Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Thiết bị điện Đại Thắng qua 3 năm (2012-2014)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị điện đại thắng (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN ĐẠI THẮNG

2.1. Tổng quan về Công ty

2.1.3. Tình hình nguồn lực của công ty

2.1.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Thiết bị điện Đại Thắng qua 3 năm (2012-2014)

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được không chỉ dựa vào nguồn nhân lực. Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp thực hiện được điều này là phải có hai nhân tố kết hợp đó là con người và của cải vật chất.

Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải có một nguồn lực nhất định về tài sản. Tài sản, đó là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà đơn vị thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Nguồn vốn kinh doanh là toàn bộ số vốn để đảm bảo toàn bộ nhu cầu về tài sản giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả. Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay đơn vị kinh tế muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì phải có một lượng vốn nhất định.

Sự thành công của mỗi doanh nghiệp không được đo bằng số lượng vốn đơn vị đó có nhiều hay ít mà là việc doanh nghiệp đó đã sử dụng nguồn vốn đó như thế nào,

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

việc sử dụng đó mang lại hiệu quả như thế nào cho đơn vị. Đây mới là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của doanh nghiệp. Các nhà quản lý tài ba luôn tìm mọi cách đầu tư để sao cho nguồn vốn của mình bỏ ra ít nhất nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cao nhất. Đây là bài toán nan giải cho các nhà quản lý.

Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH Thiết bị điện Đại Thắng được thể hiện qua bảng sau:

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2012-2014)

ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

TỔNG TS 17,469,073,740 100 16,951,258,637 100 18,597,218,538 100 -517,815,103 -2.96 1,645,959,901 9.71 A. TSNH 14,707,919,499 84.19 15,132,155,145 89.27 17,001,208,437 91.42 424,235,646 2.88 1,869,053,292 12.35 1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 4,784,506,488 27.39 2,309,264,798 13.62 4,205,566,403 22.61 -2,475,241,690 -51.73 1,896,301,605 82.12 2. Các khoản

PT ngăn hạn 6,136,376,162 35.13 7,936,409,537 46.82 5,609,830,112 30.16 1,800,033,375 29.33 -2,326,579,425 -29.32 3. HTK 3,614,303,693 20.69 4,769,701,304 28.14 7,039,222,244 37.85 1,155,397,611 31.97 2,269,520,940 47.58 4. TSNH khác 172,733,156 0.99 116,779,506 0.69 146,589,678 0.79 -55,953,650 -32.39 29,810,172 25.53 B. TSDH 2,761,154,241 15.81 1,819,103,492 10.73 1,596,010,101 8.58 -942,050,749 -34.12 -223,093,391 -12.26 1. TSCĐ 1,728,063,628 9.89 1,819,103,492 10.73 1,596,010,101 0.00 91,039,864 5.27 -223,093,391 -12.26 2. Các khoản đầu tư

tài chính dài hạn 1,033,090,613 5.91 0 0.00 0 0.00 -1,033,090,613 -100.00 0 0.00

TỔNG NV

17,469,073,740 100 16,951,258,637 100.0

0 18,597,218,538 100.0

0 -517,815,103 -2.96 1,645,959,901 9.71 A.Nợ phải trả 16,508,225,476 94.5 16,238,249,906 95.79 17,282,819,312 92.93 -269,975,570 -1.64 1,044,569,406 6.43 1.Nợ ngắn hạn 16,508,225,476 94.5 16,238,249,906 95.79 17,282,819,312 92.93 -269,975,570 -1.64 1,044,569,406 6.43 B.Nguồn VCSH 960,848,264 5.5 713,008,731 4.21 1,314,399,226 7.07 -247,839,533 -25.79 601,390,495 84.35 1.VCSH 960,848,264 5.5 713,008,731 4.21 1,314,399,226 7.07 -247,839,533 -25.79 601,390,495 84.35

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính CT TNHH Thiết bị điện Đại Thắng)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Tài sản của một doanh nghiệp thể hiện quy mô và nguồn lực có giá trị kinh tế và được xác định bằng tiền của doanh nghiệp đó. Còn nguồn hình thành tài sản là những chỉ tiêu phản ánh hiện trạng tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh của Công ty.

Về tài sản: Tổng tài sản của công ty qua 3 năm ở mức khá và có xu hướng tăng lên chứng tỏ quy mô của công ty này đang có xu hướng mở rộng trong tương lai. Tổng tài sản của Công ty có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể: năm 2013 tổng tài sản giảm gần 518 triệuđồng tương đương với giảm 2,96% so với năm 2012 và đến năm 2014 lại tăng hơn 1,6 tỷđồng tương đương với tăng 9,71% so với năm 2013.

