Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 76 - 80)

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CỒNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2. Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ công đoàn tại Công đoàn Công Thương Việt Nam

2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo được triển khai thực hiện hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động sản xuất-kinh doanh, công tác của Ngành công thương, bộ phận phụ trách đào tạo tham mưu cho Ban thường vụ CĐNCTVN về thời gian tổ chức các khóa đào tạo, với các khóa đào tạo do CĐNCTVN tổ chức thông thường lựa chọn vào khoảng quý II hoặc quý III hàng năm, với các khóa đào tạo CĐNCTVN giao cho các công đoàn Tổng công ty phụ trách thì thời gian tổ chứckhóa đào tạo do công đoàn Tổng công ty lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị.

CĐNCTVN đã tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ công đoàn tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng tham dự các khóa đào tạo được triệu tập theo đăng ký ngay từ đầu năm do bộ phận tham mưu đào tạo tổng hợp. Riêng công đoàn công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên xin mở một lớp Đại học phần công đoàn cho 80 cán bộ công đoàn tham gia nhằm trang bị cả phần lý luận cũng như nghiệp vụ công tác công đoàn. Lớp học này được CĐNCTVN rất ủng hộ và đã phối hợp với Trường Đại học Công Đoàn Việt Nam tổ chức thành công. Sau một thời gian học tập, lớp đã hoàn thành chương trình đề ra theo khung chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, bao gồm 11 học phần;

trong đó có 03 học phần là cơ sở lý luận, 02 học phần là kiến thức bổ trợ và 06 học phần thuộc phần nghiệp vụ, tổng cộng 390 tiết học.

Trong hoạt động đào tạo nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ công đoàn, CĐNCTVN quy định tất cả các lớp đào tạo ngắn hạn khi tổ chức

cán bộ công đoàn chuyên trách của công đoàn Ngành có trách nhiệm tham dự vừa để cập nhật kiến thức vừa thực hiện tổ chức, quản lý lớp học. Mỗi năm CĐNCTVN tổ chức nhiều lớp đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu của cán bộ công đoàn với nhiều nội dung phong phú. Các lớp đào tạo ngắn hạn được thiết kế phù hợp để đối tượng tham dự đầy đủ nhất.

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp các khóa đào tạo ngắn hạntại Công đoàn Ngành Công Thương

Số TT Năm Số lượng lớp Số lượng (lượt người)

1 2016 28 2500

2 2017 14 1000

3 2018 20 1500

4 2019 15 1200

Nguồn: Ban tổ chức CĐCTVN Các lớp đào tạo ngắn hạn tập trung vào nhiều nội dụng khác nhau theo yêu cầu của hoạt động thực tế như: Hướng dẫn giới thiệu Luật Lao động, Luật Công đoàn, điều lệ Công đoàn Việt Nam và tập huấn công tác tài chính công đoàn, nghiệp vụ công tác kiểm tra cho Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT cơ sở, nghiệp vụ công tác nữ công; kỹ năng đàm phán thỏa ước lao động tập thể, tập huấn công tác Tuyên giáo, Bảo hộ lao động, Hiệp định TPP và các vấn đề, công tác phát triển đoàn viên, tình hình thực tế hiện nay liên quan, tác động đến hoạt động của CĐVN.

Bên cạnh những lớp tập huấn do CĐCTVN tổ chức, CĐCTVN còn hỗ trợ và hướng dẫn, công đoàn các đơn vị tự tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn, tổ chức tập huấn các chế độ, chính sách, pháp luật mới, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Năm 2016 hỗ trợ tổ chức mở 78 lớp cho hơn 6000 cán bộ công đoàn các cấp. Năm 2017 hỗ trợ tổ chức mở 28 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn cho trên 2500 người là tổ trưởng công đoàn, UVBCH công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, cán bộ công đoàn mới tham gia lần đầu. Ngoài các lớp đào tạo do CĐNCTVN hỗ trợ, công đoàn

các đơn vị đã tự tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn, tổ chức tập huấn các chế độ, chính sách, pháp luật mới, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn với khoảng 67 lớp cho hơn 6000 cán bộ công đoàn các cấp.

Ngoài ra, CĐNCTVN còn phối hợp để mở các khóa đào tạovới các tổ chức Quốc tếnhư:Năm 2016

- Phối hợp với Công đoàn Úc (Apheda) tổ chức 02 lớp cơ bản đào tạo giảng viên kiêm nhiệm về công tác bảo hộ lao động cho 50 học viên và 01 lớp nâng cao cho 25 học viên tại các đơn vị trong ngành;

- Phối hợp với Viện FES tổ chức 10 lớp cho CĐCS tập huấn cho hơn 250 cán bộ an toàn vệ sinh viên và cán bộ công đoàn với nội dung về nâng cao vai trò của tổ chức CĐ về ứng phó với Biến đổi khí hậu; 03 lớp nâng cao về giảng viên kiêm nhiệm với các kỹ năng nâng cao phương pháp giảng dậy và 02 buổi Hội thảo.

