Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 38 - 52)

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS và PEARLS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

- Tên giao dịch quốc tế:Military Commercial Joint Stock Bank - Vốn điều lệ: 11.256.000.000.000 đồng (31/12/2013)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NH TMCP hàng đầu VN) và năm công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại VN.

Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiện nay vốn điều lệ của MB là 11.256 tỷ đồng (31/12/2013), MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 1 chi nhánh tại Campuchia, 182 Chi nhánh và các điểm giao dịch tại 24 tỉnh và thành phố trên cả nước với hơn 5.221 cán bộ nhân viên (31/12/2012).

MB có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh. Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, năm 2013, tổng tài sản của MB đứng thứ 3 trong nhóm các NHTM niêm yết trên TTCK VN, đứng thứ 5 trong nhóm các NHTM VN, đạt 180.381 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2013. Đặc biệt MB là ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận

Trường Đại học Kinh tế Huế

1505

2288

2625

3090 3021

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

2009 2010 2011 2012 2013

Lợi nhuận trước thuế

69008

109623

138831

175609 180381

0 40000 80000 120000 160000 200000

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản (tỷ đồng)

(ROE) cao nhất trong nhóm 8 ngân hàng niêm yết trên TTCK VN trong năm 2013.

Đây quả là một thành tích rất đáng tự hào, xứng đáng với những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên MB trong năm vừa qua.

Bảng 2.1. Quy mô của MB và các ngân hàng so sánh trong năm 2013

(Đơn vị: tỷ đồng, %) Tổng

tài sản

Vốn chủ sỡ hữu

Vốn điều lệ

Lợi nhuận sau thuế

ROE (%)

CTG 576.368 54.074 37.234 5.807 10,74

VCB 468.994 42.386 23.174 4.377 10,33

MB 180.381 15.148 11.256 2.285 15,08

ACB 166.598 12.504 9.376 826 6,61

EIB 169.835 14.680 12.355 658 4,48

STB 161.377 17.063 12.425 2.229 13,06

SHB 143.625 10.355 8.865 849 8,20

NVB 29.074 3.203 3.010 18 0,56

(Nguồn: BCTC của các ngân hàng) Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được NHNN VN xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do NHNN VN ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng.

(Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của MB qua các năm Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận trước thuế của MB (Nguồn: BCTC của MB qua các năm)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN VN;

- Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật;

- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật;

- Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngân hàng chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

2.1.3. Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2010 – 2015

- Đứng top 3 NH TMCP tại VN.

- Đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng

Trong đó, mục tiêu hoạt động trong năm 2014 là:

- Hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu kinh doanh, mục tiêu chiến lược.

- Giữ vững vị thế trong top 5 các NHTM VN.

- Tái cơ cấu ngân hàng, công ty.Nâng cao chất lượng toàn diện các mặt hoạt động, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2014:

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu KQ 2013 KH 2014 % so với KQ 2013

1 Tổng tài sản 180.381 200.000 111%

2 Vốn điều lệ 11.256 15.500 138%

3 Tổng vốn huy động 159.690 167.000 105%

4 Tổng dư nợ tín dụng 90.217 103.500 115%

5 Tổng dư nợ cho vay 87.743 100.000 113%

6 Tỷ lệ nợ xấu 2,45% < 3,5%

7 Lợi nhuận trước thuế 3.022 Xấp xỉ

3100 104%

(Nguồn: BCTN năm 2013 của MB)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.4. Triển vọng và kế hoạch phát triển trong tương lai

Trước áp lực của diễn biến kinh tế toàn cầu 2014 và những giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong nước, HĐQT chủ trương năm 2014 MB tiếp tục định hướng

“Tái cơ cấu, phát triển bền vững”. Theo đó, kiên trì phát triển theo Chiến lược phát triển 05 năm (2011 - 2015) được đề ra đồng thời thích ứng với tình hình thực tế, đặc biệt trong công tác mở rộng cơ sở khách hàng, gia tăng thị phần. MB sẽ tiếp tục bám sát với các trụ cột và nền tảng Chiến lược nhằm thực thi định vị là một “Ngân hàng thuận tiện” với tất cả các phân khúc khách hàng lựa chọn.

