Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS và PEARLS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội theo các chỉ tiêu của mô hình CAMELS
2.3.3. Năng lực quản lý (Management)
QUẢ N TRỊ RỦI RO
Về mô hình tổ chức, MB thành lập Khối QTRR là đơn vị độc lập, đầu mối và là cơ quan tham mưu và tư vấn cho HĐ QT, BĐH trong tổ chức triển khai QTRR và đảm bảo hoạt động bền vững. theo chức năng từng loại rủi ro bao gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Rủi ro tín dụng
Các định hướng đối với QTRR tín dụng của MB là: Chủ động trong công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro; Thiết lập các công cụ đo lường, quản trị và giám sát rủi ro tín dụng mạnh. Do đó, MB đã thành công trong việc đảm bảo tốt tăng trưởng tín dụng (tăng trưởng 16,2%) đi đôi với việc kiểm soát tốt nợ xấu (Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức < 2,5%). Đầu tư xây dựng các công cụ kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn tiến tiến, hướng đến Basel II.
- Rủi ro hoạt động
MB đã hoàn thành dự án xây dựng hệ thống QTRR hoạt động bao gồm xây dựng được khung QTRR hoạt động (khẩu vị, chiến lược, chính sách QTRR hoạt động, hồ sơ rủi ro hoạt động) và các công cụ QTRR hoạt động hiệu quả (thu thập và quản lý dữ liệu tổn thất LDC, tự đánh giá rủi ro hoạt động và kiểm soát RCSA, các chỉ số rủi ro chính KRI, tính vốn) tiệm cận theo thông lệ quốc tế Basel II.
- Rủi ro thị trường
Trong năm 2013, rủi ro thị trường cơ bản được quản lý tốt trong các hạn mức mà ngân hàng đề ra. MB bắt đầu xây dựng các công cụ đo lường rủi ro thị trường theo các phương pháp đánh giá nội bộ, xây dựng mô hình đo lường rủi ro thị trường theo phương pháp Value-at-Risk (VaR) đối với danh mục kinh doanh ngoại tệ, vàngvà hoàn thiện mô hình đo lường đối với các danh mục còn lại trong năm tới đối với các tài sản tài chính khác, triển khai đo lường rủi ro lãi suất theo thông lệ trong khu vực.
- Rủi ro pháp lý
MB đã chủ động xây dựng và kiểm soát các quy chế, quy trình, quy định đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy định nội bộ và thực tiễn kinh doanh. Đồng thời, hệ thống mẫu biểu, hợp đồng giao dịch với khách hàng đã được xây dựng và chuẩn hóa đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch theo quy định pháp luật.
Đó là một số nỗ lực nhằm QTRR tốt hơn trong những năm vừa qua, tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét thêm một số chỉ tiêu định lượng của MB để có cái nhìn toàn diện về công tác quản trị trong những năm vừa qua:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Hiệu quả sử dụng nhân viên
Biểu đồ 2.9. Lợi nhuận ròng trên tồng nhân viên của MB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Đo lường hiệu quả sử dụng nhân viên của NH qua tỷ lệ LN ròng trên tổng nhân viên cho thấy hiệu quả nhân lực của NH ngày càng được phát triển với tỷ lệ này tăng từ 90 (triệu đồng/nhân viên) đến 153 (triệu đồng/nhân viên) từ năm 2009 đến 2010 tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 143 (triệu đồng/nhân viên) và đến năm 2013 thì còn giảm nhiều hơn với giá trị đạt được là 78 (triệu đồng/nhân viên). Như vậy chất lượng sử dụng nhân lực của NH đang có dấu hiệu giảm đi. Từ đây cho thấy ban quản trị cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đặt ra những chính sách và cách quản lý nhằm phát huy nguồn nhân lực của mình để có những bước tiến mới nhằm phục hồi hiệu quả làm việc của nhân viên cũng như đem lại hiệu quả HĐ cho cả NH.
Tốc độ tăng trưởng tồng tài sản, dư nợ và lợi nhuận thuần
(Đơn vị: triệu đồng)
(Đơn vị: %)
Trường Đại học Kinh tế Huế
(Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Năng lực quản trị của MB thể hiện qua khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng tốt. Tỷ lệ nợ xấu trong GĐ 2009 – 2013 luôn được duy trì dưới 3%. Thêm vào đó tỉ lệ TS sinh lời trên tổng TS luôn ở mức cao trên 87%1, năm 2013 tỉ lệ này là 89%. Tuy nhiên khi xét đến các khía cạnh như tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ và lợi nhuận thuần thì đây quả là một thực tế KD không mấy khả quan trong công tác quản trị của MB. Xét đến tốc độ tăng TTS, mặc dù có sự cải thiện nhỏ trong năm 2010, tuy nhiên năm sau đó đã “tuột dốc không phanh” xuống gần một nửa, chỉ 26,64% và tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong giai đoạn 5 năm, chạm sàn 2,72%. Tài sản sinh lời cao nhất trong tài sản có của MB là cho vay cũng có tình trạng giảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn 2009-2011, tuy có giấu hiệu ổn định trong 3 năm 2011-2013, đây có thể nói là mức tăng khá khả quan so với 2 chỉ tiêu còn lại. Trong 3 chỉ tiêu phân tích thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần có mức giảm cao nhất, đạt ngưỡng 56,39%
vào năm 2010, tuy nhiên suy giảm mạnh trong năm 2011 và có dấu hiệu suy giảm không tốt vào năm 2013 khi tỷ lệ này là -1,3%.