Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS và PEARLS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.4. Tổng hợp và so sánh những đánh giá về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội qua 2 mô hình PEARLS và CAMELS
Hai mô hình CAMELS và PEARLS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời, mức thanh khoản và khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình (Trong mô hình CAMELS: Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. Còn mô hình PEARLS đánh giá qua mức độ an toản vốn, chất lượng tài sản có, cấu trúc tài chính hiệu quả và dấu hiệu của sự tăng trưởng). Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không (Camesl:
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Earnings, Pearls: Rates of return and costs). Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường (Camels, Pearls: Liquidity). Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro (Camels: Sensitivity of risk market). Bảng tổng hợp dưới đây sẽ tóm lược lại những đánh giá về hoạt động kinh doanh của MB như đã phân tích ở trên. Từng chỉ tiêu của hai mô hình được xếp loại theo từng yếu tố an toàn, thanh khoản, mức sinh lời và khả năng quản trị rủi ro và được “bắt cặp” với nhau để dễ so sánh và có được cái nhìn cụ thể nhất về thực trạng hiện tại của MB trong năm 2013.
Bảng 2.13. Tổng hợp và so sánh những đánh giá về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
Khả năng đảm bảo an toàn vốn
1 CAMELS - Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy)
Với tỷ lệ an toàn vốn đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn tối thiểu 8% qua các năm cho thấy MB đảm bảo được nguồn vốn an toàn và hỗ trợ thêm các HĐ KD của mình. Tuy nhiên so với các NH khác thì vốn điều lệ, VCSH, CAR và cả tỷ lệ đòn bẩy đều thấp hơn. Do đó để duy trì và đảm bảo cho nguồn vốn đáp ứng được những an toàn trong HĐ KD của mình MB cần có một lộ trình gia tăng nguồn VTC để theo kịp với đà tăng trưởng TS, tăng trưởng tiền gửi để đảm bảo cho sự ổn định và an toàn trong trong HĐ của NH.
2 PEARLS - Chỉ tiêu đảm bảo an toàn (Protection)
Nếu dự phòng rủi ro bù đắp hết cho nợ nhóm 5 thì phần dự phòng còn lại không đủ bù đắp cho nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4. Mức dự phòng rủi ro còn lại trên tổng dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 chỉ là 18,4%, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn là 35% và với STB là 30,66%. Ở một khía cạnh khác, dự phòng rủi ro chung và cụ thể thực tế mà MB trích lập trong năm 2013 chỉ đạt 83,17%, tức thiếu hụt 358 tỷ đồng so với dự phòng chung và cụ thể ước tính mà MB cần thiết phải trích lập. Việc dự phòng còn thiếu hụt như thế này sẽ tạo ra rủi ro rất lớn khi có những rủi ro rất lớn không thể lường trước xảy ra.
3 CAMELS - Chất lượng tài sản có (Asset quality)
Trường Đại học Kinh tế Huế
TS sinh lời chiếm tỉ trọng cao và ổn định trên tổng TS giúp cho HĐ KD của MB có khả năng sinh lời cao. Giai đoạn 2009-2013 dư nợ cho vay luôn có tỷ lệ tăng xấp xỉ bằng tốc độ tăng tổng tài sản và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng của ngành. Đây là nỗ lực rất tốt của MB trong những năm vừa qua. HĐ cho vay vẫn là HĐ sinh lợi chủ yếu của MB, tuy nhiên trong cơ cấu KD thì MB đã đa dạng các lĩnh vực khác chứ không chỉ phụ thuộc quá lớn vào HĐ này. Đáng chú ý là tỉ lệ nợ xấu lên đến 2.45% trong năm 2013 và mức trích lập dự phòng của MB vẫn còn thiếu hụt so với tình hình thực tế cho thấy NH đang gặp phải một số khó khăn và dẫn đến việc quản lý TS của mình kém hiệu quả hơn. Nhưng những khó khăn này không chỉ do nguyên nhân từ phía MB mà đó là tình hình chung.
Tuy nhiên với những tiềm lực và kinh nghiệm đã có tin rằng MB sẽ vượt qua được khó khăn và vươn lên phát triển ổn định trở lại.
4 PEARLS - Chất lượng tài sản có (Asset Quality)
Tỷ trong tài sản sinh lời trên tổng tài sản hiện nay của MB hiện đang rất cao và sát với mức tiêu chuẩn. Điều này sẽ cải thiện rất lớn khả năng sinh lời cho MB.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi (tổng dư nợ nhóm 3, 4 và 5) chỉ ở mức 2,45%, chỉ bằng một nửa so với mức tiêu chuẩn. Điều này cho ta thấy chất lượng tài sản có của MB hiện đang ở mức rất tốt. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý là việc các nhóm nợ 3, 4 và 5 đang có xu hướng gia tăng mạnh trong năm 2013 nên nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này trong kỳ kinh doanh sắp tới.