Năm 2014 là giai đoạn triển khai trọng tâm của Chiến lược, Hội đồng Quản trị xác định MB sẽ thực hiện những cải tổ mạnh mẽ. Với mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu về Công nghệ thông tin, MB sẽ đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng và công nghệ. Trên cơ sở đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ có tích hợp hàm lượng công nghệ cao, nhằm mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Cùng với mục tiêu cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo hướng mang lại tiện ích cho khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm, MB sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm theo chuỗi, tăng cường hoạt động bán chéo giữa các sản phẩm MB, giữa MB với các công ty thành viên và giữa các công ty thành viên với nhau. Điều này cũng nằm trong chiến lược phát triển thành mô hình tập đoàn đang được MB triển khai mạnh mẽ. Mục tiêu đặt ra là, mỗi một thành viên trong hệ thống MB sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình, và trở thành một mắt xích quan trọng, mạnh mẽ, giúp nâng cao vị thế của MB trở thành ngân hàng thuận tiện, nằm trong tốp 3 ngân hàng TMCP hàng đầu VN vào năm 2015. Để thực hiện nhiệm vụ này, công tác quản trị sẽ tiếp tục được chú trọng nâng cao, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

Với sự đoàn kết đồng thuận, tính kỷ luật cùng với những giá trị cốt lõi của mình, MB đang trên con đường hoàn thiện để trở thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu tại VN đến 2015 và mong muốn tiếp tục đồng hành cùng với các đối tác, khách hàng, cổ đông vững bước vượt qua thử thách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội theo các chỉ tiêu của mô hình PEARLS

2.2.1. Chỉ tiêu đảm bảo an toàn (Protection)

Bảng 2.3. Độ an toàn của MB, EIB và STB trong năm 2013

(Đơn vị: %)

P TC MB STB EIB

2009 2010 2011 2012 2013 2013 2013

1 Dự phòng tổn thất cho

vay / Dư nợ nhóm 5 100% 286,

4 222,5 206,8 205,3 216,3 141,3 79,1 2

(Dự phòng tổn thất cho vay - dư nợ nhóm 5) / dư nợ nhóm 2 đến nhóm 4

35% 34,1 55,12 19,90 17,89 18,39 30,66 -10,9

4 Dự nợ nhóm 5 / Dư nợ cho vay TB

Tối

thiểu 0,78 1,06 0,98 0,97 1,01 1,00 1,25 (Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Chỉ tiêu P1 cho thấy mức dự phòng rủi ro của MB trong năm 2013 lớn hơn gấp 2 lần so với dư nợ quá hạn hơn 12 tháng. Nếu so sánh với 2 ngân hàng còn lại (STB – 1,4 lần; EIB – 0,8 lần) thì có thể thấy mức dự phòng rủi ro cho các khoản nợ không có khả năng thu hồi của MB là rất cao. Tuy nhiên chỉ tiêu P2 lại đưa ra một nhược điểm rất lớn mà P1 chưa phản ánh rõ, đó là dự phòng rủi ro tổng cộng trừ đi nợ nhóm 5 trên nợ quá hạn từ 1 đến 12 tháng vẫn chưa đủ tiêu chuẩn là 35%. Cho thấy nếu lấy dự phòng rủi ro bù đắp hết cho dư nợ nhóm 5 thì dư nợ nhóm 2 đến nhóm 4 bị thiếu hụt rất nhiều so với mức 35%, bằng chứng là P2 của MB trong năm 2013, 2012 và 2011 chỉ bằng một nửa so với tiêu chuẩn. Trong 3 ngân hàng thì STB là dự phòng rủi ro tốt nhất, với dự phòng rủi ro cho vay ròng bằng 30,66% tổng dư nợ nhóm 2 đến nhóm 4, còn tỷ lệ này của EIB thì lại rất thấp và đang ở mức đáng báo động, dự phòng rủi ro ở đây chỉ đáp ứng 80% nợ nhóm 5 và không có dự phòng cho nợ nhóm 2 đến nhóm 4.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4. Mức dự phòng thực tế và ước tính của MB trong năm 2013