TSDH có xu hướng giảm xuống qua 3 năm nhưng tổng số giảm đó nhỏ hơn tổng số tăng của TSNH. Năm 2013 TSDN giảm hơn 900 triệu đồng tương đương với giảm 34,12% so với năm 2012. Năm 2014 tiếp tục giảm hơn 223 triệu đồng tương đương với giảm 12,26% so với năm 2013. TSDH của Công ty chỉ bao gồm TSCĐ. Chỉ tiêu này ngày càng giảm là do Công ty không có thêm TSCĐ mới và Công ty đang tiến hành trích khấu hao. Trong 3 năm, công ty không có hoạt động thanh lý, nhượng bán TS.

TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Điều này có lợi cho công ty trong ngắn hạn nhưng khả năng phát triển dài hạn kém. TSNH đang có xu hướng tăng lên trong cơ cấu tổng tài sản trong 3 năm qua. Năm 2013, TSNH tăng hơn 400 triệu đồng tương ứng với tăng lên 2,88% so với năm 2012. Đến năm 2014, TSNH tiếp tục tăng thêm gần 1,9 tỷ đồng, tương ứng với 12,35% so với năm 2013.

Tiền và tương đương tiền của Công ty qua 3 năm chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu tổng tài sản. Năm 2012 khoản tiền mặt của Công ty là gần 4,8 tỷ đồng, chiếm đến 27,39%. Sang năm 2013, chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,3 tỷ đồng, tức là giảm đến 51,3% so với năm 2012. Tuy nhiên, đến năm 2014 thì tiền và tương đương tiền của công ty lại tăng lên mức 4,2 tỷ đồng, tương ứng với tăng lên gần 1,9 tỷ đồng (tăng lên 82,12% so với năm 2013). Điều này là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đang được cải thiện.

Khoản phải thu của Công ty khá cao trong tổng tài sản, tuy nhiên có sự biến động không đều qua các năm. Năm 2012, khoản phải thu chiếm chiếm 35,13% so với tổng tài sản. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên 46,82% và ở mức 30,16% ở năm 2014.

TSNH tăng chủ yếu là do doanh nghiệp đã dữ trự thêm nhiều hàng tồn kho, điều này phù hợp với đặc thù Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Năm 2013

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

HTK tăng hơn 1,15 tỷ đồng tương đương tăng 31,97% so với năm 2012, và tăng thêm gần 2,3 tỷ đồng trong năm 2014, tương ứng với tăng thêm 47,58% so với năm 2013 tổng tài sản.

TSNH khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn (chỉ chiếm gần 1%).

Về nguồn vốn: Năm 2013, tổng nguồn vốn giảm hơn 517 triệu đồng, tương ứng với giảm 2,96 % so với năm 2012. Năm 2014, nguồn vốn lại tăng thêm hơn 1,6 tỷ đồng tương ứng với tăng lên 9,71% so với năm 2013.

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, năm 2012, giá trị nợ phải trả là 16,5 tỷ đồng, tương ứng với 94,5%

trong tổng nguồn vốn, năm 2013 chỉ tiêu này là 16,238 tỷ đồng chiếm 95,79%.Và đến năm 2014, chỉ tiêu này là 17,3 tỷ đồng, tương ứng với 92,93%. Nợ phải trả của Công ty hoàn toàn là do nợ ngắn hạn.

Nợ dài hạn của công ty trong 3 năm này không có. Như vậy, có thể nói công ty đang có chính sách đầu tư ngắn hạn. Nợ phải trả tăng và chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ công ty đã huy động nguồn vốn của mình bằng cách vay mượn bên ngoài vì thế nguồn lực tài chính của công ty phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn. Điều đó có thể dẫn đến công ty sẽ gặp rủi ro khi không thanh toán được nợ và sẽ phải trả một khoản lăi vay hằng năm nhưng đây cũng là một lá chắn thuế rất tốt. NPT tăng chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng mà những khoản nợ ngắn hạn thường có tính chất trả nợ dưới 1 năm nên công ty sẽ gặp khó khăn nếu kinh doanh không được tốt và không có khả năng trả được nợ.

VCSH của Công ty đang có biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2013, VCSH của Công ty giảm 247 triệu đồng, tương ứng giảm đi 25,79% so với năm 2011. Năm 2014, VCSH lại tăng lên hơn 600 triệu đồng, tương ứng với tăng lên 84,35%. Mặc dù VCSH của Công ty có tăng lên nhưng lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, điều này cho thấy sự phát triển không bền vững do chủ yếu dựa vào đi vay từ bên ngoài. Công ty cũng đang hướng ra bên ngoài nhiều hơn khi tiến hành vay mượn làm tăng NPT. Điều này là hợp lý vì như vậy công ty sẽ có nhiều vốn hơn để sản xuất kinh doanh, đồng thời có thể chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp. Nhưng công ty cũng nên lưu ý các khoản vay ngắn hạn có thể làm công ty khó khăn nếu không xoay vốn kịp thời.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị điện đại thắng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)