tốt trách nhiệm đã cam kết với ngân hàng, giữ vững và nâng cao sự tín nhiệm của các bên ủy thác, giúp cho xã có cơ hội tiếp tục được nhận vốn cho vay. Đồng thời, các tổ chức này nên chủ động tìm kiếm, liên hệ với các tổ chức tài chính vi mô, thu hút thêm nhiều nguồn vốn về địa phương, giúp thị trường vốn tín dụng nông thôn thêm phong phú và sôi nổi, nhiều người dân có thêm cơ hội tiếp cận và vay vốn.

- Đối với các hội viên của mình, các tổ chức xã hội cần khuyến khích, tạo điều kiện để họ trao đổi, học hỏi, giúp đỡ nhau. Phải tăng cường tính tập thể, tính hợp tác trong sản xuất, nhằm hạn chế tình trạng các hộ vay vốn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp. Thành lập các CLB, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tổ, nhóm nhằm đánh giá, thi đua, trao đổi kinh nghiệm. Trong những buổi sinh hoạt, nên lồng ghép phổ biến thông tin, tập huấn kỹ năng sản xuất và quản lý vốn cho các hội viên.

3.1.2 Đối với NHNN&PTNT huyện Phú Vang

Ngân hàng muốn việc cho vay đạt hiệu quả cao thì trước hết phải xác định được hình thức cho vay hợp lý.

Hiện nay, trên địa bàn xã Phú Mỹ, lượng khách hàng có nhu cầu về vốn rất cao. Hình thức cho vay của ngân hàng có ưu điểm là cho vay không thế chấp ở mức rất cao (dưới 50 triệu đồng) nên người vay có có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn. Nhờ đó, việc thu hồi vốn vay, lãi vay thuận lợi, đồng thời các hộ vay sẽ tích cực hơn trong việc đầu tư vốn nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là: do số lượng khách hàng lớn, món vay thì nhỏ nhưng địa bàn khá rộng và phức tạp, khó khăn cho CBTD trong việc thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ. Để khắc phục điều này , ngân hàng có thể:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Áp dụng hình thức cho cho vay bán trực tiếp: là việc ngân hàng cho vay thông qua các đơn vị nhận ủy thác, cụ thể là thông qua các tổ chức xã hội như HPN, HND, HCCB,... Hình thức cho vay này có nhiều ưu điểm đối với địa bàn nông thôn như xã Phú Mỹ. Vì thông qua các tổ chức xã hội, các hộ vay vốn có cơ hội vay tín chấp, được tham gia tổ, nhóm, tham gia vào không khí đoàn kết, quan tâm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong đời sống và sản xuất. Mặt khác, hình thức này giúp giảm gánh nặng công việc cho CBTD và giúp công tác kiểm tra, đôn đốc, thu nợ thuận lợi, về mặt không gian lẫn thời gian.

- Do mỗi hình thức cho vay đều có ưu nhược điểm, ngân hàng cần đa dạng hóa, lựa chọn hình thức cho vay thích hợp với từng đối tượng vay và địa bàn cho vay.

- Cần phối hợp với các tổ chức xã hội và hộ vay, tiến hành bầu chọn những cá nhân có uy tín, có tinh thần trách nhiệm và có khả năng đảm nhận vai trò tổ trưởng tổ vay vốn. Tăng cường công tác tập huấn cho tổ trưởng tổ vay vốn, cung cấp hệ thống sổ quản lý vốn vay, với các số liệu tính toán sẵn, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cho vay bán trực tiếp đạt hiệu quả cao.

- Đối với hình thức cho vay trực tiếp:cần có chính sách hợp lý với CBTD, nhằm khuyến khích CBTD nỗ lực làm việc. Đồng thời, bố trí số lượng CBTD quản lý địa bàn hợp lý, giúp giảm bớt gánh nặng công việc, tăng cường tính chất "bám sát địa bàn"

của CBTD, nâng cao hiệu quả cho vay trực tiếp.

- Cần không ngừng nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến hồ sơ vay vốn, sao cho quy trình thủ tục vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, tính pháp lý, mà lại đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện cho cả người dân vay vốn, CBTD và tổ trưởng tổ vay vốn.

- Về lãi suất cho vay, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định vay vốn của hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Trong điều kiện hiện nay, khi nước ta đã gia nhập WTO, người nông dân Việt Nam gặp thách thức lớn là không còn được trợ giá nông sản, và thuế nhập khẩu các mặt hàng nông sản giảm. Song, WTO vẫn cho phép cho phép hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ vùng nghèo. Như vậy, với những ngân hàng việc quy định lãi suất ưu đãi giúp các hộ có nhu cầu về vốn mạnh dạn vay, phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống là điều có thể thực hiện và nên thực hiện. Lãi suất hợp lý là điều kiện giúp cho các tổ chức mở rộng thị phần cho vay, tăng doanh số cho vay, phát triển tốt hoạt động tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Về mức vốn vay và thời hạn cho vay của các ngân hàng: Việc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn là cho vay trong điều kiện sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn mang tính chất thời vụ của hộ vay, cần xác định và lựa chọn mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp. Mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của hộ vay mà còn là cơ sở để thực hiện cho vay đạt doanh số cao và thu hồi nợ đúng hạn.

- Bản thân CBTD và các tổ trưởng tổ vay vốn cần tích cực hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Tuyệt đối tránh tư tưởng tư lợi cá nhân, lợi dụng quyền hạn để gây khó dễ cho hộ vay vốn. Đặc biệt, thái độ của CBTD rất quan trọng, bởi họ là đại diện cho ngân hàng, trực tiếp làm việc, tiếp xúc với hộ vay. Thái độ của họ có tác động rất lớn đến hành vi vay vốn và trả nợ của hộ vay. CBTD có thân thiện, nhiệt tình và làm việc vô tư thì ngân hàng mới đạt được sự tín nhiệm của dân, công tác cho vay mới thuận lợi, quan hệ tín dụng mới bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động vốn vay NHNNPTNT đối với kinh tế nông hộ xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)