(Đơn vị: Tỷ đồng, %)

Phân loại nợ

nợ % Ước tính dự

phòng cụ thể

Ước tính dự phòng chung

Tổng cộng

Nhóm 1 81233 93,07 0 609,2475 609,25

Nhóm 2 3898 4,46 194,9 29,235 224,14

Nhóm 3 653 0,74 130,6 4,8975 135,5

Nhóm 4 674 0,77 337 5,055 342,06

Nhóm 5 818 0,93 818 0 818

Tổng cộng 87276 100 1480,5 648,435 2128,9

Dự phòng cụ

thể thực tế 1178,4283

1770,1481 Dự phòng

chung thực tế 591,7198

(Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC năm 2013 của MB) Bên cạnh đó, mức dự phòng rủi ro cụ thể và chung thực tế trong năm 2013 mà MB trích lập vẫn thiếu hụt so với mức dự phòng rủi ro cụ thể và chung ước tính mà đáng lý ra MB cần phải trích lập. Dự phòng cụ thể thực tế chỉ đạt 1178,42 so với 1480,5 tỷ đồng ước tính, tức đạt 79,48% (thiếu hụt 302 tỷ đồng) và dự phòng chung thực tế chỉ là 591,71 so với 648,43 tỷ đồng ước tính, tức đạt 91,2% (thiếu hụt 57 tỷ đồng). Tổng cộng, mức dự phòng thực tế chỉ đạt 1770,14 so với 2128,9 ước tính, tức 83,17% (thiếu hụt 358 tỷ đồng). Lý giải cho điều này các ngân hàng đang có xu hướng trích lập dự phòng rủi ro ít đi để nâng cao lợi nhuận trước thuế, làm “đẹp lòng” nhà đầu tư và cơ quan quản lý, do vậy, việc trích lập dự phòng rủi ro thiếu sẽ làm lợi nhuận trước thuế tăng thêm 358 tỷ đồng. Như vậy mức lợi nhuận mà ngân hàng MB báo cáo vẫn chưa đúng với thực tế và từ việc dự phòng thiếu này sẽ tạo ra rủi ro rất lớn khi có những rủi ro không thể lường trước xảy ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả (Effective Financial Structure)

Bảng 2.5. Cấu trúc tài chính của MB, EIB và STB trong năm 2013

(Đơn vị: Tỷ đồng, %)

E TC MB STB EIB

2009 2010 2011 2012 2013 2013 2013 1 Cho vay khách hàng

/ TTS

70-

80% 43,18 44,51 40,08 41,66 47,66 67,69 48,66 2 Đầu tư ngắn hạn /

TTS

Max

16% 9,96 6,60 11,30 21,74 25,13 13,69 0,59 3 Đầu tư dài hạn / TTS

Max

2% 7,09 10,82 4,99 3,33 3,61 0,59 9,22 5 Tiền gửi tiết kiệm /

TTS

70-

80% 57,93 59,9 64,5 67,05 75,44 81,58 46,79 6 Cho vay TCTD khác

/ TTS

Max

5% 0,01 0,04 0,44 14,10 11,11 1,55 16,23

7 VCSH / TTS Max

20% 9,98 8,10 6,94 7,32 8,40 10,57 8,64 (Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Bài toán lớn ở đây, đó chính là sự hòa hợp của từng thành phần trong tài sản nợ, của từng thành phần trong tài sản có và sự hòa hợp giữa cấu trúc tài sản có và tài sản nợ.

