Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CỒNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.2. Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ công đoàn tại Công đoàn Công Thương Việt Nam
2.2.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành CĐCTVN, khóa III nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã chỉ rõ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, nhằm
“xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng và cơ cấu để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của Công đoàn Công Thương Việt Nam”. Căn cứ vào mục tiêu đó, từng khóa, lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ công đoàn chuyên trách nói riêng đều hướng tới mục tiêu trang bị cho cán bộ công đoàn những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác công đoàn, cũng như những kỹ năng mềm khác như: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng truyền thông, kỹ năng quan hệ công chúng, kỹ năng đàm phán, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; kỹ năng đối thoại; bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ; kiến thức về bảo hộ lao động; kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động và nhiều kỹ năng, kiến thức khác. Nhìn chung mục tiêu đào tạo của các khóa, lớp khá rõ ràng, có chủ đích đối với từng đối tượng học viên cụ thể. Các khóa, lớp đào tạo do Công đoàn Công Thương Việt Nam trực tiếp mở đều nêu rõ trong thông báo và kế hoạch đào tạo gửi đến các đơn vị, bộ phận trực thuộc biết và triển khai thực hiện. Riêng những lớp do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn ngành Trung ương, công đoàn địa phương mở, Công
đoàn Công Thương đều nghiên cứu nếu phù hợp với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng sẽ triển khai hoặc phối hợp để cử cán bộ công đoàn tham gia đào tạo.
2.2.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Căn cứ vào nhu cầu và danh sách đề nghị đào tạo đã được lãnh đạo Công đoàn Công Thương phê duyệt, Ban tổ chức sẽ lập kế hoạch đào tạo và lựa chọn đối tượng đào tạo cho các khóa, lớp khác nhau. Thông thường đối tượng đào tạo sẽ được triệu tập, thông báo theo danh sách đề nghị của các bộ phận, đơn vị đã được phê duyệt theo đúng số lượng và tên trong danh sách. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo chỉ thực hiện khi nhu cầu vượt quá khả năng đào tạo. Khi đó, Ban tổ chức sẽ căn cứ vào Quy chế đào tạo kết hợp với yêu cầu đào tạo của các đơn vị, cơ sở, bộ phận lựa chọn theo các tiêu chuẩn cụ thể, cũng như mức độ cấp thiết khác nhau để ra thông báo và triệu tập học viên. Cụ thể, ban tổ chức sẽ thống kê, phân loại tất cả các cán bộ công đoàn chuyên trách trực thuộc Công đoàn ngành Công Thương Việt Nam, trong đó, lọc ra số cán bộ công đoàn chuyên trách mới tham gia vào BCH các cấp, các UV UBKT, các cán bộ công đoàn chuyên trách mới được tuyển dụng, điều động, bố trí, phân công vào các vị trí mới để lập dự kiến kế hoạch đào tạo cho từng loại đối tượng cụ thể.
Chẳng hạn, tại nhiệm kỳ 2018 - 2023, Ban tổ chức đã thống kê, tập hợp và phân loại cán bộ công đoàn chuyên trách của các bộ phận, đơn vị trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam như sau:
- Cán bộCông đoàn chuyên trách: 138 người Trong đó:
. Cơ quan CĐCTVN: 38 người . CĐ cấp trên trực tiếp CS: 60 người
. CĐCS: 40 người
- Cán bộCông đoàn tại các đơn vị trực thuộc CĐCTVN + Tại CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở
. UV BCH cấp trên trực tiếp cơ sở: 291 người
. Số mới tham gia BCH: 168 người
. UV UBKT cấp trên trực tiếp cơ sở: 69 người
. Số UV UBKT là UVBCH: 18 người
+ Tại công đoàn cơ sở
.Uỷviên BCH CĐCS: 3.873 người Trong đó:
* Trực thuộc CĐN: 837 người
+ Số mới tham gia BCH: 417 người
+ Ủy viên UBKT CĐCS: 337 người + Số Uỷ viên UBKT là UV BCH là: 110 người
