Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS và PEARLS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội theo các chỉ tiêu của mô hình CAMELS
2.3.1. Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy)
Nguồn vốn tự có
Bảng 2.10. Vốn điều lệ, VCSH và TTS của MB và các ngân hàng so sánh (Đơn vị: Tỷ đồng)
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Vốn điều lệ
MBB 3.400 5.300 7.300 7.300 10.000 11.256
STB 12.425
EIB 12.355
Tổng tài sản
MBB 44.346 69.008 109.623 138.831 175.610 180.381
STB 161.378
EIB 169.835
(Nguồn: BCTC của các NH) Về quy mô vốn điều lệ, MB có 3 lần tăng vốn điều lệ trong 5 năm vừa qua, trung bình mỗi năm tăng gần 1.500 tỷ đồng và đạt mốc 11.256 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2013, gấp 3,3 lần so với năm 2008. Quy mô vốn điều lệ của MB thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các NH TMCP VN. Các động thái này giúp MB đảm bảo sự tuân thủ tuyệt đối các quy định của NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn HĐ, đồng thời tăng cường năng lực phục vụ KH của MB.
Biểu đồ 2.4. Quy mô VCSH của MB và các ngân hàng so sánh
(Nguồn: BCTC của các NH)
15.707 17.064
14.680
0 5.000 10.000 15.000 20.000
MBB STB EIB
2009 2010 2011 2012 2013
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Theo đà tăng của vốn điều lệ, so với EIB và STB thì chỉ có VCSH của MB tăng lên đều đặn qua các năm. Trung bình mỗi năm tăng 30%, và đạt mốc 15.707 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong số các ngân hàng đang niêm yết trên TTCK VN. Tuy nhiên hiện tại mức vốn này là khá khiêm tốn so với VCB và CTG.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR)
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ CAR của MB và các ngân hàng so sánh
(Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) CAR thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của NH và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống TC toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của NH trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi NH đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về TC, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành NH các nước luôn xác định rõ và giám sát các NH phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Theo chuẩn mực Basel I và II thì CAR tối thiểu là 8%.
Trong một môi trường KD biến động từ năm 2009 tới nay thì an toàn là yếu tố được MB rất coi trọng. Trong năm 2011 tỉ lệ CAR ở mức rất thấp, đó là mức 9,59%.
Ngoài ra theo thông tin của NHNN, hệ số CAR của toàn hệ thống năm 2012 ở mức 13.63% và mức 13,25% trong năm 2013, trong 2 năm này thì CAR của MB đều thấp hơn so với toàn hệ thống. Tuy vậy trong suốt GĐ trên MB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn mức quy định tối thiểu 8% cho thấy tình hình TC khá lành mạnh
12 12,9
9,59
11,5
11 5
10 15 20 25 30
2009 2010 2011 2012 2013
MBB STB EIB
(Đơn vị: %)
Trường Đại học Kinh tế Huế
qua các năm của MB. Việc luôn đảm bảo duy trì hệ số an toàn vốn CAR theo đúng quy định sẽ giúp NH có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm các HĐ KD của mình.
Hệ số tự tài trợ
Tỷ lệ VCSH trên tổng TS đo lường đòn bẩy TC của tổ chức nhận tiền gửi. Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt TC và mức độ độc lập về mặt TC của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt TC càng cao, mức độ độc lập về mặt TC của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.
Biểu đồ 2.6. Hệ số tự tài trợ của MB và các ngân hàng so sánh
(Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Nhìn chung qua các năm hệ số tự tài trợ của MB không biến động nhiều mà chỉ dao động từ 7% đến 10% và chạm mức sàn là 6,95% vào năm 2011, hệ số này được đánh giá là thấp và so với các NH khác thì hệ số tự tài trợ của MB là thấp nhất. Điều này chứng tỏ về mặt tự tài trợ MB cần đẩy mạnh tăng trưởng VCSH để gia tăng khả năng đảm bảo TC của mình.
9.98
8.1 6.95 7.33
8.4 6
9 12 15 18 21
2009 2010 2011 2012 2013
MBB STB EIB
(Đơn vị: %)
Trường Đại học Kinh tế Huế