Doanh số cho vay HSX

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 37 - 42)

Chương II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM SÔNG HƯƠNG - THỪA THIÊN HUẾ

2.3. Tình hình cho vay HSX của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương

2.3.1. Doanh số cho vay HSX

Doanh sốcho vay HSX theo mục đích vay

Thực hiện sự chỉ đạo kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh và định hướng phát triển kinh tếcủa tỉnh nhà, những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương đã đầu tư một khối lượng vốn tương đối lớn, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn của người dân đểphát triển SXKD và phục vụ đời sống sinh hoạt. Đặc biệt, NH đã phối hợp với các hội, ban ngành ở địa phương để đầu tư vào các lĩnh vực như: cải tạo vườn tạp và lồng ghép sản xuất với chăn nuôi cá, bò ở vùng gò đồi, hình thành vùng cây công nghiệp như thanh trà, bưởi ởThủy Biều, sản xuất kết hợp lồng ghép chăn nuôi cá, bòở

Đại học Kinh tế Huế

vùng gò đồi phường An Tây...Công tác đầu tư TD đã đi đúng với định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn.

Xem xét bảng số5 thì thấy rằng, trong cơ cấu DSCV chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất, cụ thể trong năm 2009, nguồn vốn cho vay chăn nuôi chiếm 41,67% tương ứng với 25.195 triệu đồng. Trồng trọt cũng là lĩnh vực được HSX quan tâm đầu tư, DSCV trồng trọt là 5.031 triệu đồng, chiếm 8,32 %. Tuy nhiên, doanh số cho vay đối với các ngành dịch vụ khác lại chiếm tỉ trọng lớn hơn trồng trọt, cụ thểlà 6.701 triệu đồng. Có thể thấy rằng, với địa bàn phía Nam thành phố bao gồm 8 phường được nghiên cứu là Phú Hội, Phú Nhuận, An Cựu, VỹDạ, Xuân Phú, ThuỷBiều, An Đông, An Tây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thì diện tích đất nông nghiệp được sửdụng chiếm một tỉ lệkhông cao. Mặt khác, HSX không những chỉdừng lại với SXNN mà còn kinh doanh dịch vụ và mục đích khác. Chiếm một tỉ trọng lớn trong doanh số cho vay với 38,93% tương ứng với 23.543 triệu đồng thì cho vay tiêu dùng đối với HSX đang có xu hướng ngày càng tăng. Nhu cầu người dân vay tiền để tiêu dùng, chữa bệnh, học tập cho con cái, nâng cấp nhà ở,...tăng theo sự phát triển của xã hội, luôn là nhu cầu bức thiết.

Bước sang năm 2010, dường như trồng trọt và chăn nuôi là phương thức SXNN an toàn nhất nên các HSX vẫn chú trọng đầu tư vào hai loại hình này, cụthể chăn nuôi là 40.652 triệu đồng chiếm 52,18%; trồng trọt 8.037 triệu đồng chiếm tỷtrọng 10,32%.

Trong năm này, DSCV dịch vụvà kinh doanh khác giảm so với năm trước, còn trồng trọt lại có xu hướng tăng lên. Năm 2009 là năm phải hứng chịu những đợt dịch bệnh vật nuôi như dịch" tai xanh"ở heo, dịch" long móng lở mồm"ở bò, dịch cúm H5N1ở gà, điều nay đã tạo tâm lý lo sợ trong việc đâu tư chăn nuôi của các hộ. Chính vì vậy mà năm 2010, cả DSCV cho chăn nuôi và trồng trọt đã tăng lên khi các HSX đã yên tâm hơn trong sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng của các HSX vẫn chiếm một tỉ trọng lớn 32,04% tương đương 24.958 triệu đồng. Tuy có giảm 6,98% so với năm trước nhưng vẫn cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng đểcải thiện cuộc sống là rất lớn.

Năm 2011 với DSCV đối với chăn nuôi cao nhất trong 3 năm qua với 48.656 triệu đồng chiếm tỷ trọng 54,42%, cao nhất trong các mục đích cho vay ở Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương. Trồng trọt giảm so với năm 2011 với 7221 triệu

Đại học Kinh tế Huế

chiếm tỉ trọng thấp hơn so với năm trước là 8,07%. Có thể thấy khi tỉ trọng của trồng trọt năm 2011 này giảm thì tỉ trọng của cho vay mục đích kinh doanh, dịch vụ có xu hướng tăng hơn năm trước là 5,57% tương ứng 4980 triệu đồng. Có thểthấy, người dân khá nhạy bén trong việc sửdụng nguồn vốn vay của mình trong hoạt động sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường và các yếu tố tác động khác. Cũng trong năm 2011, cho vay tiêu dùng đối với HSX vẫn giữ được mức tỉ trọng cao 31,94%, chỉ sau cho vay chăn nuôi, tương ứng giá trị là 28.546 triệu đồng. Chi nhánh NHNo&PTNT luôn là NH tin cậy đối với người dân nói chung và HSX nói riêng đến vay vốn để kinh doanh, SXNN, tiêu dùng,...đáp ứng đầy đủmọi mặt cuộc sống người dân.

