Chương 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu, phương hướng đẩy mạnh đào tạo cán bộ công đoàn tại Công đoàn Công Thương Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện xác định nhu cầu đào tạo
Do đặc thù của tổ chức và cán bộ công đoàn, đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách luôn biến động, nhất là biến động theo nhiệm kỳ và phụ thuộc vào kết quả bầu cử Đại hội nhiệm kỳ. Do đó, việc xác định nhu cầu đào tạo cán bộ chuyên trách công đoàn cũng gặp khó khăn nhất định. Hơn nữa, chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách không đồng đều, tuyệt đại đa số trưởng thành từ cơ sở, thông qua tín nhiệm, bầu cử hay được điều động, phân công từ cán bộ chuyên môn sang, chưa có kinh nghiệm thực tế hoạt động công đoàn. Số cán bộ công đoàn chuyên trách chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn, bắt buộc phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách này. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách không phải dễ dàng, ngoài nhu cầu thực tế chuẩn
hóa vị trí, chức danh cán bộ công đoàn, còn tùy thuộc vào điều kiện công tác của tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi mà cán bộ đó công tác. Và do đó, vấn đề đặt ra là phải có phương pháp, cách thức xác định nhu cầu đào tạo một cách chính xác để rồi từ đó có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách này.Việc xác định nhu cầu đào tạo của Công đoàn Công Thương từ trước tới nay, chủ yếu dựa trên các căn cứ sau: (1) các cán bộ công đoàn chuyên trách mới được bổ sung qua các kỳ đại hội, chưa qua nghiệp vụ công đoàn; (2) Các kiến thức, kỹnăng chuyên sâu hoặc nâng cao dành cho các cán bộ công đoàn chuyên trách theo yêu cầu đặt ra của tổ chức và cá nhân; (3) Tổ chức tập huấn chuyên đề theo đề xuất của các ban chuyên đề của Công đoàn Công Thương đề xuất; (4) Cử các cán bộ Công đoàn chuyên trách đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho thi nâng hạng, ngạch công chức theo quy định chung. Việc xác định trên đây chỉ phù hợp với cán bộ công đoàn chuyên trách ở các ban của Công đoàn Công Thương và Công đoàn cấp trên cơ sở trựcthuộc, mà không phù hợp với với công đoàn cơ sở do điều kiện công tác mỗi đơn vị rất khác nhau. Để khắc phục những bất cập hiện nay trong xác định nhu cầu đào tạo, đòi hỏi Công đoàn Công Thương cần nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo một cách chuẩn xác hơn.
3.2.1.2. Nội dung giải pháp
+ Chủ động nắm bắt, thống kê đầy đủ số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách ở các cấp công đoàn, phân loại, đối chiếu với yêu cầu tiêu chuẩn vị trí, chức danh công việc, lập danh sách những cán bộ kèm theo nhu cầu đào tạo cụ thể để lập kế hoạch đào tạo;
+ Căn cứ vào từng nhu cầu cụ thể, lập dự kiến kế hoạch đào tạo hàng năm, yêu cầu các đơn vị các cấp đăng ký nhu cầu đào tạo kèm theo đề xuất về thời gian đào tạo thích hợp, đồng thời tổng hợp danh sách gửi Ban tổ chức Công đoàn Công Thương tổng hợp, có quyết định chính thức về số lượng, thời gian đào tạo, ra thông báo cho các đơn vị, bố trí cử người tham gia đào tạo;
+ Rà soát hồ sơ, xác định nhu cầu đào tạo đối với các cán bộ công đoàn chuyên trách cần chuẩn hóa vị trí, chức danh (Chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở), đề xuất đăng ký với Tổng liên đoàn, các cơ sở đào tạo để cử cán bộ đi đào tạo. Trường hợp cán bộ công đoàn chuyên trách có nhu cầu đào tạo đủ số lượng mở lớp, Công đoàn Công Thương sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo đăng ký mở các lớp đào tạo tại chỗ, tạo điều kiện cho các cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia đào tạo.
