Tình hình vay vốn từ Ngân hàng của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

Chương II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM SÔNG HƯƠNG - THỪA THIÊN HUẾ

2.4. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các HSX

2.4.2. Tình hình vay vốn từ Ngân hàng của các hộ điều tra

Khi những hộ mạnh dạn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ mong muốn vay được đủ số tiền mình mong muốn. Tuy nhiên điều này không hề đơn giản đối với Ngân hàng, không phải hộ yêu cầu vay bao nhiêu thì Ngân hàng đáp ứng bấy nhiêu mà Ngân hàng phải thẩm định khả năng trả nợ của các hộ gia đình rồi mới cho các hộ vay. Vì vậy, đôi khi số vốn không được như các hộ mong muốn. Nhưng qua điều tra thực tếthì các HSX không dám vay nhiều vì họcòn tâm lý sợ không trả được nợ nhưng vẫn có những hộ làm ăn lớn vay những khoản vay hàng trăm triệu..

Khái quát chung vềtình hình vay vốn của các hộ, sốliệu của bảng 10 đã cho thấy:

Tính bình quân chung, mỗi hộ vay 36,83 triệu đồng. Trong đó, số hộ vay <31 triệu đồng chiếm tỉ lệ lớn nhất là 50 % trong tổng số hộ với mức vay bình quân là 17,67 triệu đồng. Số hộ vay trong khoảng 31- 57 triệu đồng chiếm tỷ lệ 28,33 % và vay >57 triệu đồng chiếm tỷlệ thấp nhất là 21,67%. Những số liệu trên đây đã chỉ ra xu hướng chung các HSX đều có nhu cầu vay khá lớn.

Xét cụthểcho từng lĩnh vực đầu tư, dựa vào bảng điều tra ta có:

Hộ vay chăn nuôi có nhu cầu vay khá cao với tỉ lệ phần trăm số hộ vay trên 57 triệu đồng cao nhất giữa các hộ là 30,77%. Chăn nuôi là loại hình kinh doanh cần có số vốn lớn. Ngoài vốn tự có, vay từ bạn bè thì các hộ chăn nuôi đã có mức vay thỏa đáng từ Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sông Hương. Phải kể đến một HSX đã mạnh dạn nuôi hàng trăm con chim cút và đã vay vốnở Ngân hàng mức vốn lên đến con số trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, đa số các hộ vay chăn nuôi đều vayở mức vay dưới 31 triệu đồng với bình quân mỗi hộvay 17,5 triệu đồng, chiếm tỉlệcao nhất là 46,15%.

Các hộ vay trồng trọt đều được vay vốn ở mức thấp (<31 triệu đồng) chiếm 87,5% sốhộvới mức vay bình quân mỗi hộlà 16,43 triệu đồng. Sởdĩ các hộtrồng trọt chỉ được vayở mức thấp là do nhu cầu đầu tư không lớn. Tuy nhiên, cũng có những hộ được vay trên 57 triệu đồng với tỉlệphần trăm sốhộlà 12,5%. Đây là những hộtrồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, bưởi, thanh trà,...nên cần có vốn lớn.

Không có hộvay trồng trọt nào vay trong khoảng 31-57 triệu đồng.

Đại học Kinh tế Huế

Không giống với các hộvay trồng trọt, đa sốcác hộvay dịch vụ(chiếm 66,67 %) lại được vay với mức vay từ31-57 triệu đồng, bình quân mỗi hộvay 52,5 triệu đồng.

Sở dĩ các hộ được vay với mức cao như vậy vì loại hình dịch vụ này cần phải có số vốn đầu tư ban đầu lớn mới có thểduy trì hoạt động được. Mặt khác, các HSX này này đều khá gần với trung tâm thành phốHuế nên lượt người mua bán khá tấp nập. Mặc dù vậy, sốtiền mà các hộ này vay được từngân hàng cũng chưa đủ trong kinh doanh nên các hộ vay đã mượn thêm từbạn bè, người thân, gia đình.

Khoản vay dưới 31 triệu đồng là khoản vay mà 45 % số hộ vay tiêu dùng được vay nhiều nhất và chiếm tỉ lệ phần trăm đông đảo nhất. Có thể thấy các HSX với đa dạng những nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống hiện nay nên các hộ đều tham gia vay với các mức khác nhau. Với mức vay trong khoảng 31-57 triệu đồng có 35% số hộ tham gia vay vốn và mức vay trên 57 triệu đồng có 20% số hộ. Các hộ vay tiêu dùng có mức vay bình quân khá cao là 39,25 triệu đồng.

Vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động SXKD, tuy nhiên đây là nguồn vốn đi vay phải trả lãi hàng tháng nên các HSX cũng luôn thận trọng trong khi vay và sau khi vay. SXNN chứa đựng nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh nên đôi khi các HSX có thểthua lỗtrong hoạt động sản xuất. Đây là điều không thểtránh khỏi, các HSX chỉ còn biện pháp là tính toán mức vay và sử dụng vốn vay sao cho hợp lý để không bịlãng phí nguồn lực và mang lại hiệu quảcao nhất.