* Trực thuộc CĐ cấp trên trực tiếp CS: 3.036 người
+ Số mới tham gia BCH: 1.106 người
Kết hợp với việc xác định nhu cầu hàng năm, Công đoàn Công Thương sẽ lập kế hoạch và dự kiến mở các lớp đào tạo cán bộcông đoàn chuyên trách như Bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6: Dự kiến đào tạo, bồi dƣỡngcán bộ công đoàn Ngành Công Thương năm 2017 -2020
Đối tƣợng Số
người Số
lớp Thời
gian Tiến độ
Cơ quan CĐCTVN (UV BCH,
UBKT CĐCTVN, CB Cơ quan) 60 01 03
ngày QIV/2017 CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở (UV
BCH, UBKT, CBCĐ chuyên trách) 360 06 03 ngày
QIV/2018 đến hết năm 2018 CĐ cơ sở trực thuộc CĐCTVN (UV
BCH, UBKT, CB CĐ chuyên trách) 1200 20 lớp
02 ngày
QIV/2019 đến hếtnăm 2020 Nguồn: Ban tổ chức CĐCTVN Trên cơ sở dự kiến số lượng lớp đào tạo, hàng năm căn cứ vào nhu cầu thực tế của hoạt động công đoàn Ban thường vụ chỉ đạo xây dựng nội dung đào tạo tương ứng cho các đối tượng đào tạo khác nhau, cụ thể năm 2017, Công đoàn Công Thương đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo các chuyên
đề cho các đối tượng là cán bộ công đoàn chuyên trách các đơn vị, bộ phân trực thuộc như Bảng 2.7:
Bảng 2.7: Kế hoạch đào tạo cho cán bộ các cấp Công đoàn Công Thương Việt Nam năm 2017
TT Nội dung Đối tƣợng Số lớp/số ngày/số
học viên
1
Kỹ năng tuyên truyền phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở
-CB CĐCTVN -CĐ cấp trên cơ sở -CĐ cơ sở trực thuộc -CĐ ngành Công Thương địa phương
02 lớp 02 ngày/lớp
35 hv/lớp
2 Những kỹ năng cơ bản của cán bộ CĐ
-CB CĐCTVN, -CĐCS trực thuộc -CĐ ngành Công Thương địa phương
02 lớp 02 ngày/lớp
(30hv/lớp)
3 Quy trình và phương pháp đối thoại tại Doanh nghiệp
-CĐ cấp trên cơ sở -CĐ cơ sở trực thuộc -CĐ ngành Công Thương địa phương
08 lớp 02 ngày/lớp
35hv/lớp
4 Hướng dẫn tổ chức Đại hội
CĐ cơ sở trực thuộc 6 lớp 01 ngày/lớp
45 hv/lớp 5 Lớp đào tạo giảng viên
kiêm nghiệm
Giảng viên kiêm nghiệm
Theo thực tế
Nguồn: Ban tổ chức CĐCTVN Như vậy, theo kế hoạch tối tượng đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách chủ yếu tập trung vào 5 đối tượng sau:
- CB CĐCTVN - CĐ cấp trên cơ sở
- CĐ cơ sở trực thuộc
- CĐ ngành Công Thương địa phương - Giảng viên kiêm nghiệm
Bao gồm: UV BCH, UBKT, CB CĐ chuyên trách 2.2.2.3. Xây dựng nội dung đào tạo
Nội dung đào tạo là linh hồn của chương trình đào tạo, nội dung đào tạo sẽ đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo đặt ra. Đối với đào tạo dài hạn dành cho những đối tượng cán bộ công đoàn đã có vị trí, đối tượng là nguồn phát triển cao hơn trong chiến lược cán bộ của CĐNCT và của Ngành công thương. Đối với đào tạo ngắn hạn dành cho đối tượng cán bộ công đoàn mới được tuyển dụng,mới được bầu vào Ban chấp hành công đoàn các cấp, vì vậy nội dung đào tạo được xây dựng trên cơ sở nhu cầu đào tạo cũng như đối tượng cần được đào tạo. Nội dung đào tạo được tập trung vào:
- Lý luận chính trị (cao cấp, trung cấp) - Quản lý hành chính Nhà nước
- Ngoại ngữ, tin học
- Lý luận và nghiệp vụ công tác Công đoàn
- Tổ chức Công đoàn VN, hướng dẫn hoạt động CĐCS - HĐLĐ, TƯLĐTT và vai trò của tổ chứcCông đoàn - Giải quyết tranh chấp lao động và đình công
- Hoạt động công đoàn trong công tác ATVSLĐ, Tài chính, Nữ công, công tác thi đua khen thưởng
- Công tác kiểm tra, giám sát và hoạt động của UBKT CĐ - Xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định trong DN
- Những vấn đề mới trong Bộ luật Lao động, Luật CĐ, Điều lệ CĐ và các chính sách mới của Nhà nước
- Công đoàn trong thời kỳ hội nhập quốc tế
- Các kỹ năng cơ bản của cán bộ Công đoàn (kỹ năng đàm phán, thương lượng ký kết TƯLĐTT; kỹ năng tổ chức Đại hội, Hội nghị công đoàn;
ký năng tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao; các ký năng mềm dành cho cán bộ công đoàn).