+ Ban tổ chức phối hợp với các ban chuyên đề xác định nhu cầu đào tạo, tập hợp danh sách thống nhất để tổ chức đào tạo, trong đó có thể bố trí kết hợp các chuyên đề hoặc tách riêng tùy theo thời gian và mục tiêu đào tạo của các khóa, lớp.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
+ Ban tổ chức Công đoàn Công Thương phối hợp và chủ trì trong công tác đào tạo, tham mưu cho lãnh đạo về kế hoạch đào tạo, có trách nhiệm làm đầu mối tổng hợp các nhu cầu đào tạo của toàn bộ các đơn vị, bộ phận trực thuộc.
+ Ban tổ chức cần phân công cán bộ chuyên trách làm công tác đào tạo.
+ Cần hoàn thiện tiêu chuẩn về vị trí, chức danh cán bộ công đoàn chuyên trách, làm rõ tiêu chuẩn của cán bộ công đoàn chuyên trách bao gồm:
kiến thức, kỹ năng, thái độ, quy định rõ các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, các kỹ năng bắt buộc, kỹ năng mềm cần có trong công việc…để từ đó có thể đối sánh với năng lực hiện có của cán bộ công đoàn chuyên trách, có kế hoạch bồi dưỡng hoàn thiện theo yêu cầu nhiệm vụ và công việc đặt ra.
+ Phải tổ chức đánh giá cán bộ công đoàn chuyên trách một cách công bằng, khách quan để có kết quả chính xác, từ đó rút ra những bất cập và nhu cầu cần thiết phải bổ sung, để đào tạo, bồi dưỡng thêm cho cán bộ công đoàn chuyên trách. Chú trọng tới các năng lực và các đặc tính cá nhân của cán bộ
chuyên trách, được sử dụng để khẳng định rằng ai là người cần phải đào tạo các kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể thực hiện được vị trí, công việc được giao.
+ Để đảm bảo khách quan trong việc tuyển lựa đối tượng đào tạo cần phải cụ thể hóa và công khai mục tiêu cũng như tiêu chuẩn đào tạo. Để xác định đúng đối tượng đào tạo, người xây dựng chương trình đào tạo cần phải trao đổi với những lãnh đạo bộ phận, để biết được năng lực cụ thể của cán bộ công đoàn chuyên trách trong thực hiện nhiệm vụ, triển vọng phát triển trong tương lai. Xác định rõ đây là chương trình đào tạo về kiến thức, kỹ năng nào?
Sau khóa học phải đạt được những mục tiêu gì? Muốn vậy tiêu chuẩn đối tượng đi đào tạo phải như thế nào? Làm tốt điều này giúp cho tổ chức lựachọn được đúng đối tượng đào tạo, dễ dàng cho việc bố trí sắp xếp sau này. Tránh sự thắc mắc trong nội bộ đơn vịvì đào tạo nhiều khi không chỉ là nhu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm mà là quyền lợi của đối tượng đào tạo. Lựa chọn sai đối tượng đào tạo sẽ dẫn đến khó đạt được mục tiêu đào tạo như đã đề ra. Vì thế cần khách quan, thận trọng, phải lựa chọn một cách cẩn thận, chính xác, công bằng dựa trên cơ sở nghiên cứu và xác định nhu cầu, động cơ đào tạo.
- Cần xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể đối với từng khóa lớp đào tạo, bảo đảm việc lựa chọn đúng người, đúng việc, đúng địa chỉ, tránh tình trạng cảm tính trong lựa chọn, người được chọn phải có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực cần thiết đặt ra, bảo đảm bố trí, sử dụng sau đào tạo. Nếu cần thiết có thể thành lập hội đồng xét duyệt công khai, dân chủ.
- Thông thường khi lựa chọn đối tượng đào tạo, nhu cầu đào tạo có thể vượt quá khả năng, năng lực tổ chức đào tạo. Trong trường hợp này, cầnchọn lọc,sắp xếp danh sách theo thứ tự ưu tiên theo các tiêu chí nhất định, bảo đảm tính khách quan, công khai và phù hợp với mức độ cần thiết hiện tại.
3.2.1.4. Kết quả kỳ vọng của giải pháp
+ Cập nhật đầy đủ, chính xác các nhu cầu đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách trong toàn bộ hệ thống các đơn vị trực thuộc Công đoàn Công Thương.
+ Chủ động lập kế hoạch đào tạo cho cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ chuyên trách công đoàn nói riêng.