Bên phía tài sản nợ, nguyên tắc là phải khai thác tối đa nguồn lực trong xã hội và huy động được nguồn vốn tiết kiệm có chi phí thấp, từ đó đem lại mức sinh lợi cao cho ngân hàng. Câu hỏi đặt ra ở đây liệu chúng ta có nên có tài sản nợ là 100% vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm hay không? Ở đây cần phải hiểu rõ chi phí thấp sẽ mang lại rủi ro cao, ở đây mức tiêu chuẩn của tiền gửi tiết kiệm trong mô hình PEARLS là 70- 80% tài sản nợ. Bên cạnh nguồn huy động, cần phải đa dạng hóa tài sản nợ để hạn chế rủi ro cho TCTD và phải duy trì một mức vốn tự có vừa đủ để quyết định quy mô của phần vốn khác. Về phía tài sản có, cho vay là hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên đây lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro và mức tối ưu mà PEARLS đưa ra là 70-80% tài sản có. Một vấn đề lớn mà nhà quản trị phải giải quyết về cấu trúc

Trường Đại học Kinh tế Huế

tài sản có đó là phải xây dựng một cấu trúc phù hợp giữa tính thanh khoản và mức sinh lời. Tại đây các tài sản có tính lỏng như đầu tư ngắn hạn chiếm 16% sẽ tạo ra tính thanh khoản cho TCTD và đa dạng hóa tài sản có, hạn chế rủi ro nếu như chỉ tập trung cho vay.

Và khía cạnh cuối cùng là cấu trúc giữa các thành phần giữa tài sản có và tài sản nợ. Cho vay và tiết kiệm, đều chiếm tỷ lệ bằng nhau (70-80%), tại sao lại nhý vậy?

Câu trả lời là sự phù hợp của kỳ hạn ở 2 thành phần trên, hiện đa phần dư nợ cho vay là dư nợ ngắn hạn và nguồn gửi tiền tiết kiệm cũng đa số là gửi ngắn hạn. Một thành phần nữa rất quan trọng là vốn cổ phần, đây là nguồn vốn ổn định và mang tính lâu dài, giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh, là nền tảng cho sự tăng trưởng của ngân hàng, là cơ sở để hình thành các nguồn vốn và tài sản khác của ngân hàng.

Năm 2013, mức cho vay của MB so với các năm trước không thay đổi nhiều, tuy nhiên so với mức tiêu chuẩn lại thấp (47,66%), còn so với 2 ngân hàng còn lại thì MB ở vị trí thấp nhất, lý giải cho điều này là năm 2012 MB tập trung lớn chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (46.012 nghìn tỷ - chiếm đến 26%) từ đó sẽ làm giảm đi mức sinh lời của MB. Ở đây có sự bất cân đối giữa cho vay và tiết kiệm (tiếm kiệm 75,44%

trong khi cho vay là 47,66%). Trong 2 năm vừa qua, MB đã duy trì một mức cơ cấu tiết kiệm rất tốt và sát với tiêu chuẩn. Sự mất cân đối của cho vay sẽ tạo ra rủi ro lớn cho MB (sự mất cân đối về kỳ hạn). Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn cổ phần trong năm 2013 vẫn còn thực sự chưa hợp lý (8,39% trong khi mức tiêu chuẩn là 20% và đây là mức thấp nhất so với ngân hàng khác). Điều này sẽ tạo áp lực lớn cho nguồn vốn tiết kiệm và các cấu phần tài sản có khác như tài sản ngắn hạn và dài hạn. Một vấn đề rất quan trọng khác là tỷ trọng đầu tư ngắn hạn, STB đã thực hiện việc đầu tư ngắn hạn khá tốt, gần sát với mức 16% của PEARLS nhưng đối với MB thì lại không được như vậy, MB duy trì một mức đầu tư quá cao (25,13% trong năm 2013 và 21,73% trong năm 2012). Điều này vô hình chung sẽ tạo ra mức đô thanh khoản và an toàn vốn cao cho MB nhưng sự đánh đổi mức sinh lời phải chịu ở đây là rất lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3. Chất lượng tài sản có (Asset Quality)

Bảng 2.6. Chất lượng tài sản có của MB, EIB và STB trong năm 2013

(Đơn vị: %)

