Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PEARLS VÀ CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16 1.1. Khái quát về đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2. Một số mô hình đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2.3. Mô hình CAMELS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2.3.2. Các yếu tố của mô hình CAMELS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
C - Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn)
Nguyên tắc cơ bản của Mức độ an toàn vốn
Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của NH, là của cải thật sự, phản ánh thực lực tài chính của NH5. Duy trì một tỷ lệ vốn tự có cao sẽ làm giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán của NH. Tuy nhiên, vốn còn ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ đông.
Những yếu tố này tác động đến việc một NH sẽ quyết định đến mức vốn cần duy trì là bao nhiêu. Các NH thường cân nhắc một tỷ lệ vốn tự có để đảm bảo các lợi ích của mình.Trong đó yếu tố rất quan trọng là tỷ lệ Vốn tự có của mỗi NH còn phải được xem xét dựa trên Tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR).
Mức độ an toàn vốn nên được xếp hạng dựa trên những yếu tố đánh giá sau - Mức vốn, chất lượng vốn và khả năng tài chính tổng thể của NH.
- Tỷ lệ an toàn vốn cao hơn mức tối thiểu quy định.
5Tài chính tiền tệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khả năng quản lý để có thể xác định những nhu cầu cho nguồn vốn bổ sung.
Theo quy định của NH Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ lệ CAR tối thiểu là 8%. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định các nước khác nhau. Theo thông tư 13-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2010 thì tại VN, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ, hay tỷ lệ giữa Vốn tự có và Tổng tài sản “Có” rủi ro của một TCTD (trừ chi nhánh của các NH nước ngoài) phải lớn hơn hoặc bằng 9%.
A- Asset quality (Chất lượng tài sản có)
Nguyên tắc cơ bản của Chất lượng tài sản có
Tài sản có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của NH. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong HĐKD tiền tệ. Trong tài sản có, chất lượng khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng tài sản có của NH. Tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đên thua lỗ, làm giảm vốn tự có, làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả và đây là biểu hiện của năng lực quản lý.6
Bên cạnh đó, tài sản có bao gồm tài sản có khả năng sinh lời và tài sản không sinh lời. Đánh giá chất lượng tài sản có trước hết phải xem xét tính hợp lý trong cơ cấu tài sản có nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao mức lợi nhuận đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán đối với KH. Sau đó sẽ đánh giá chất lượng tài sản có thông qua chất lượng các khoản vay. Chất lượng các khoản vay biểu hiện qua tỷ lệ xấu của NH. Mức trích lập dự phòng nợ và khả năng có thể xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu chính cũng cần được xem xét để đánh giá chất lượng danh mục cho vay.
Chất lượng tài sản có được xếp hạng dựa trên những yếu tố đánh giá sau - Danh mục cho vay đa dạng giúp NH giảm thiểu rủi ro.
- Nợ xấu: số lượng, tỷ lệ giữa các nhóm nợ.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng
- Cơ cấu tài sản sinh lời và không sinh lời trên tổng tài sản.
6Trang 358 PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị NH thương mại, nhà xuất bản tài chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
M – Management ( Năng lực quản lý)
Năng lực quản trị về cơ bản là năng lực của Ban giám đốc và quản lý, để xác định, đo lường, kiểm soát rủi ro của các HĐ của một tổ chức và đảm bảo HĐ an toàn và hiệu quả phù hợp với pháp luật và các quy định được áp dụng. Grier (2007) cho rằng việc quản lý được coi là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống đánh giá CAMEL bởi vì nó đóng một vai trò đáng kể trong sự thành công của NH. Nếu năng lực quản lý tốt có thể làm cho NH yếu kém thành NH HĐ tốt hơn và ngược lại.
Trong quá trình HĐ, chất lượng quản lý của ban điều hành NH thể hiện ở các tiêu chuẩn sau7:
- Hiệu quả trong HĐ KD: tiêu chuẩn này biểu hiện ở mức độ và sự tăng trưởng của KQKD. Tiêu chuẩn này cũng được đánh giá bằng việc giữ vững KQKD trong tình trạng có những biến động ảnh hưởng của thị trường. Năng lực quản lý của NH còn thể hiện ở khả năng hạn chế tổn thất khi có biến động ở nhiều phương diện.
- Sự tuân thủ pháp luật, các quy chế về HĐ NH, tính lành mạnh trong KD.
- Độ tín nhiệm của NH trong môi trường HĐ. Khả năng nắm bắt kịp thời những tình huống bất lợi, nhận biết sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đe doạ sự an toàn của NH để đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời.
E – Earning (Khả năng sinh lời)
Khả năng sinh lời phản ánh khá tổng quát kết quả của các HĐKD. Ngoài ra, khả năng sinh lời còn giúp bù đắp các khoản tổn thất, tạo ra một cấu trúc tài chính cân bằng và là phần thưởng đối với cổ đông. Thu nhập tốt sẽ tạo dựng được niềm tin của người gửi tiền, nhà đầu tư, chủ nợ và công chúng. Do đó, khả năng sinh lời là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.
Các nhân tố chủ yếu được xem xét khi đánh giá khả năng sinh lời là:
- Mức độ, xu hướng tăng trưởng, và ổn định của thu nhập, đặc biệt là lợi nhuận trên tài sản bình quân
- Chất lượng và thành phần thu nhập - Lợi nhuận ròng từ lãi
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Nhân tố vật chất ảnh hưởng đến khả năng thu nhập của ngân hàng như TSCĐ và bất động sản
L – Liquidity (Khả năng thanh khoản)
Thanh khoản trong quản trị ngân hàng là cần thiết bởi 2 lí do: (i) để thoả mãn yêu cầu đối với các khoản nợ mới mà không cần thu hồi các khoản đang cho vay hoặc bán đi các khoản đầu tư có kì hạn; (ii) để đáp ứng các khoản rút tiền theo ý muốn của người gửi tiền bất kỳ lúc nào.
Ngân hàng vốn là tổ chức kiếm tiền chủ yếu thông qua đường cong lãi suất, đó là:
huy động tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thấp và cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn. Việc thanh khoản không ăn khớp này tiềm ẩn những nguy hiểm. Do đó, các ngân hàng phải nắm giữ một tỉ lệ tài sản có tính thanh khoản cao (lý tưởng là 20% đến 30% tổng tài sản) để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản thông thường của khách hàng.
Thanh khoản liên quan đến các yếu tố:
- Tính bất ổn của các khoản tiền gửi
- Mức độ tín nhiệm của các khoản tài trợ nhạy cảm với lãi suất - Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản
- Ảnh hưởng của thị trường tiền tệ
S- Sensitivity to Market risk (Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường)
Nguyên tắc cơ bản của Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường
Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro phản ánh mức độ tại đó những thay đổi về lãi suất, tỉ giá hối đoái, giá tiêu dùng hoặc giá vốn có thể ảnh hưởng đến thu nhập hoặc vốn của một NH. Ở đây do sự giới hạn của đề tài nên chỉ đề cập đến rủi ro tỷ lãi suất, đó là khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ làm tăng chi phí nguồn vốn, làm giảm thu nhập từ tài sản và làm giảm giá trị thị trường của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại từ ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng cần phải:
- Tập trung phân tích những tài sản và nợ nhạy cảm nhất với sự biến động của lãi suất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Duy trì cố định tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM), đảm bảo NIM phải đạt được mức độ nhất định để bảo vệ thu nhập của ngân hàng trước rủi ro lãi suất. Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu được cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn lên.