Tình hình chung về cho vay của chi nhánh

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

Chương II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM SÔNG HƯƠNG - THỪA THIÊN HUẾ

2.2. Khái quát hoạt động cho vay tại chi nhánh NHNo&PTN Nam Sông Hương

2.2.1. Tình hình chung về cho vay của chi nhánh

Hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương luôn bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế của các phường thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Chi nhánh luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hoá đối tượng đầu tư, khơi dậy làng nghề truyền thống, tìm kiếm những dự án và phương án đầu tư, tạo lòng tin với kháchhàng. Xác định hộsản xuất là người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghịêp, thời gian qua Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương đã không ngừng tăng trưởng và được NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá là đơn vịcó mức tăng trưởng lớn, có số dư cao vàchất lượng tín dụng tốt.

Về đối tượng cho vay, Chi nhánh đang tích cực hoàn thiện việc mở rộng và đa dạng hóa loại hình cho vay, giảm cho vay với khách hàng là cá nhân, tăng cho vay đối với doanh nghiệp vì sự ổn định trong khâu thu hồi. Mặt khác, các món vay hầu hết phải được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Nhìn chung,Chi nhánh đã và đang cố gắng lựa chọn cho vay đối với từng loại khách hàng, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động cho vay của mình.

Từ khi Quyết định 68/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc cho vay phục vụphát triển nông nghiệp và nông thôn có hiệu lực ngày 30/03/1999, lĩnh vực cho vay HSX phát triển mạnh. Vì thế mà trong cơ cấu DSCV của NH thì doanh số cho vay HSX chiếm tỷtrọng ưu thế và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, tỷ trọng này có sự biến động lớn qua các năm. Trong 3 năm (2009-2011), doanh số cho vay tại Chi nhánhđã có không ít biến động. Bảng 4 đã cho ta thấy, năm 2009 doanh số cho vay đạt 76.225 triệu đồng. Mặc dù trước tình hình kinh tế khó khăn và đầy biến động nhưng doanh số cho vay năm 2010 vẫn tăng tuy không đáng kể, đạt 113.330 triệu đồng tương ứng tăng 48,64% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, tình hình khởi sắc hơn, Chi nhánh Nam Sông Hương đã mạnh dạn mở rộng hoạt động cho vay làm tăng doanh sốcho vaytănglên một lượng giá trị đáng kểcụthể đạt 174.106 triệu đồng tương ứngtăng 53,63% so với năm 2010..

Về cơ cấu, doanh sốcho vay Hộsản xuất luôn chiếm tỷtrọng lớn. Tuy nhiên, xu hướng cho vay Hộsản xuất lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2009,

Đại học Kinh tế Huế

tỷ trọng cho vay HSX chiếm 79,33% thì đến năm 2011 con số này chỉ còn 51,35%.

Nguyên nhân là do Chi nhánh đang tích cực hoàn thiện việc mở rộng và đa dạng hóa loại hình cho vay, giảm cho vay với khách hàng là cá nhân, tăng cho vay đối với doanh nghiệp vì sự ổn định trong khâu thu hồi. Bên cạnh đó, những chiến lược, chính sách thu hút khách hàng mới của Chi nhánh đều có hiệu quảkhi tỷtrọng cho vay của các thành phần kinh tế khác đang có xu hướng tăng lên. Trong những năm qua, với diễn biến thời tiết và dịch bệnh không thuận lợi, các HSX tham gia sản xuất nông nghiệp ít hơn. Bên cạnh đó, một số HSX đã chuyển sang những ngành nghềkhác với mong muốn thu được nhiều lợi nhuận mà lại đỡvất vả hơn sản xuất nông nghiệp như: buôn bán, tiểu thủcông nghiệp, may vá...Chính vì vậy,cơ cấu của doanh sốcho vayđã có những chuyển biến rõ rệt khi tỷtrọng của các HSX có xu hướng giảm dần qua từng năm.

Ngược với cho vay Hộsản xuất, cho vay các thành phần kinh tếkhác (chủ yếu là các cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân,...) lại có xu hướng tăng nhanh cả về tỷ trọng và giá trị. Nếu như tổng doanh số cho vay của các thành phần kinh tếkháctrong năm 2009 là 15.755 triệu đồng, chiếm 20,67 % trong tỷ trọng chung thìđến năm 2011, doanh số cho vay đạt 84.703 triệu đồng, chiếm 48,65%.

DSTN phản ánh được tình hình thu hồi nợ là cơ sở để xác định vòng chu chuyển vốn. Việc cho vay và thu hồi nợ có mối quan hệchặt chẽ với nhau. Cùng với sự tăng trưởng của DSCV thì doanh sốthu nợ cũng không ngừng tăng cao qua 3 năm.