Bảng 2.8: Nội dung đào tạo cần đƣợc tập trungdành cho cán bộ công đoàn
Số TT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Kiến thức chuyên môn 71 33,8
2 Nghiệp vụ công tác 125 59,5
3 Kỹ năng hoạt động 14 6,7
4 Tổng cộng 210 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn cán bộ công đoàn rất quan tâm đến kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ công tác, bởi vì trong hoạt động công đoàn những nội dung, nhiệm vụ đặt ra để thức hiện chức năng của tổ chức công đoàn đều cần đến nghiệp vụ, kỹ năng để giải quyết, nhất là đối với những cán bộ công đoàn mới được bầu vào Ban chấp hành, mới được tuyển dụng vào tổ chức công đoànrất cần được trang bị những nội dung trên.
Như vậy, nhìn chung nội dung đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại Công đoàn Công Thương rất đa dạng, phong phú và được thiết kế dựa trên nhu cầu đào tạo thực tế và phù hợp cho từng đối tượng học viên. Hiện nay, cũng chưa có giáo trình, tài liệu chính thống để phục vụ cho các đối tượng cán bộ công đoàn chuyên trách, chủ yếu là dựa trên bài giảng do giáo viên thiết kế có kèm theo các sách, tài liệu tham khảo do công đoàn cấp trên, Công đoàn Công Thương, các ban chuyên đề soạn thảo. Qua tham khảo thực tế cho thấy, các tài liệu này được soạn thảo khá bài bản, cô đọng, xúc tích, dễ hiểu, có tính thực tiễn cao, rất sát với thực tế hoạt động công đoàn.
2.2.2.4. Lựa chọn hình thức vàphương pháp đào tạo
* Về hình thức đào tạo
Tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng và nội dung đào tạo Công đoàn Công Thương Việt Nam sẽ lựa chọn hình thức và phương pháp đào tạo cho phù hợp. Qua số liệu tổng hợp tại Ban tổ chức Công đoàn Công Thương cho
thấy, 98,6% cán bộ chuyên trách công đoàn được đào tạo theo hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn, bao gồm:
- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công đoàn tại CĐCTVN
- Các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tại các công đoàn cơ sở trực thuộc - Cử cán bộ công đoàn chuyên trách học tập tại các cơ sở đào tạo như:
Trường Đại học công đoàn, trường Đại học Tôn Đức Thắng; các lớp do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các Công đoàn ngành Trung ương tổ chức; Các lớp theo nhu cầu ngoài hệ thống công đoàn như: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện hành chính quốc gia, các cơ sở đào tạo trong nước.
- Cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụở nước ngoài
*Vềphương pháp đào tạo
Công đoàn Công Thương Việt Nam căn cứ vào nội dung và đối tượng đào tạo từ đó xác địnhphương pháp đào tạo, cụ thể:
- Một là, đối với cán bộ mới tham gia hoạt động công đoàn, mục đích là bồi dưỡng về nhận thức, trang bị những kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động công đoàn thì sử dụng các phương pháp như thuyết trình, cung cấp văn bản, tài liệu, hướng dẫn một số nghiệp vụ cơ bản về hoạt động công đoàn
- Hai là, đối với cán bộ công đoàn đã có tời gian tham gia hoạt động công đoàn thì mục đích của đào tạo là trang bị những kỹ năng và chuyên môn sâu, đi vào giải quyết, xử lý các tình huống diễn ra trong hoạt động công đoàn, các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động khi đó sử dụng các phương pháp đào tạo tích cực, phát vấn, thảo luận nhóm, thực hành đóng vai, ứng xử, hùng biện...
Ba là, căn cứ vào hình thức tổ chức lớp đào tạo là ngắn hạn hay đào tạo dài hạn để lựa chọn phương pháp cho phù hợp, với lớp đào tạo ngắn hạn thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống đó là thuyết trình, cung cấp tài liệu và hướng dẫn nghiên cứu; với những lớp đào tạo dài hạn thường
vận dụng tổng hợp các phương pháp một cách linh hoạt, kết hợp cả phương pháp truyền thống với phương pháp đào tạo tích cực, tăng khối lượng thời gian cho nghiên cứu, chia tổ làm việc theo nhóm, đóng vai thực hành để giải quyết các tình huống như khi giải quyết tranh chấp lao động, khi đàm phán thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể, khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, khi đại diện đứng trước tòa bảo vệ quyền lợi cho người lao động...