Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 35 - 38)

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PEARLS VÀ CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16 1.1. Khái quát về đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Một số đề tài cùng lĩnh vực:

Tác giả Phạm Văn Nhân (2010) với đề tài:“Vận dụng mô hình CAMEL vào phân tích tình hình tài chính tại NHTMCP Quân Đội – Chi nhánh Huế”áp dụng phân tích khá đầy đủ các nhóm chỉ tiêu CAMEL. Từ đó hình thành ma trận SWOT và đưa ra một số khuyến cáo cải thiện tình hình tài chính của Chi nhánh. Tác giả đã so sánh các chỉ tiêu của Chi nhánh với các NHTM khác trên địa bàn và các tiêu chuẩn về hạn mức.

Tuy nhiên việc so sánh còn hạn chế, các tiêu chuẩn cũng chưa thật sự tin cậy. Bên cạnh đó, tác giả chỉ phân tích hoạt động kinh doanh một chi nhánh NH mà không phải trên toàn hệ thống NH Quân Đội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu liên quan việc sử dụng mô hình CAMEL được chuyển qua một hướng khá mới mẻ trong đề tài: “Ứng dụng mô hình CAMEL trong đánh giá hoạt động của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank” của tác giả Sử Ngọc Minh (2011) [23] khi tác giả tiến hành chấm điểm, xếp loại NH TMCP theo Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN. Tác giả cũng đã đưa vào các chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của NH. Tuy nhiên, việc chấm điểm còn khá sơ sài và chưa chi tiết. Tác giả cũng đã vấp phải một số hạn chế khi thiếu sót việc so sánh với các NH khác để biết được vị thế của NH mà tác giả nghiên cứu.

Đề tài “Đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMEL” của tác giả Phan Thị Diễm Thúy (2012) hoàn thiện những điểm còn thiếu sót của ba đề tài trên. Đề tài làm rõ hơn cơ sở lý luận về đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM, tìm hiểu và giới thiệu một số mô hình phổ biến trên thế giới về đánh giá hoạt động NHTM, các chỉ tiêu phân tích khá đầy đủ và có so sánh với các NHTM khác, tiến hành xếp loại theo Quyết định 06/2008/QĐ- NHNN. Đề tài còn đưa ra dự báo hoạt động kinh doanh của NH trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, còn một số điều đề tài chưa thực hiện được như việc thu thập thông tin để tiến hành phân tích sâu hơn, chưa có sự lựa chọn các NH để so sánh phù hợp.

“Ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB” là khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Tâm Đan (2013), đề tài đã khái quát cơ sở khoa học về phân tích hoạt động và rủi ro NH, giới thiệu và đi sâu vào phân tích theo mô hình CAMELS nhằm ứng dụng mô hình này để phân tích hoạt động và rủi ro của ngân hàng VIB. Tuy vậy đề tài đã mắc một số nhược điểm đó là chỉ phân tích hoạt động kinh doanh của VIB trong 3 quý cuối năm 2012. Bên cạnh đó, đề tài mới chỉ tổng hợp sơ lược về hệ thống văn bản pháp lý, quy định về phân tích hoạt động và rủi ro NH ở VN hiện nay, chứ chưa đi sâu đánh giá hoạt động VIB. Ngoài ra, khi tiến hành đánh giá hoạt động và rủi ro của một NH thì mỗi mô hình có một điểm mạnh riêng, chú trọng đến một phương diện nhất định do vậy nên áp dụng nhiều mô hình khác nhau để có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn về hoạt động của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đề tài “The CAMEL rating system in banking supervision” của Uyen Dang (2011), Arcada University. Đề tài tiến hành phân tích hoạt động của NH dựa vào mô hình CAMELS để hỗ trợ cho quyết định đầu tư của công ty bảo hiểm.

Ngoài ra còn có một số đề tài khác được giới thiệu ở phần tài liệu tham khảo.

Trên cơ sở các tài liệu tham khảo, đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm phân tích hoạt động và rủi ro của MB năm 2013.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)