CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.1. Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại 1.3.1.1. Nội dung kế toán
Theo chuẩn mực số 14 các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị của lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
1.3.1.2. Tài khoản kế toán
a. Chiết khấu thương mại: TK 521 Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
b. Giảm giá hàng bán: TK 532 Kết cấu tài khoản:
Bên nợ: Các tài khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng do hàng bán kém phẩm chất, sai quy cách theo hợp đồng đã ký kết.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số Giảm giá hàng bán sang TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
c. Hàng bán bị trả lại: TK 531 Kết cấu tài khoản
Bên nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc đã tính trừ vào nợ phải thu ở khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán bị trả lại.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ giá trị của hàng bán bị trả lại sang TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
1.3.1.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ phát sinh
Quy trình kế toán các khoản giảm trừ doanh thu được trình bày qua sơ đồ:
TK 111, 112,131 TK 521, 531,532 TK 511
(1) (3) (2) TK 3331
Sơ đồ 1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
(1) CKTM, HBBTL, GGHB (có cả thuế GTGT) của đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
(2) CKTM, HBBTL, GGHB của đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(3) Kết chuyển CKTM, HBBTL, GGHB.
1.3.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất – nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
1.3.2.1. Nội dung kế toán
Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp là loại thuế trực thu, số thuế phải nộp sẽ trừ vào doanh thu thuần cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thường được áp dụng đối với những cơ sở kinh doanh không có tư cách pháp nhân, những cơ sở kinh doanh hộ gia đình… và sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường (không tính thuế) để hạch toán.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục nhà nước quy định. Thuế TTĐB thường có mức thuế suất cao và chỉ thu vào một giai đoạn (khâu sản xuất hoặc nhập khẩu).
1.3.2.2. Tài khoản kế toán
a. Thuế tiêu thụ đặc biệt: TK 3332 Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
- Số thuế TTĐB đã nộp vào Ngân sách Nhà nước - Số thuế TTĐB được miễn giảm, được hoàn Bên có:
- Số thuế TTĐB phải nộp vào NSNN
- Số dư bên nợ: Số thuế TTĐB đã nộp thừa vào NSNN - Số dư bên có: Số thuế TTĐB còn phải nộp vào NSNN b. Thuế xuất – nhập khẩu: TK 3334
Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
- Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp vào NSNN.
- Số thuế xuất nhập khẩu được NSNN hoàn lại, miễn giảm.
Bên có:
- Số thuế xuất nhập khẩu còn phải nộp NSNN.
- Số thuế xuất nhập khẩu đã nộp thừa vào NSNN.
1.3.2.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh
Quy trình kế toán thuế GTGT, TTĐB. Thuế XNK được trình bày qua sơ đồ:
TK 111, 112, 131 TK 3331, 3332, 3333 TK 511, 515, 711
(2) (1)
Sơ đồ 1.4: Kế toán thuế GTGT (theo phương pháp trực tiếp), thuế TTĐB, thuế XNK (1) Ghi nhận số thuế GTGT, TTĐB, XNK phải nộp
(2) Khi nộp thuế GTGT, TTĐB, thuế XNK
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế