Đào tạo và đào tạo trong tổ chức

Một phần của tài liệu Đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 21 - 27)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.2. Đào tạo và đào tạo trong tổ chức

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Đào tạo (đgt): Dạy dỗ rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp: đào tạo thành người trí thức; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ” [56, tr.593].

Đào tạo là hoạt động quan trọng vừa để trang bị kiến thức vừa góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng cho con người nói chung và cho người lao động nói riêng. Theo tác giả Nguyễn Như Ý, đào tạo vừa là là việc dạy dỗ, rèn luyện kể từ khi chưa biết đến trang bị kiến thức nghề nghiệp, vừa đào tạo trở thành người trí thức có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Liên quan đến khái niệm đào tạo, đã có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau xuất phát từ nhiều cách cách tiếp cận, song có thể nêu ra một số khái niệm sau:

Theo TS. Hà Văn Hội: “Đào tạo” được hiểu là hoạt động nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể, đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn [18, tr.233].

Tác giả Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu xác định “Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đây là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động của mình có hiệu quảhơn”[5, tr.26].

Như vậy đào tạo nguồn nhân lực làquá trình tác động đếncon người thông qua đó làm cho họ lĩnh hội và nắm bắt đượcnhững tri thức, kĩ năng một cách có hệ thống. Đây là cơ sở để người lao động tiếp cận với công việc theo sự phân công của tổ chức. Đào tạo là hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, với mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đào tạo luôn được chú trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi lẽ đây là nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồn tại phát triển của mỗi đơn vị. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác đào tạo, Bộ Luật lao động quy định. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ

năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình [28, tr.31].

Về cơ bản, đào tạo là quá trình giảng dạy và học tập, là sự tương tác giữa người dạy và người học trong nhà trường, vừa trang bị kiến thức, kỹ năng vừa giáo dục đạo đức, nhân cách cho người học. Kết quả đào tạo của một người nó phản ánh cách thức tổ chức đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo của đơn vị tổ chức đào tạo cùng với sự nỗ lực cố gắng của người học.

Từ những khái niệm trên, theo tác giả, có thể khái quát và được hiểu như sau: Đào tạo là quá trình tác động của tổ chức tới người học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ giúp người học thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

1.1.2.2. Đào tạo trong tổ chức

Đào tạo trong tổ chức có thể chia thành các loại như: Đào tạo mới; Đào tạo lại; Đào tạo nâng cao; Đào tạo phát triển

Theo hệ đào tạo có thể chia thành 2 loại: Đào tạo chính quy và đào tại chức (Vừa làm, vừa học)

Theo thời gian đào tạo: có đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn, đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ

Theo phương pháp đào tạo có: Đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

Theo quy mô đào tạo: có đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và Đào tạo trong tổ chức. Với phạm vi của đề tài luận văn, tác giả tiếp cận hình thức đào tạo trong tổ chức và theo cách tiếp cận này đào tạo được hiểu như sau: Đào tạo trong tổ chức là toàn bộ các hình thức, phương pháp đạo tạo do tổ chức tiến hành và tác động đến người học nhằm trang bị cho học những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ giúp họ thực hiện được nhiệm vụ được giao. Theo đó, loại đào tạo này bao gồm cả hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ với thời gian tiến hành tùy theo mục tiêu đào tạo: Có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm.

Đào tạo trong tổ chức có sự khác biệt so với hệ đào tạo chính quy, đào tạo vừa làm, vừa học trong hệ thống giáo dục quốc dân là việc tổ chức dạy và học khá linh hoạt, có thể không cần tổ chức thành lớp học, khóa học, mà có thể chỉ là các hoạt động như hướng dẫn, kèm cặp, chỉ bảo, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; người học có thể được cấp hoặc không được cấp chứng chỉ (nếu không đủ các điều kiện) và cũng tùy theo mục tiêu mà thời gian đào tạo có thể được ấn định là ngắn hạn, dài hạn hoặc theo hình thức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, chỉ dẫn…

Tóm lại, đào tạo trong tổ chức rất đa dạng, phong phú với hình thức rất linh hoạt tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của tổ chức.

1.1.3. Đào tạocán bộ công đoàn chuyên trách

Để xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh thực hiện tốt chức năngcủa mình trong giai đoạn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công đoàn đủnăng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ đặc biệt trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường, vì vậy yêu cầu đặt ra cho tổ chức công đoàn là phải đầu tư, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đócông tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoànlà nhiệm vụcần đượcchú trọng quan tâm.

Hiện nay, trong hệ thống công đoàn Việt Nam có nhiều hình thức, cấp độ đào tạo cán bộ công đoàn khác nhau: Từ đạo tạo chính quy, đào tạo tại chức (vừa học, vừa làm), đến đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn, đào tạo tại chỗ…

Đến nay, chưa có một khái niệm đào tạo riêng cho cán bộ công đoàn nói chung và đào tạo cán bộ chuyên trách công đoàn nói riêng. Vẫn còn tồn tại những cách hiểu khác nhau sau đây:

Đào tạo cán bộ công đoàn là việc tổ chức giảng dạy và học tập gắn với việc giáo dục nhân cách, cung cấp kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm chuẩn bị cho cán bộ công đoàn có khả năng đảm nhận một công việc nhất định.

