Chương 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu, phương hướng đẩy mạnh đào tạo cán bộ công đoàn tại Công đoàn Công Thương Việt Nam
3.3.3. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo
Cho đến nay, chương trình đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại Công đoàn Công Thương vẫn chưa có các giáo trình, tài liệu chuẩn, chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên và báo cáo viên tự thiết kế và biên soạn theo đơn đặt hàng. Do đó, cùng một nội dung đào tạo có thể có nhiều quan điểm và cách
tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của giáo viên. Trên thực tế có những tài liệu, bài giảng thiên nhiều về lý thuyết, không có kiến thức và kỹ năng thực hành và ngược lại có bài giảng, tài liệu thì nặng về kiến thức thực tế, kinh nghiệm thực tiễn mà thiếu đi cơ sở lý luận. Điều đó phần nào làm cho chất lượng đào tạo không được như mong muốn và mục tiêu đào tạo đặt ra. Về phương pháp đào tạo cán bộ chuyên trách công đoàn vẫn chưa thật đa dạng, phong phú, chưa phù hợp với đối tượng đào tạo, chủ yếu hiện nay là đào tạo ngắn hạn, tập trung theo hình thức bồi dưỡng, tập huấn. Phương pháp giảng dạy là thuyết trình, rất ít trường hợp thực hành, thực tế, giải quyết tình huống.
Các phương pháp đào tạo tại chỗ như kèm cặp, chỉ dẫn, đào tạo theo kiểu học nghề, luân chuyển công việc còn ít và chưa thật sự chuyên nghiệp bài bản. các phương pháp đào tạo ngoài công việc như hội thảo, tham quan học hỏi kinh nghiệm, đào tạo nhờ sự trợ giúp của máy tính, đào tạo xử lý công văn giấy tờ, đào tạo từ xa...chưa được áp dụng để đào tạo cán bộ Công đoàn chuyên trách. Từ những hạn chế đó đòi hỏi Công đoàn Công Thương cần nghiên cứu đổi mới cả về nội dung và phương pháp đào tạo cho phù hợp với nhu cầu, mục tiêu, đối tượng đào tạonhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.
3.3.3.2. Nội dung giải pháp
- Cần tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách phù hợp với mục tiêu, nhu cầu, đối tượng đào tạo. Kết cấu nội dung chương trình đào tạo cần có sự điều chỉnh bảo đảm sự cân đối, hài hòa cả về kiến thức và kỹ năng thực hành, giữa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn hoạt động công đoàn sao cho sát với thực tế công việc của cán bộ công đoàn chuyên tráchcác cấp khác nhau.
- Cần biên soạn tài liệu học tập theo hướng sổ tay công tác công đoàn để thuận tiện cho cán bộ công đoàn chuyên trách nghiên cứu.
- Cần có tạp chí hoặc chuyên mục trao đổi về nghiệp vụ công đoàn, kinh nghiệm hoạt động công đoàn để đoàn viên, cán bộ công đoàn và người lao động trao đổi các vấn đề liên quan đến công đoàn và nghiệp vụ công đoàn.
- Đa dạng hóa phương pháp đào tạo, áp dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến; tăng cường các phương pháp đào tạo trong công việc và ngoài công việc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế hoạt động của công đoàn các cấp mà áp dụng các phương pháp đào tạo như: Kèm cặp, chỉ dẫn, luân chuyển công việc; áp dụng các phương pháp đào tạo từ xa; đào tạo tình huống; trao đổi học hỏi kinh nghiệm; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, tìm hiểu về công đoàn, tổ chức công đoàn, thi cán bộ công đoàn giỏi…
- Nội dung đào tạo cho cán bộ công đoàn chuyên trách cần tập trung vào những kiến thức cơ bản về pháp luật lao động, pháp luật công đoàn như: Bộ Luật lao động, Luật công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội... Trang bị những kiến thức xã hội: Các vấn đề liên quan đến Gia đình, Bình đẳng giới, Dân số- kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội…Trang bị các kỹ năng tổ chức hoạt động như: Kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng đối thoại, kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tổ chức các sự kiện văn hóa trong công nhân (các cuộc thi, diễn đàn, tổ chức sân chơi cho CNLĐ; kỹ năng nắm bắt tâm trạng, tư tưởng của CNLĐ, kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công. Việc đầu tư cung cấp các kỹ năng cho cán bộ CĐCS trong doanh nghiệp là yêu cầu rất căn bản giúp cho CBCĐ hoạt động được tốt hơn trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Về phương pháp hoạt động công đoàn: Cần trang bị cho cán bộ công đoàn chuyên trách một số phương pháp như phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động; phương pháp tổ chức các hoạt động cho CNLĐ; phương pháp tuyên truyền cổ động, phương pháp học tập tích cực. Tổ chức tập huấn, tọa đàm, trao đổi, nói chuyện chuyên đề, đối thoại, tổ chức các cuộc thi...Chọn cử cán bộ công đoàn cơ sở đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do các cấp công đoàn tổ chức. Tổ chức tập huấn theo phương pháp tích cực: Trên thực tế thì khi sử dụng phương pháp này, người nghe không bị thụ động, mà phải tập trung tư duy và tham gia vào quá trình trao đổi, điều quan trọng là
sau mỗi nội dung thảo luận thì cả giảng viên và học viên sẽ nhớ được những vấn đề cơ bản.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
+ Tổ chức phân loại đối tượng, nhu cầu đào tạo, soạn thảo các loại tài liệu, bài giảng, giáo trình phù hợp cho từng nhu cầu và đối trượng đào tạo, trong đó có cán bộ công đoàn chuyên trách.
+ Ban tổ chức cần phối hợp với các ban chuyên đề thống nhất nội dung, lựa chọn các phương pháp đào tạo cho từng đối tượng.
+ Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó có đội ngũ giáo viên kiêm chức, các chuyên gia, các cộng tác viên. Tổ chức biên soạn các bộ tài liệu, giáo trình cho từng nhu cầu, đối tượng đào tạo, thẩm định, điều chỉnh cho phù hợp dùng cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ công đoàn chuyên trách nói riêng.
- Thường xuyên khảo sát nhu cầu từ phía người học, cập nhật kịp thời nội dung, phương pháp, các học liệu, tài liệu, giáo trình đào tạo phù hợp và tiên tiến.
- Tập trung chỉ đạo sát sao, quyết liệt, chú trọng đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, lựa chọn, tập trung đào tạo, bồi dưỡng những vấn đề thiết thực gắn liền với thực tiễn hoạt động cho cán bộ công đoàn.
- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung đào tạo, tập trung, đi vào những vấn đề trọng tâm, gắn với thực tiễn, tránh sự dàn trải như: chú trọng việc bồi dưỡng theo chức danh (lãnh đạo, cán bộ chuyên trách); thông tin chính xác, cụ thể về những khó khăn, thách thức đối với tổ chức công đoàn trong việc thực hiện Hiệp định CPTPP, chú trọng đào tạo về quan hệ lao động, kỹ năng, kinh nghiệm trong thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, đình công, tham gia tố tụng tại tòa án qua đó nâng cao trình độ, bản lĩnh, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ công đoàn đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
3.3.3.4. Kết quả kỳ vọng của giải pháp
+ Có các giáo trình, tài liệu đào tạo chuyên biệt cho các đối tượng đào tạo, trong đó có đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách.
+ Tài liệu, giáo trình đào tạo luôn được thay đổi, cập nhật phù hợp với từng đối tượng đào tạo.