Một vài nét về các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

Chương II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM SÔNG HƯƠNG - THỪA THIÊN HUẾ

2.4. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các HSX

2.4.1. Một vài nét về các hộ điều tra

Đểthu thập các thông tin vềtình hình vay vốn và sửdụng vốn vay của các HSX, tôi đã tiến hành khảo sát 60 hộvay vốn. Trong đó, 26 hộ vay cho chăn nuôi, 8 hộ vay trồng trọt, 6 hộvay dịch vụvà 20 hộvay cho nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng. Kết quảtổng hợp vềtình hình cơ bản của các hộthểhiệnởbảng 9.

Qua bảng 9, có thể thấy lao động bình quân/hộcủa các hộ là không cao đạt 2,42 lao động. Bình quân lao động/hộ của hộ vay dịch vụ cao nhất 2,83 lao động, hộ vay trồng trọt 2,63 lao động, hộ vay chăn nuôi 2,38 lao động và thấp nhất là hộ vay tiêu dùng 2,25 lao động. Lao động bình quân/hộ không cao bởi vì nhiều gia đình đang có con trong độ tuổi đến trường hoặc đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Chính vì vậy, hộcho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng có mức bình quân lao động/hộ thấp nhất và luôn chiếm tỷ lệ cho vay lớn. Một thực tế nữa là bây giờ người dân không còn thiết tha với nghề nông như lúc trước nên đa sốnhững người đến tuổi lao động mà không đi học thì họ làm những ngành nghề khác hay đi làm ăn xa.

Chỉ những người trung niên, người già hay những người thật sự muốn gắn bó với ruộng đồng mới sản xuất nông nghiệp. Trong tình trạng thiếu lao động cho sản xuất các hộsản xuất như hiện nay, cần có phương án làm ăn hợp lý như chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, cơ giới hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất đểgiảm được sức lao động mà lại có hiệu quảkinh tếcao.

Đại học Kinh tế Huế

BẢNG 9.NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Chỉ tiêu ĐVT BQC

Bình quân hộ

Hộvay CN Hộvay TT Hộvay DV Hộvay TD

Tổng sốhộ điều tra Hộ 60 26 8 6 20

1. Lao động BQ/hộ LĐ 2,42 2,38 2,63 2,83 2,25 2. Tuổi của chủhộ Tuổi 46,15 47,58 48,88 48,33 42,55 3. Tình hình sửdụng đất đai

- Tổng DT đất m2 3090,90 3125,80 4073,45 2701,33 2769,25 -Đất SXNN/hộ m2 2202,40 2400,00 2955,00 1685,50 1799,50

- Đất NTTS m2 96,86 93,85 138,75 71,00 91,25

4. TLSX

- Máy cày, bừa Cái 0,13 0,08 0,25 0 0,20

- Máy tuốt lúa Cái 0,05 0,00 0,25 0 0,05

- Máy bơm nước Cái 0,10 0,08 0,25 0 0,10

- Cày, cuốc Cái 3,53 2,46 5,50 3,00 4,30

- TLSX khác Cái 3,33 3,27 4,50 2,00 3,35

Đối với các HSX, chủ hộ thường là người trực tiếp quan hệ TD với Ngân hàng, nhìn chung chủhộphần lớn đềuở độ tuổi trung niên, trung bình là 46,15 tuổi. Trong đó, các chủhộvay trồng trọt có độ tuổi trung bình cao nhất là 48,88 tuổi và thấp nhất là hộvay tiêu dùng 42,55 tuổi. Thực tế, những chủhộphần lớn ngoài độtuổi lao động không nên tham gia sản xuất, lực lượng lao động trẻ trong gia đình trực tiếp tham gia.

Lực lượng này có trình độ tương đối, đủkhả năng và hiểu biết đểvận dụng các tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Các HSX nông nghiệp với tư liệu sản xuất chính là đất đai, điều này được thể hiện rõ ràngởbảng số9. Qua 60 hộ điều tra, bình quân diện tích đất trên mỗi hộ tương đối lớn là 3.090,9 m2. Trong đó, hộ vay trồng trọt có diện tích đất đai trên mỗi hộ cao nhất với 4.073m2. Điều này hợp lí vì các HSX chủyếu trồng lúa và hoa màu. Bên cạnh đó, những hộcó diện tích đất nhiều thường trồng các loại cây khác phù hợp với đất đai và điều kiện tựnhiên của mỗi vùng. Gần đây, nhiều hộ đã trồng thêm rau sạch và dần

Đại học Kinh tế Huế

tạo một vành đai rau cung cấp rau sạch cho thành phố. Hộ chăn nuôi cũng có diện tích bình quân mỗi hộ tương đối lớn 3.125,8 m2. Ngoài diện tích để chăn nuôi, các hộcũng trồng thêm lúa và hoa màu để nâng cao doanh thu trong năm. Các hộ vay dịch vụvà tiêu dùng có diện tích đất bình quân khá thấp với hộvay dịch vụlà 2.701,33 m2 và hộ vay tiêu dùng là 2.769,25m2. Những hộ vay này tuy không còn mặn mà với đồng ruộng nhưngnếu có điều kiện và vốn, họvẫn tranh thủ đểSXNN. Là những hộcó diện tích đất đai thấp hơn cả, các chủ hộ buộc phải tìm ra những nghềmới để cải thiện đời sống cho gia đình.