Năm 2009 DSTNcủa Chi nhánh NH là 66.804 triệuđồng. Năm 2010 là năm chịuảnh hưởng thời tiết khí hậu làm cho dịch bệnh cũng như hạn hán, lũ lụt diễn ra trên diện rộng, ảnh hướng lớn đến công tác thu hồi nợ của NH nhưng các CBTD của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương vẫn làm tốt công tác của mình. Bằng chứng là DSTN của NH năm 2010 vẫn tăng thêm 7.653 triệu đồng so với năm 2009 và đạt lượng giá trị là 81.135 triệu đồng. Vẫn giữtốc độ tăng DSTN, năm 2011 đánh dấu sự lượng tăng lớn vềDSTNkhi đạt đến 128.910 triệu đồng..

Về cơ cấu, doanh sốthu nợHSX vẫn chiếm tỷtrọng lớn nhưng có xu hướng giảm qua mỗi năm.Tỷtrọng doanh số thu nợ của các HSX năm 2009 là 83,43 % nhưng qua năm 2011 doanh số thu nợ chiếm 68,31% trong tỷtrọng chung. Đây cũng là tình trạng chung với doanh số cho vay và dư nợ. Nguyên nhân đãđược phân tíchởtrên.

Đại học Kinh tế Huế

BẢNG 4. TÌNH HÌNH CHO VAY, THU NỢ, DƯ NỢTHEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM SÔNG HƯƠNG QUA 3 NĂM (2009- 2011)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %

2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

1. Doanh sốcho vay 76.225 100 113.330 100 174.106 100 37.105 48,64 60.776 53,63

- HSX 60.470 79,33 77.903 68,74 89.403 51,35 17.433 28,83 11.500 14,76

- Thành phần KT khác 15.755 20,67 35.427 31,26 84.703 48,65 19.627 124,86 49.276 139,09

2. Doanh sốthu nợ 66.804 100 81.135 100 128.910 100 14.331 21,45 47.775 58,88

- HSX 55.733 83,43 63.386 78,12 88.506 68,31 7.653 13,73 24.670 38,92

- Thành phần KT khác 11.071 16,57 17.749 21,88 40.404 31,69 6.678 60,32 22.655 127,64

3. Dư nợ 65.093 100 97.288 100 142.484 100 32.195 49,46 45.196 46,46

- HSX 55.513 85,28 70.030 71,98 70.940 49,79 14.517 26,15 910 1,29

- Thành phần KT khác 9.580 14,72 27.258 28,02 71.544 50,21 17.678 184,53 44.286 162,47

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Nam Sông Hương)

Đại học Kinh tế Huế

Trong khi tỷtrọng doanh số thu nợ của các HSX có xu hướng giảm thì tỷtrọng và giá trị doanh số thu nợ của các thành phần kinh tế khác lại tăng lên theo từng năm.

Năm 2009 doanh số thu nợ đạt giá trị 11.071 triệu đồng, chiếm 16,57% thì năm 2011 đã là 40.404 triệu đồng, chiếm 31,69% trong tỷtrọng chung.

Với đà tăng trưởng của DSCV và DSTN, tổng dư nợ nhìn chung liên tục tăng qua các năm., cụ thể năm 2009 là 65.093 triệu đồng, năm 2010 là 97.288 triệu đồng và năm 2011 là 142.484 triệu đồng. Có thểthấy năm 2011, tổng dư nợ đã tăng một lượng đáng kểlà 45.196 triệu đồng và đạt mức cao nhất qua các năm 142.484 triệu đồng.

Dư nợ ở hầu hết các thành phần kinh tế đều có sựthay đổi và biến động mạnh qua từng năm. Nếu như năm 2009 dư nợ đối với các HSX đạt 55.513 triệu đồng, chiếm 85, 28 % tổng dư nợ thì các năm sau tỷtrọng này càng giảm. Năm 2010, với lượng giá trị tổng dư nợ các HSX vẫn tăng nhưng tỷ trọng đã giảm còn 71,98 % và năm 2011 là 49,79%.

Ngược lại, các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng tăng dần là 28,02 % năm 2010 và năm 2011 là 50,21 %. Có thểthấy tỷtrọng của các HSX và tỷtrọng các thành phần kinh tế khác đang ở mức ngang bằng nhau. Năm 2011 là năm có sự tăng trưởng và khác biệt mạnh mẽ nhất. Cũng trong năm này, tổng dư nợ chung tăng 46,46 % và đặc biệt tỷtrọng tổng dư nợ của các thành phần kinh tế khác lại tăng đến 162,47 % so với năm 2010. Có thể nhận thấy rằng, Chi nhánh NHNo&PTNT đã dần chuyển dịch cơcấu đầu tư.

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)