Bồi dưỡng cán bộ công đoàn là trang bị, tăng cường thêm kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động thực tiễn công đoàn để nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ công đoàn nhằm hình

thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, tâm lý, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về tiêu chuẩn đối với cán bộ công đoàn. Bồi dưỡng thường được thực hiện cho các khóa đào tạo ngắn ngày.

Để năng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn được thực hiện thường xuyên ở mỗi cấp công đoàn.

Với đặc thù cán bộ công đoàn vừa có cán bộ làm chuyên trách, vừa có cán bộ làm kiêm nhiệm; cán bộ công đoàn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, hầu hết cán bộ công đoàn hiện nay đều có trình độ chuyên môn, được đào tạo từ nhiều ngành khác nhau, khi trở thành cán bộ công đoàn phần lớn họ thiếu kỹ năng hoạt động thậm chí cả phần lý luận và nghiệp vụ công đoàn cũng chưa được trang bị. Như vậy, đào tạo cán bộ công đoàn cần cả hoạt động đào tạo và hoạt động bồi dưỡng để trang bị kiến thức kỹ năng cho những đối tượng khác nhau trong tổ chức. Trên thực tế đào tạo cán bộ công đoànđược tập trung nhiều vào bồi dưỡng, tập huấn với những nội dung, chương trình phù hợp với đối tượng và yêu cầu thực tiễn.

Trong đào tạo cán bộ công đoàn chia ra có đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn, với đào tạo dài hạn có thời gian từ 1 tháng trở lên, với đào tạo ngắn hạn có thời gian từ 1 tháng trở xuống.

Công tác đào tạo cán bộ công đoàn có những đặc điểm sau:

- Đối tượng đào tạo cán bộ công đoàn tương đối đa dạng và không đồng đều về trình độ, tuổi đời và kinh nghiệm hoạt động công đoàn, do phần lớn cán bộ công đoàn được lựa chọn từ hoạt động thực tiễn, được đoàn viên tín nhiệm bầu vào cơ quan lãnh đạo của công đoàn các cấp, hoặc được tổ chức Đảng điều động, luân chuyển sang làm công tác công đoàn, hoặc do tổ chức công đoàn tuyển dụng. Chính vì vậy, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng có mấy đặc thù sau:

+ Cán bộ công đoàn khi được bầu hoặc được điều động làm công tác công đoàn ban đầu hiểu biết về nghiệp vụ công tác công đoàn còn hạn chế, có những cán bộ công đoàn hoạt động trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của những

người đi trước, hoạt động bằng sự nhiệt tình với phong trào công nhân, công đoànnên thiếu đi phần lý luận cũng như nghiệp vụ công đoàn.

+ Cán bộ công đoàn do đặc điểm phần lớn được lựa chọn qua bầu cử cho nên có trình độ không đồng đều, có nhữngngười có trình độ chuyên môn cao như cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, nhưng cũng có người chỉ là công nhân trực tiếpsản xuấtcó trình độ chuyên môn thấp, nhất là tại các công đoàn cơ sở.

+ Cán bộ công đoàn phần lớn có tuổi đời bình quân cao, họ có thời gian hoạt động thực tiễn được đoàn viên tín nhiệm bầu vào cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp.

+ Kinh nghiệm hoạt động công đoàn không đồng đều, vì đặc điểm hoạt động công đoàn là hoạt động thực tiễn, trên thực tế có cán bộ công đoàn có hàng chục năm kinh nghiệm như vậy rất thuận lợi, song cũng có những cán bộ công đoàn có rất ít kinh nghiệm hoạt động công đoàn do mới được bầu làm cán bộ công đoàn hoặc do được điều động từ những ngành khác sang, hoặc mới được tuyển dụng vì vậy có nhiều hạn chế trong hoạt động.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn không chỉ nhằm nâng cao trình độ nói chung mà còn phải sát với yêu cầu của hoạt động công đoàn trên cơ sở tiêu chuẩn, chức danh, nhiệm vụ công tác đã được quy định. Do đó, việc xác định nhu cầu, đối tượng và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cũng như lựa chọn hình thức đào tạo phải xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện cụ thể của từng ngành, từng địa phương. Đối với các khóa bồi dưỡng ngắn hạn phải có kế hoạch thường xuyên và được áp dụng cho những đối tượng cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động công đoàn, đối với đào tạo dài hạn cần xác định cụ thể đối tượng đòa tạo, lựa chọn những cán bộ có năng lực, tuổi đời còn trẻ, đã tốt nghiệp địa học thuộc các ngành khác nhau trên cơ sở quy hoạch cán bộ để sử dụng cán bộ trong tương lai. Những đối tượng này cần được trang bị kiến thức cả về lý luận, kỹ năng cũng như nghiệp vụ công đoàn và những kiến thức bổ trợ khác theo yêu cầu của tổ chức.

Từ các quan niệm, khái niệm, cách hiểu về đào tạo và đào tạo cán bộ công đoàn trên đây, theo tác giả Luận văn: Đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách là toàn bộ các hình thức đào tạo mà tổ chức công đoàn áp dụng để cung cấp trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn chuyên trách nhằm giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tổ chức phân công.

Một phần của tài liệu Đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)