Các HSX điều tra đều đầu tư vào nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ tương đối cao 2.202,4 m2. Lẽ dĩ nhiên, các hộ vay trồng trọt có diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộcao nhất 2.955,00 m2. Hộ vay chăn nuôi cũng có diện tích đất nông nghiệp tương đối cao 2.400,00 m2. Chính vì vậy, các hộ chăn nuôi vẫn có những khoản thu trồng trọt cao. Các hộvay tiêu dùng là 1.799,5 m2 và các hộ dịch vụcó diện tích bình quânđất nông nghiệp thấp nhất 1.685,5 m2.. Đa sốcác hộ điều tra đều lấy nông nghiệp làm ngành nghề chủ đạo. Mặc dù nền kinh tế thị trường mở cửa, nền kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, điều kiện thiên nhiên cũng như rất nhiều dịch bệnh đang hoành hành đã ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và sản lượng SXNN, các chủ HSX nơi đây vẫn gắn bó với ruộng đồng khi có điều kiện và vốn.

Trong các chỉ tiêu về đất đai thì có thể nói đất có diện tích mặt nước khiêm tốn nhất. Đất có diện tích ở đây là đất phục vụ cho việc nuôi thả như ao, hồ. Chủ yếu đất này dùng cho chăn nuôi vịt, ngan, Bình quân chung mỗi hộcó diện tích đất nuôi trồng thủy sản chỉ 96,86 m2, trong đó hộ vay trồng trọt có diện tích cao nhất là 138,75 m2. Các hộ cho vay còn lại cũng có diện tích đất nuôi trồng thủy sản không đáng kể. Chỉ có một vài hộ có một đến hai cái ao để thả vịt, ngan hay phục vụ cá cho nhu cầu của gia đình. Tuy diện tích mặt nước ít nhưng cũng có hộ có ao nhưng không nuôi thả con gì. Những diện tích này đã bị bỏkhông và trởnên lãng phí trong hoạt động SXNN của các hộ. Mặc dù các hộ đã có ý thức vay vốn nâng cao hoạt động SXNN nhưng vẫn xảy ra tình trạng đất trống vẫn còn nhiều. Mặt khác, các hộchỉsửdụng đất chứít quan tâm đến việc cải tạo đất nên làm cho chất lượng đất ngày càng xấu đi và dẫn tới năng suất cây trồng bị giảm đáng kể.

Đại học Kinh tế Huế

Qua điều tra, bình quân máy cày, máy bừa của các hộ vay trồng trọt là 0,25 cái/

hộ, cao nhất trong các hộ và hộ vay tiêu dùng là 0,2 cái/hộ; hộ vay chăn nuôi là 0,08 cái/hộ. Theo ý kiến của các hộ điều tra thì hầu hết khi tham gia SXNN, máy cày và máy bừa đều được các HTX và chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt hoặc thuê công lao động. Bên cạnh đó, chế độ thủy lợi, nước tưới cũng được cung cấp đầy đủ đến từng thửa ruộng. Hộ trồng trọt có bình quân máy bơm nước lớn nhất với 0,25 cái/hộ, hộ vay tiêu dùng là 0,1cái/hộ và hộ vay chăn nuôi là 0,08 cái/hộ. Hộ nào sản xuất lớn thì có máy bơm nước lớn loại đắt tiền. Hộ vay dịch vụ đều không sắm máy bơm nước, máy cày và máy tuốt lúa cũng vậy. Chỉ có hộ chăn nuôi và hộ vay tiêu dùng mới có máy tuốt lúa trong đó hộ vay chăn nuôi vẫn đứng vị trí cao nhất với 0,25 cái/hộ và hộvay tiêu dùng là 0,05 hộ/ cái. Là hộ trồng trọt nên tỉ lệ bình quân sở hữu các TLSX phục vụ cho trồng trọt cao là lẽ thường tình. Tuy nhiên, khi thu hoạch, các HSX ở đây đều thuê nhân công và máy đến để thu hoạch và tuốt lúa nên mức bình quân đó cũng không cao. Hầu hết các hộ điều tra nào cũng sởhữu nhiều cày và cuốc, đây là những công cụtối thiểu nhất của các hộSXNN. Hộvay trồng trọt vẫn đứng đầu với mức bình quân sở hữu cày, cuốc cao nhất là 5,5 cái/ hộ. Có thể thấy các HSX dù vay vốn với mục đích gì họ vẫn tranh thủ hoạt động SXNN để có thêm khoản lợi nhuận. Ngoài ra, các TLSX khác như dụng cụ cho ăn, máng, bóng đèn,...các hộ đều sắm rất đầy đủ, trung bình mỗi hộcó 3,33 cái. TLSX khác cũng góp phần đáng kểvào sản xuất mặc dù chi phí cho các loại này không đáng kể.

Qua phân tích bảng số liệu vừa rồi, có thể thấy rằng các hộvay vốn đều làm ăn nhỏ lẻ. TLSX tương đối đầy đủ nhưng không lớn và chính điều này không đáp ứng được mục tiêu của công tác sản xuất và mục tiêu làm giàu của người dân. Máy móc áp dụng vào công tác sản xuất chưa được người dân chú trọng, hộ vẫn còn mang nặng tính truyền thống là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chỉ có vài hộ mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vay với lượng vốn cao. Bên cạnh đó, nhiều hộ không còn chú trọng SXNN nhiều và vay vốn để phục vụ nhu cầu đời sống, số vốn vay còn lại thì tham gia vào một hoạt động SXNN nào đó mà họcho rằng có thểcó lời cao.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)