- Phối hợp với CĐ Kim khí Phlendo- Bỉ (ABVV-Metaal) tổ chức lớp kỹ năng thương lượng tập thể cho 30 học viên thuộc công đoàn cơ sở trực thuộc CĐNCTVN.

- Phối hợp với Công đoàn Công nghiệp toàn cầu (IndustriALL) tổ chức Hội thảo về phát triển đoàn viên cho 30 cán bộ công đoàn cơ sở thuộc ngành Điện tử tin học.

Năm 2017:

- Phối hợp với Viện FES tổ chức 10 lớp cho CĐCS tập huấn cho hơn 250 cán bộ an toàn vệ sinh viên và cán bộ công đoàn với nội dung về nâng cao vai trò của tổ chức CĐ về ứng phó với Biến đổi khí hậu và tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá chương trình sau 5 năm triển khai thực hiện.

- Phối hợp với CĐ Kim khí Phlendo- Bỉ (ABVV-Metaal) tổ chức 02 lớp kỹ năng thương lượng tập thể cho 60 học viên thuộc công đoàn cơ sở trực thuộc CĐCTVN.

- Phối hợp với Công đoàn Công nghiệp toàn cầu (IndustriALL) tổ chức Hội thảo về phát triển đoàn viên, thương lượng tập thể và mạng lưới tập thể cho 35 cán bộ công đoàn cơ sở thuộc ngành Điện tử tin học.

* Về lực lượng giảng viên:

Giảng viên là yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng của đào tạo cán bộ công đoàn, CĐNCTVN rất quan tâm đến đội ngũ giảng viên, chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, xác định đây là lực lượng nòng cốt trong công tác đào tạo cán bộ công đoàn.Với những đối tượng cử đi đào tạo tại các cơ sở bên ngoài tổ chức giảng viên do cơ sở đào tạo quyết định, Đối với các khóa đào tạo do CĐNCTVN tổ chức hoặc hỗ trợgiảng viên cho các đơn vị cấp dưới khi tổ chức đào tạo, CĐNCTVN luôn chú trọng tới đội ngũ giảng viên, có kế hoạch ngay từ ban đầu và xác định, thứ nhất là giảng viên mời ngoài, thứ hai là giảng viên kiêm chức của công đoàn Ngành. Bộ phận thammưu đào tạo lập một danh sách Giảng viên mời ngoài, bao gồm có giảng viên của Trường Đại học công đoàn, một số giảng viên của các trường đại học ngoài ngành có liên quan và các chuyên gia của Tổng Liên đoàn tại các ban như Ban tuyên giáo, Ban tổ chức, Ban tài chính, Ban kinh tế chính sách và thi đua khen thưởng, Ban quan hệ lao động, Ban nữ công... khi thực hiện mời giảng viên bên ngoài CĐNCTVN thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như thù lao giảng bài, chế độ đưa đón giảng viên, bố trí ăn ở cho giảng viên.

Đối với giảng viên kiêm chức, công đoàn Ngành có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng cho họ, Thực hiện Nghị quyết của CĐNCTVN, Ban thường vụ công đoàn đã rà soát, củng cố, bồi dưỡng kỹ năng cho lực lượng giảng viên kiêm chức nhằm đảm bảo cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn hàng năm. Lực lượng giảng viên kiêm chức hầu hết được lựa chọn từ nguồn cán bộ có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, có những người là lãnh đạo công đoàn các cấp, có kinh nghiệm thực tế hoạt động công đoàn, được trang bị phương pháp giảng dạy nên đã

phát huy tốt trong hoạt động đào tạo. Trong những năm qua, lực lượng giảng viên kiêm chức của công đoàn Ngành được tập trung ở các Ban của công đoàn Ngành và một số ỏ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, sự tham gia tích cực của các đồng chí trong thường trực; các đồng chí trưởng, phó các Ban của CĐNCTVN; các đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và các đồng chí là cán bộ công đoàn lâu năm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm đã góp phần rất lớn vào kết quả đào tạo cán bộ công đoàn. Mặc dù vậy, trên thực tế việc xây dựng đội ngũ giảng viên cũng còn có những hạn chế nhất định kể cả đội ngũ giảng viên kiêm chức cũng như giảng viên mời ngoài cần được điều chỉnh để hoạt động đào tạo đạt kết quả.

Một phần của tài liệu Đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)