Doanh sốcho vay HSX theo thời hạn vay

Xét về thời hạn cho vay thì NH tập trung chủ yếu là cho vay ngắn hạn, trung hạn chiếm tỉlệthấp hơn, dài hạn chỉ có một vài trường hợp. Điều đó được thểhiện khá rõởbảng sốliệu 5.

DSCV ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2009 là 20.952 triệu đồng chiếm 34,65 %; năm 2009 tăng đạt 37.590 triệu đồng chiếm 48,25 % tỷ trọng và năm 2011có giá trịcao nhất với 58.944 triệu đồng, đồng thời chiếm tỷtrọng cao nhất trong 3 năm qua là 65,93 %. Doanh số cho vay trung hạn của năm 2010 đã tăng so với năm 2009, nhưng tăng không đáng kể, tăng thêm 795 triệu đồng. Cụthểlà giá trị DSCV trung hạn của năm 2009 các HSX đã vay 39.518 triệu đồng chiếm 65,35 % trong tổng DSCV của HSX. Tuy nhiên, trong năm 2009, các HSX với DSCV trung hạn chiếm tỷ trọng hầu như toàn bộ tỷ trọng DSCV của NH là 98,88 %. Năm 2010 DSCV trung hạn đạt mức giá trị là 40.313 triệu đồng với tỷtrọng 51,75% nhưng qua năm 2011, DSCV này đã giảm một lượng đáng kể, xuống còn 30.459 triệu đồng dẫn đến tỷ trọng DSCV cũng giảm theo, chỉ còn 34,07%. Nguyên nhân là do NH gặp khá nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, mà nguồn vốn được chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dưới 12 tháng nên tăng cường cho vay ngắn hạn sẽ tạo điều kiện cho NH có thể thu hồi nguồn vốn nhanh hơn và thực hiện vòng quay vốn nhiều hơn.

Hơn nữa, vốn vay chủ yếu sửdụng vào mục đích như trồng cây ngắn hạn, mua vật tư, chăn nuôi lợn và trâu bò vỗbéo với chu kì sản xuất ngắn có thểthu hồi vốn cũng như sinh lời nhanh.

Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng 4, có thểthấy rằng các HSX là đối tượng vay chủ yếu của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương. Với những món vay trung hạn, đối tượng vay hầu hết đều là HSX với tỷtrọng qua ba năm luôn ởmức áp đảo: năm 2009 là 98,88%, năm 2010 là 88,54%, năm 2011 là 88,28%, Trong DSCV chung của toàn Chi nhánh NH, HSX cũng là khách hàng chủ yếu vay những món vay ngắn hạn và đang có xu hướng tăng dần qua từng năm.

Đại học Kinh tế Huế

BẢNG 5. DOANH SỐCHO VAY HSX TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM SÔNG HƯƠNG

Chỉtiêu

2009 2010 2011 So sánh

Tr.đ (%) Tr.đ (%) Tr.đ (%)

2010/2009 2011/2010

Tr.đ (%) Tr.đ (%)

Tổng DSCV 60.470 100 77.903 100 89.403 100 17.433 28,83 11.500 14,76

1. Theo mục đích vay

Trồng trọt 5.031 8,32 8.037 10,32 7.221 8,07 3.006 59,75 -816 -10,15

Chăn nuôi 25.195 41,67 40.652 52,18 48.656 54,42 15.457 61,35 8.004 19,69

Dịch vụ 6.701 41,67 40.652 52,18 48.656 54,42 -2445 -36,49 724 17,01

Tiêu dùng 23.543 38,93 24.958 32,04 28.546 31,94 1.415 6,01 3.588 14,38

2. Theo thời hạn vay

Ngắn hạn 20.952 34,65 37.590 48,15 58.944 65,93 16.638 79,41 21.354 56,81

Trung hạn 39.518 65,35 40.313 51,75 30459 34,07 795 2,01 -9.854 -24,44

(Nguồn: Phòng Tín dụng Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương)

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)