Đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 75 - 79)

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

3.1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

- Nền kinh tế năm 2014 sẽ tăng trưởng tốt hơn so với năm 2013 và đạt khoảng 5,6%-5,7%. Chi tiêu Chính phủ có thể sẽ được tăng lên sau khi trần bội chi được nâng lên 5,3% trong năm 2014.

- Nền kinh tế sẽ duy trì tốt sự ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát và tỷ giá được kỳ vọng sẽ được điều chỉnh khoảng 2% trong năm 2014

- Mặt bằng lãi suất trong năm 2014 nhiều khả năng sẽ ổn định và duy trì quanh mức của cuối năm 2013. Căn cứ vào diễn biến và kỳ vọng của lạm phát (chỉ tăng 6,02% trong năm 2013 và khoảng 5,5%-6% trong năm 2014) kết hợp với dự báo tỷ giá có thể sẽ được điều chỉnh tăng khoảng 2%, để duy trì lãi suất thực dương cũng như sức hấp dẫn tương đối của đồng VND so với đồng USD, dư địa để tiếp tục giảm lãi suất huy động trong năm 2014 là ít. Ngoài ra, khả năng giảm lãi suất cho vay, đặc biệt là những khoản vay mới, trong thời gian tới là khá thấp.

- Tăng trưởng tín dụng năm 2014 được dự báo sẽ cao hơn so với năm 2013 và có thể sẽ đạt mức 13%-15%khi nợ xấu được kỳ vọng sẽ giảm và cầu đầu tư phần nào được cải thiện. Các NHTM đã có sự chuẩn bị nhất định cho việc áp dụng thông tư 02 và NHNN cũng đưa ra khả năng sẽ điều chỉnh một số quy định của thông tư này để phù hợp hơn với thực tiễn ngành ngân hàng VN. Theo đó, khả năng tăng đột biến của nợ xấu để có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống là thấp. Đồng thời, VAMC sẽ tiếp tục có những hoạt động sôi nổi hơn, đặc biệt trong giai đoạn nửa đầu năm trước khi Thông tư 02 được chính thức áp dụng.

- Mức lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD đã được quy định trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC thấp hơn 2%/năm so với mức lãi suất tái cấp vốn do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Như vậy, các TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt của VAMC để vay tái cấp vốn với lãi suất 5%/năm. Đây có thể xem như tín hiệu cho thấy ngân hàng bán nợ có thể tiếp cận được vốn giá rẻ để giải quyết nhu cầu thanh khoản nếu có nhu cầu phát sinh, hoặc dùng vốn để đầu tư vào các kênh có khả

Trường Đại học Kinh tế Huế

năng sinh lời tốt hơn. Tính thanh khoản của trái phiếu đặc biệt cũng nhờ đó tăng theo và các ngân hàng có thể có nhiều hơn động lực bán nợ xấu cho VAMC.

3.1.2. Thách thức

- Năm 2014, kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn.

Tuy đã có những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, tuy nhiên mức độ hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vẫn còn yếu. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành NH còn rất nặng nề, trong đó trọng tâm là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tăng cường quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại tệ và tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD đảm bảo đến năm 2015 phát triển hệ thống tín dụng theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả và hội nhập kinh tế thế giới. Trong năm 2014, NHNN sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, thanh tra, giám sát, hoàn thiện thể chế để củng cố trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, tỷ giá, thị trường vàng, bảo đảm HĐ của hệ thống các TCTD an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, NHNN sẽ nới lỏng khung hành lang pháp lý cho phép NĐT nước ngoài được sở hữu vượt khung ở các TCTD trong diện tái cơ cấu, do vậy MB sẽ chịu nhiều sức ép cạnh tranh lớn từ các NHTM trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.

- NH đặt kế hoạch LN thận trọng.

GĐ sắp tới là GĐ để NH tiếp tục tái cơ cấu bộ máy và nâng cao khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong HĐ tín dụng để hạn chế tối đa nợ xấu gia tăng. Các nhận định đưa ra cho năm nay đối với HĐ của ngành NH là còn nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, tín dụng khó tăng, nợ xấu chưa giảm, trong khi nhà băng phải cạnh tranh lãi suất để thu hút KH, HĐ cho vay gặp khó khăn, chi phí đầu vào chưa thể giảm so với trần lãi suất huy động 6%/năm cho các kỳ hạn tiền gửi dưới 6 tháng, trong khi phải giảm lãi suất cho vay mới có thể thu hút được KH tốt, kích cầu được tăng trưởng dư nợ. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu có thể tăng lên sau khi áp dụng quy định mới về việc phân loại nợ là thông tư 02 của NHNN ban hành năm 2013.

Điều này sẽ khiến LN sụt giảm. Để có thể tăng trưởng bền vững, NH sẽ đặt mục tiêu quản trị rủi ro lên hàng đầu, thay vì LN cao, nhưng rủi ro tiềm ẩn lớn do vậy kế hoạch LN trong thời gian tới là rất thận trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mặc dù Chính phủ đã có các giải pháp đưa ra trong năm 2014 thể hiện ý chí, quyết tâm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu…, thế nhưng, theo một chuyên gia, trong ngắn hạn, những khó khăn từ kinh tế vĩ mô (hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đóng băng…) vẫn sẽ là thách thức lớn. Vì vậy, khuyến cáo rằng các NH phải đặc biệt quan tâm và chủ động tái cơ cấu HĐ, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh. Trong đó, tăng cường xử lý nợ xấu thông qua xử lý TS đảm bảo nợ vay, dự phòng rủi ro mới có thể kỳ vọng đạt mục tiêu LN ở mức không thấp hơn năm ngoái.

