Đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 80 - 83)

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CỒNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2. Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ công đoàn tại Công đoàn Công Thương Việt Nam

2.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo

Trong những năm qua CĐNCTVN đã rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công đoàn, trong đó có cán bộ công đoàn chuyên trách. Đào tạo cán bộ công đoàn được tập trung ở nhiều lĩnh vực theo mục tiêu, nhu cầu đào tạo nhất là những yêu cầu đặt ra cho hoạt động công đoàn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách đã tập trung vào nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nước, kiến thức về quốc phòng-an ninh; đã trang bị cho cán bộ công đoàn chuyên trách những lý luận cơ bản về công đoàn, những nghiệp vụ có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, chức năng của tổ chức công đoàn, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết khi tổ chức các hoạt động công đoàn, khi xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ lao động. Để thực hiện chiến lược cán bộ công đoàn trong hiện tại và trong tương lai, CĐNCTVN đã đông viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về thời gian và kinh phí để cán bộ công đoàn chuyên trách được đào tạo ở trình độ cao hơn như đào tạo thạc sỹ và đào tạo tiến sỹ.

Bảng 2.10: Kết quả đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách

Đơn vị tính: Người Số

TT Nội dung Năm đào tạo

2016 2017 2018 2019 Cộng 1 Chuyên môn, nghiệp vụ

- Sau đại học 03 05 02 02 12

- Đại học - - - - -

- Trung cấp - - - - -

2 Lý luận chính trị

- Cao cấp, cử nhân 01 02 05 02 10

- Trung cấp 25 45 30 35 135

3 Lý luận nghiệp vụ CĐ 60 120 75 75 330 4 Kiến thức QP - An ninh 15 15 10 15 55

5 Ngoại ngữ 25 25 30 40 120

6 Tin học 20 - 40 - 60

7 Quản lý Nhà nước 10 30 15 20 75

Nguồn: Ban tổ chức CĐCTVN Sau mỗi khóa đào tạo, Ban tổ chức công đoàn Ngành đều tiến hành đánh giá kết quả đào tạo thông qua phát phiếu khảo sát tới từng học viên, thông qua các giảng viên tham gia giảng dạy cũng như ý kiến của các chuyên gia về cách thức tổ chức đào tạo, phương pháp truyền đạt, nội dung đào tạo cũng như chương trình đào tạo. Nhìn chung các ý kiến đều đánh tốt và rất cần thiết về chương trình đào tạo cũng như những ý kiến góp ý để bổ sung thêm về nội dung cũng như kế hoạch đào tạo, đây là những ý kiến rất quan trọng để Ban tổ chức nghiên cứu và hoàn thiện cho những chương trình đào tạo sau này.

Bảng 2.11: Đánh giá về nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn

Số TT Mức độ đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 149 71,0

2 Quan trọng 56 26,7

3 Không quan trọng 5 2,3

4 Tổng cộng 210 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả Khi được hỏi về việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn thì có tới 149 người cho rằng rất quan trọng, chiếm 71%; có 56 người được hỏi trả lời là quan trọng, chiếm 26,7%.

Như vậy hầu hết cán bộ công đoàn đều nhận thấy việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là cần thiết và rất quan trọng, bởi vì đây là những kiến thức, chuyên môn, kỹ năng mà họ chưa cótrước khi trở thành cán bộ công đoàn.

Ngoài ra, kết quả đào tạo còn được phản ánh thông qua sự thay đổi về nhận thức, sự thoả mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực và hiệu quả đạt được trong công việc. Kết quả xếp loại hàng năm 100% cán bộ công đoàn chuyên trách đều hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, điều đó khẳng định đào tạo cán bộ là rất cần thiết không những góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ công đoàn, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ mà còn trở thành động lực thúc đẩy cán bộ công đoàn phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kết quả khảo sát cho thấy 130 người được hỏi đánh giá chất lượng các khóa đào tạo đạt chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của người học và đạt được mục tiêu của đào tạo đặt ra, có 73 người trả lời là đạt chất lượng trung bình, chiếm 34,8% và có 7 người trả lời chất lượng chưa tốt, chiếm 3,3%.

Bảng 2.12: Đánh giá chất lƣợng các khóa đào tạotại công đoàn Ngành Công Thương

Số TT Mức độ đánh giá Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%)

1 Chất lượng tốt 130 61,9

2 Chất lượng trung bình 73 34,8

3 Chất lượng chưatốt 7 3,3

4 Tổng cộng 210 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả Với số liệu khảo sát như vậy cũng đặt ra cho bộ phận tham mưu trong công tác đào tạo tham khảo và nghiên cứu; mặc dù phần lớn các khóa đào tạo khi tổ chức được đánh giá là đạt chất lượng tốt, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng chất lượng đạt trung bình và chưa tốt, có nghĩa là phải kiểm tra, rà soát lại kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo, chương trình đào tạo cần phải được điều chỉnh, bổ sungsao cho đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học.

Một phần của tài liệu Đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)