Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CỒNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.2. Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ công đoàn tại Công đoàn Công Thương Việt Nam
2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo
Xác định vai trò của đào tạo trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ chuyên trách công đoàn nói riêng. Hằng năm, lãnh đạo Công đoàn Ngành đã rất quan tâm và chỉ đạo bộ phận tham mưu thực hiện rà soát đối tượng cần được đào tạo. Ban tổ chức có trách nhiệm thống kê toàn bộ cán bộ công đoàn chuyên trách, số lượng đã được đào tạo, bồi dưỡng; số lượng chưa được đào tạo, bồi dưỡng; nội dung nào đã được thực hiện, nội dung nào chưa được thực hiện theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo đã đề ra.
Để xác định nhu cầu đào tạo, Ban tổ chức gửi thông báo cho toàn bộ các đơn vị trực thuộc Công đoàn Ngành Công Thương yêu cầu thống kê, đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của năm theo mẫu đăng ký đào tạo. Nội dung yêu cầu đăng ký gồm số lượng cán bộ đăng ký; nội dung đăng ký đào tạo kèm theo danh sách cán bộ công đoàn có nhu cầu đào tạo kèm theo và gửi về Ban tổ chức Công đoàn Ngành. Ban tổ chức sẽ căn cứ vào danh sách, phiếu đăng ký đào tạo, tập hợp, phân loại nhu cầu, lập danh sách và trình Lãnh đạo Công đoàn Ngành Công Thương phê duyệt. Những nhu cầu đào tạo có đủ số lượng học viên, được Ban tổ chức tách riêng, đồng thời lập kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng. Đối với những nhu cầu có số lượng ít sẽ được Ban tổ chức sẽ liên hệ với Tổng liên đoàn Lao độngViệt Namhoặc liên hệvới các công đoàn ngành trung ương, các cơ sở đào tạo để cử đi đào tạo.
Về hình thức đào tạo hiện nay của Công đoàn Công Thương Việt Nam tập trung vào 2 hình thức cơ bản là Đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn.
- Về đào tạo ngắn hạn: Qua số liệu tổng hợp của Ban tổ chức Công đoàn Ngành Công Thương giai đoạn 2016-2019 cho thấy: Nhu cầu đào tạo
cán bộ công đoàn nói chung và đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách nói riêng thường tập trung nhiều vào đào tạo ngắn hạn bởi vì, hầu hếtcán bộ công đoàn chuyên trách đều có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, nhu cầu đào tạo chính của họ là nghiệp vụ công đoàn, cập nhật bổ sung kiến thức mới về chế độ chính sách, kiến thức về công nghệ thông tin hay là nâng cao trình độ về chính trị; nhu cầu mong muốn được trang bị những kỹ năng trong hoạt động công đoàn như kỹ năng tuyên truyền phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở;kỹ năng tổ chức Đại hội, tổ chức Hội nghị công đoàn; kỹ năng thương lượng, kỹ năng đàm phán. kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và tham gia giải quyết chấp lao động... những kỹ năng này rất cần thiết đối với đối tượng mới được tuyển dụng, mới được đại hội bầu.
-Về đào tạo dài hạn: thường tập trung vào đối tượng là cán bộ công đoàn chuyên trách đã có thời gian hoạt động công đoàn, đối tượng đã có những vị trí nhất định trong tổ chức công đoàn, họ có mong muốn được đào tạo ở cấp độ cao hơn như đào tạo ở trìnhđộ thạc sỹ, trình độ tiến sỹ.
Bảng 2.4: Nhu cầu đào tạo cán bộ Công đoàn Ngành Công Thương Việt Nam Đơn vị tính: Người Nội dung đào tạo Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Tổng cộng
1. Nghiệp vụ tổ chức 25 20 20 17 82
2. Nghiệp vụ kiểm tra 15 10 10 15 50
3. Nghiệp vụ tuyên giáo 25 25 25 25 100
4. Nghiệp vụ pháp luật 25 20 20 25 90
5. Nghiệp vụ văn phòng 15 15 15 15 60
6. Nghiệp vụ tài chính 25 20 20 20 85
7. Bồi dưỡng kiến thức QPAN 3 1 1 2 7
8. Cao cấp lý luận chính trị 10 15 12 15 52
Nguồn: Ban tổ chức CĐCTVN
Ngoài thực hiện đào tạo trong nước, công đoàn Ngành công thương còn mở rộng hợp tác đào tạo vớimột số tổ chức công đoàn nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhằm tiếp cận với hoạt động công đoàn quốc tế như: công đoàn Lào, Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES) của Đức, công đoàn kim khí của Bỉ (ABVV Metal), công đoàn công nghiệp toàn cầu(IndustriALL) và công đoàn.Ngoài ra. Công đoàn Ngành công thương còn đề xuấtnối lại quan hệ với các công đoàn khác khi có quan hệ trước đây đồng thời xây dựng đề xuất mới về chương trình hợp tác cụ thể với CĐ Cơ khí Nga (EWU); CĐ Công nghiệp Bê-la-rút; CĐ Giấy và Thông tấn Pháp (FILPAC-CGT); CĐ Kim khí Pháp
(FTM-CGT)…
Bảng 2.5: Mong muốn đƣợc tham dự các lớp đào tạo dành cho cán bộ công đoàn
Số TT Mức độ đánh giá Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%)
1 Rất mong muốn 54 25,7
2 Mong muốn bình thường 144 68,6
3 Mong muốn ít 12 5,7
4 Tổng cộng 210 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả Qua khảo sát cho thấy, có tới 54 người được hỏi rất mong muốn được tham dự các lớp đào tạo do công đoàn tổ chức, chiếm 25,7%, số đối tượng này tập trung ở những cán bộ mới được bầu làm cán bộ công đoàn, mới được tuyển dụng nên rất cần được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng hoạt động công đoàn nhất là các kỹ năng tổ chức Hội nghị, tổ chức Đại hội công đoàn, kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào cũng như nắm bắt các nội dung thuộc lý luận công đoàn; có 144 cán bộ công đoàn được hỏi trả lời có mong muốn được tham dự các lớp đào tạo, chiếm 68,6%, số cán bộ này phần lớn đã có thời gian tham gia hoạt động công đoàn, đã có thời gian tiếp cận với thực tế, với những tình huống xảy ra trong hoạt động thực tiễn, song họ vẫn có mong muốn được tiếp cận với những nội dung mới, vấn đề mới có liên quan tới
phong trào công nhân và hoạt động công đoàn như vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của nền kinh tế thị trường đến hoạt động công đoàn, cách mạng công nghiệp 4.0, các kỹ năng đàm phán thương lượng, các kỹ năng giải quyết và tham gia giải quyết tranh chấp lao động... trong số này cũng có một số người muốn được đào tạo năng cao, được tiếp cận với kinh nghiệm hoạt động công đoàn và phong trào công nhân của các nước tiên tiến, phát triển.
Tuy nhiên trong số cán bộ được hỏi cũng có số ít người không muốn tham dự các lớp đào tạo hoặc chỉ tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, họ cho rằng tuổi đời đã cao, không còn cống hiến nhiều cho tổ chức nên ngại tham dự.