3.1.3. Điểm mạnh Về mức độ an toàn:

- Tốc độ tăng trưởng TTS GĐ 2009 – 2012 nhanh, TS có sinh lời luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu TS có, thể hiện khả năng mở rộng quy mô HĐ và tận dụng tốt các nguồn vốn để tối đa hóa LN cho NH. Năm 2013, tổng tài sản của MB đứng thứ 3 trong nhóm các NHTM niêm yết trên TTCK VN, đứng thứ 5 trong nhóm các NHTM VN, đạt 180.381 tỷ đồng thời điểm 31/12/2013.

- Tình hình chất lượng TS của MB là rất tốt trong những năm 2009 đến 2012 khi luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng TS cao và ổn định. Đồng thời các TS sinh lời chiếm tỉ trọng cao trong tổng TS giúp cho HĐ KD của MB có khả năng sinh lời cao.

- HĐ cho vay tăng trưởng tốt, chiếm tỷ lệ ổn định trong cơ cấu tài sản. Các HĐ đầu tư chứng khoán cũng đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm bớt rủi ro, tránh những ảnh hưởng xấu từ biến động của thị trường.

- MB luôn ban hành đầy đủ các quy chế quản lý nội bộ đảm bảo thực hiện đúng quy chế về HĐQT, BKS, BĐH. HĐ phát triển nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, quản lý rủi ro…đều được chú trọng phát triển và đạt được những vị thế nổi bật trong ngành.

MB là NH áp dụng các chuẩn mực quốc tế sớm: tách bạch vai trò quản trị với điều hành;

thẩm định, chính sách và xét duyệt trong HĐ tín dụng; Có thể nói MB có đội ngũ quản trị - điều hành mạnh và tương đối chuyên nghiệp. Đặc biệt MB đã gặt hái rất nhiều thành tích13 trong quản lý và HĐ trong suốt thời gian từ lúc thành lập đến ngày nay xứng đánh là NH mạnh trong ngành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- MB có lợi thế lớn khi được nhiều đối tác mạnh ở trong nước cũng như nước ngoài hỗ trợ về TC, kỹ năng đào tạo, hỗ trợ về quản trị mới theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt sự hợp tác giữa MB và Viettel là một trong những mối quan hệ bền vững và mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất.

Về khả năng sinh lời:

- MB là ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận (ROE) cao nhất trong nhóm 8 ngân hàng niêm yết trên TTCK VN trong năm 2013.

- HĐ cho vay vẫn là HĐ sinh lợi chủ yếu của NH tuy nhiên trong cơ cấu KD thì MB đã đa dạng các lĩnh vực khác chứ không chỉ phụ thuộc quá lớn vào HĐ này.

- TN từ lãi là nguồn thu chính luôn chiếm tỉ trọng cao và tăng trưởng qua các năm đem lại cho NH nguồn thu nhập ổn định.

Về khả năng thanh khoản:

- Tình hình TK của MB được đảm bảo khá tốt qua các năm khi mà các tỷ lệ đảm bảo TK đáp ứng được các tiêu chuẩn. Tài sản TK được duy trì ở mức hợp lý, các quy định khác về đảm bảo an toàn HĐ được MB thực hiện nghiêm túc.

Về khả năng quản trị rủi ro:

- Hệ thống chấm điểm tín dụng định tính và định lượng, bám sát yêu cầu của thông tư 02 do đó sẽ ít bị ảnh hưởng hơn khi thông tư này được áp dụng tới đây.

3.1.4. Điểm yếu

Về mức độ an toàn:

- MB trích lập dự phòng thiếu hụt 358 tỷ đồng so với dự phòng chung và cụ thể ước tính mà MB cần thiết phải trích lập. Việc dự phòng còn thiếu hụt như thế sẽ tạo ra rủi ro rất lớn khi có những rủi ro rất lớn không thể lường trước xảy ra.

- Quy mô Vốn tự có và VCSH chưa tăng kịp với tốc độ tăng tổng TS, hơn nữa so với các NH khác, quy mô VCSH của MB cũng thấp hơn. Điều này sẽ gây khó khăn khi với nguồn vốn hạn chế MB khó có thể đẩy mạnh các HĐ KD của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành.

- NH còn gặp khó khăn trong công tác quản trị rủi ro khi tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 chỉ là 1,26% nhưng đã tăng dần qua thời gian và tăng lên đến 2.45% trong năm 2013.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Mặc dù MB có cải thiện rất nhiều về chính sách hoạt động cũng như khả năng xử lý với rủi ro nhưng mức sinh lời trên mỗi nhân viên đang giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ và lợi nhuận ròng đang ngày một giảm đi cho thấy công tác quản trị vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giữ vững KQKD trong tình trạng có những biến động ảnh hưởng của thị trường như trong giai đoạn vừa rồi.

Về khả năng sinh lời:

- Các hệ số ROA, ROE và NIM có xu hướng giảm mạnh trong những năm qua cho thấy khả năng sinh lời của MB đang biến động theo chiều hướng không tốt, điều này ảnh hưởng đến khả năng tạo thu nhập của NH, LN của cổ đông và làm cổ phiếu của MB trên thị trường kém hấp dẫn.

- Với cơ cấu TN chủ yếu từ lãi vay các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng thấp đặc biệt khi mà chiến lược của MB là NH bán lẻ dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng lớn vào TN từ lãi. Hơn nữa, với chi phí ngoài lãi tăng nhanh hơn TN ngoài lãi là một điều đáng lo ngại đối với NH.

Về khả năng quản trị rủi ro:

- MB hiện đang có Khe hở lãi suất ngày một tăng mạnh, điều này sẽ làm chịu rủi ro lãi suất lớn từ việc hạ lãi suất trong giai đoạn vừa qua từ đó ảnh hưởng lớn lợi nhuận cũng như quy mô của tài sản.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)