Đại học Kinh tế Huế

BẢNG 10. PHÂN TỔMỨC VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Khoảng cách tổ

Chung Hộvay CN Hộvay TT Hộvay DV Hộvay TD

tr.đ % sốhộ tr.đ % sốhộ tr.đ % sốhộ tr.đ % sốhộ tr.đ % sốhộ

<31 17,67 50,00 17,50 46,15 16,43 87,50 20,00 33,33 18,33 45,00

31-57 49,41 28,33 48,33 23,08 0,00 0,00 52,50 66,67 48,57 35,00

>57 64,62 21,67 62,50 30,77 60,00 12,50 0,00 0,00 70 20,00

BQC 36,83 100,00 38,46 100,00 21,88 100,00 41,67 100,00 39,25 100,00

(Nguồn: Sốliệu điều tra thưc tế năm 2012)

Đại học Kinh tế Huế

2.4.2.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra

Một yếu tố cần phải xem xét vềtình hình vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương của các HSX chính là thời gian vay vốn. Thời gian vay vốn, mức vay và lãi suất ảnh hưởng rất lớn tới việc làm ăn của các hộ. Tùy vào tính chất của hoạt động sản xuất và điều kiện kinh tế của gia đình để các hộ vay vốn có thể lựa chọn thời gian vay phù hợp nhất.

Bảng số liệu 11 đã chỉ ra một thực tế là đa số các hộ vay đều vay vốn ở mức trung hạn, tỷlệ các hộ vay ngắn hạn là khá thấp. Bằng chứng là bình quân chung mỗi hộ vay ngắn hạn 2,47 triệu đồng, trong khi đó bình quân vay dài hạn là 34,37 triệu đồng. Các hộ vay dịch vụ thì không vay khoản vay ngắn hạn nào vì trong vòng một năm họ chưa thểtrảnợ được nên họ ít khi vay vốn ngắn hạn. Đó chính là tâm lý cũng là điều kiện trong hoạt động kinh doanh có chu kỳ vòng vốn dài. Hộ vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu cá nhân có số hộ vay ngắn hạn nhiều nhất, chiếm tỉ lệ66,67 % tổng số hộvay ngắn hạn. Bên cạnh đó, hộ vay tiêu dùng cũng có mức bình quân vay ngắn hạn lớn nhất với 5,75 triệu đồng. Tất cảnhững hộvay vốn dù đầu tư vào lĩnh vực gì họ cũng muốn vay trung hạn hoặc dài hạn. Các hộvay tiêu dùng với những đòi hỏi và yêu cầu riêng mới vay vốn ngắn hạn đểtrang trải cuộc sống gia đình.

Được vay trung hạn nhiều nhất phải kể đến các hộ vay chăn nuôi, chiếm 47,06%

tổng sốhộ vay dài hạn. Đối với những hộ vay chăn nuôi và tiêu dùng, họ thường vay vốn trung và dài hạn đểcó thời gian sửdụng hiệu quả của vốn đã vay và thời gian đủ đểcho các hộtrảnợ. Chính vì vậy, các hộvay dịch vụchiếm tỉlệphần trăm sốhộvay dài hạn thứhai trong tổng sốcác hộcho vay khác với 27,5%. Các hộ này thường vayở mức bình quân là 33,5 triệu đồng.

Bình quân chung sốvốn vay của các hộ điều tra là 36,84 triệu đồng, trong đó hộ vay bình quân cao nhất là các hộvay dịch vụ41,67 triệu đồng, tiếp đến là hộvay tiêu dùng 39,25 triệu đồng, hộ vay chăn nuôi 38,64 triệu đồng và các hộ vay trồng trọt có mức vay bình quân thấp nhất 21,88 triệu đồng. Với mức vay bình quân của mỗi hộ là 38,46 triệu đồng đã có đông đảo HSX tham gia vay nhất với tỉ lệ phần trăm số hộ là 43,33%.

Đại học Kinh tế Huế

Dù vốn vay ngắn hạn hay trung hạn thì có một thực tếlà các hộcó trả được nợvà lãi vayđúng hạn cho Ngân hàng hay không, phụthuộc rất lớn vào hiệu quảSXKD chứ không phải do ngắn hạn hay dài hạn. Tâm lý chung của các HSX khi vay vốn NH là họ sợ các món nợnên hầu hết đều lo trảnợ khi đến hạn, dù làm ăn không có hiệu quả, họ vẫn vay tiền từ người thân, bạn bè để trả nợ cho NH. Đây là một đặc điểm mà theo phía NH là một điều rất tốt đối với hoạt động kinh doanh của NH. Chỉ một sốít hộvay vốn nhiều lần mà làm ăn thua lỗ mới không có khả năng trả nợ dẫn tới tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi.

BẢNG 11. DOANH SỐCHO VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Bình quân chung

Triệu đồng % sốhộ Triệu đồng % sốhộ Triệu đồng % sốhộ Lượng vốn BQ 2,47 100,00 34,37 100,00 36,84 100,00

- Hộvay CN 0,96 22,22 37,50 47,06 38.46 43,33

- Hộvay TT 1,00 11,11 20,88 13,73 21.88 13,33

- Hộvay DV 0,00 0,00 41,67 11,72 41.67 13,00

- Hộvay TD 5,75 66,67 33,50 27,5 39.25 33,34

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)