A TC MB STB EIB

2009 2010 2011 2012 2013 2013 2013 1 Dư nợ nhóm 5 /

Tổng dư nợ

Max

5% 0,60 0,85 0,92 0,86 0,94 0,93 1,22

2 Tài sản có không sinh lời / TTS

Max

5% 6,18 8,16 12,28 9,18 8,84 13,50 7,44 (Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH)

Mức tài sản có sinh lời năm 2013 của MB ở mức 91,16%, khá sát với mức tiêu chuẩn là 95%, như vậy là có sự tăng nhẹ so với năm 2012 và cao hơn gần 6% so với STB. Đây là một mức tỷ trọng hợp lý, mang lại mức sinh lời tốt cho ngân hàng mà vẫn đạt mức thanh khoản như kỳ vọng. Tuy nhiên vẫn còn phải xem chất lượng tài sản có sinh lời như thế nào? Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản sinh lời là khoản mục cho vay khách hàng (chiếm 47,66% tổng tài sản). Bảng 2.6 cho thấy mức nợ không có khả năng thu hồi vốn của MB ở mức thấp, xấp xỉ 1%, và nếu tính rộng hơn một chút thì tổng nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) là 2.145 tỷ đồng, tương đương 2,45% tổng dư nợ. Đây là một mức thấp so với tiêu chuẩn 5% của PEARLS và 3,79% là mức nợ xấu của toàn ngành ngân hàng tại thời điểm 31/12/2013. Cho thấy chất lượng tài sản có của MB hiện nay đang rất khả quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.4. Thu nhập và chi phí (Rates of Return anh costs)

Bảng 2.7. Mức thu nhập và chi phí của MB, EIB và STB trong năm 2013 (Đơn vị: %)

R MB STB EIB

2009 2010 2011 2012 2013 2013 2013 1 Thu nhập lãi từ cho vay /

Dư nợ cho vay TB 9,90 12,26 15,95 11,94 8,32 13,04 8,13 3 Thu nhập từ đầu tư TC /

Đầu tư TC trung bình 6,55 7,12 7,98 6,75 5,6 6,02 5,12 5 Chi lãi tiền gửi / Tiền gửi

TB 4,29 6,15 7,33 6,08 4,41 7,35 5,76

6 Chi lãi vay TCTD khác /

Vay TCTD TB 14,45 36,94 25,37 7,34 6,06 14,25 4,74

7 Lợi nhuận sau thuế /

VCSH TB 19,34 21,71 22,95 20,48 16,24 14,49 4,32

8 Lợi nhuận trước thuế /

TTS TB 2,66 2,56 2,11 1,96 1,70 1,89 0,49

9 Chi phí hoạt động / TTS

TB 1,38 1,40 1,51 1,71 1,54 2,68 1,25

10 Chi phí dự phòng rủi ro /

TTS TB 0,49 0,58 0,42 1,29 1,06 0,28 0,18

12 Lợi nhuận sau thuế / TTS

TB 1,93 1,92 1,71 1,31 1,26 1,42 0,39

(Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Thu nhập từ cho vay thu được kém hơn 2.838 tỷ so với STB trong năm 2013 do phần lớn MB cho vay ngắn hạn 72,94% trong khi cho vay trung và dài hạn chỉ là 27,06%, trong khi đó STB lại tập trung vào mảng cho vay trung và dài hạn tương ứng là 52,05% và cho vay ngắn hạn là 47,95%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập lãi của MB thấp hơn đến 4,72%. Bên cạnh đó, thu nhập lãi năm 2013 thấp hơn 3,61% so với năm 2012 là bởi lãi suất cho vay bằng VND đã hạ từ 11,5%-15% xuống còn 9%-13%. Tuy vậy, cho vay khách hàng và các TCTD khác vẫn là mảng kinh doanh chính đem lại thu nhập lớn nhất so với những hoạt động kinh doanh khác của MB trong năm 2013.

Một mảng đầu tư quan trọng khác đó là đầu tư tài chính (đầu tư chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, góp vốn và đầu tư dài hạn khác), thu nhập từ đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)