5 CAMELS - Năng lực quản lý (Management)
Trong quản trị NH, với đội ngũ ban lãnh đạo có thực lực và giàu kinh nghiệm, MB tự hào là một trong những NH có năng lực quản trị có chất. Với một cơ cấu quản trị hợp lý được phân cấp và tương tác chặt chẽ giữa quản lý và kiểm tra, giữa KD và đảm bảo an toàn, MB thể hiện được một hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Tuy nhiên với tình hình kinh doanh khó khăn hiện tại, các chỉ tiêu KD cũng cho thấy một sự đi xuống trong HĐ của MB, điều này cũng phần nào đó phản ánh năng lực quản trị của ban lãnh đạo còn chưa tốt. Điều cần thiết lúc này là hệ thống lãnh đạo và quản lý MB cần có những phương hướng HĐ để cải thiện niềm tin của KH, nâng cao vị thế của MB hơn nữa.
Trường Đại học Kinh tế Huế
6
PEARLS - Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả (Effective Financial Structure)
Cấu trúc tài chính hiệu quả sẽ tác động rất nhiều tới mức rủi ro, mức sinh lời của ngân hàng. Bài toán đặt ra là phải xây dựng một cấu trúc tài chính hiệu quả sao giữa các thành phần tài sản nợ, giữa các thành phần tài sản có và giữa các thành phần tài sản nợ và tài sản có có sự hòa hợp với nhau. PEARLS đã đưa ra những tỷ trọng cho mỗi thành phần của tài sản để từ đó đánh giá xem cấu trúc tài chính hiện tại là hiệu quả hay không.
Về phía tài sản có, mức cho vay năm 2013 chỉ là 47,66%, thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn 70-80% và các ngân hàng khác. Điều này là bởi MB đã sử dụng một phần nguồn vốn rất lớn của mình để cho vay các TCTD khác và đầu tư vào các tài sản đầu tư ngắn hạn. Điều này sẽ làm giảm đi mức sinh lời từ hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất là cho vay tuy nhiên điều này sẽ giúp thanh khoản của ngân hàng được cải thiện tốt hơn và cũng không làm giảm quá thấp mức sinh lời của MB.
Về phía tài sản nợ, mức tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trên tổng tài sản đang ở mức 75,44%, đây là mức rất tốt so với mức tiêu chuẩn 70-80%, cho thấy MB đã tận dụng tốt nguồn vốn huy động giá rẻ từ xã hội. Tuy nhiên, mức tỷ trọng vốn cổ phần hiên đang ở mức thấp so với các ngân hàng khác và thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn. Điều này sẽ gây nên áp lực rất lớn cho các khoản tiền gửi tiết kiệm và các thành phần của tài sản có khác.
7 PEARLS - Dấu hiệu của sự tăng trưởng (Signs of Growth)
Về phía tài sản có, tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản vẫn đang ở mức thấp, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cho vay trong giai đoạn vừa qua là rất tốt so với tốc độ tăng tổng tài sản và so với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, MB cũng chú trọng đầu tư vào tài sản đầu tư ngắn hạn, mức tăng trưởng năm 2013 ở mức 18,75%.
Về phía tài sạn nợ, khoản mục tiền gửi tiết kiệm có mức tăng trưởng rất ấn tượng giai đoạn vừa rồi và tuy là mức tăng trưởng năm 2013 chỉ bằng một nửa so với 2012 nhưng đã giúp MB có được mức tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tối ưu theo
Trường Đại học Kinh tế Huế
mô hình PEARLS.
Một chỉ tiêu có mức quan trọng hàng đầu trong dấu hiệu của sự tăng trưởng là tốc độ tăng tổng tài sản. Năm 2011 và 2012 chứng kiến sự tăng trưởng rất ngoạn mục của MB khi tổng tài sản tăng từ 138 lên 175 nghìn tỷ, tuy nhiên mức tăng này đã giảm mạnh trong năm 2013, chỉ còn 2,72% trong khi mức tiêu chuẩn kỳ vọng là 16,02%. Đây là điều đáng lo ngại và phải đặc biệt chú ý.
Khả năng sinh lời
8 CAMELS - Khả năng sinh lời (Earnings)
Khả năng sinh lời của MB đang có chiều hướng giảm trong những năm trở lại đây. Với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn là điều kiện không tốt chung cho toàn ngành, tuy nhiên điều này đã phần nào chứng tỏ rằng hiệu quả HĐ của MB là không được hiệu quả trong năm qua. Với nguồn thu chủ yếu đến từ thu nhập lãi, các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng thấp, khả năng sinh lời giảm đi, NH nên chú trọng lại các khoản thu lợi của mình để có một cơ cấu HĐ sinh lời phù hợp hơn đặc biệt khi MB định hướng là NH bán lẻ. Mức sinh lời của MB như lợi nhuận thuần, ROA, ROE và NIM ở mức cao và ổn định. Tuy vậy tỷ lệ ROA, ROE và NIM giảm đi nhiều từ năm 2011 đặt ra yêu cầu cần phải có những giải pháp cấp thiết để cải thiện và nâng cao hiệu suất sinh lời từ TS và nguồn vốn của NH.
9 PEARLS - Thu nhập và chi phí (Rates of Return anh costs)
Về phía tài sản có, do MB tập trung cho vay ngắn hạn và phải hạ lãi suất trong giai đoạn vừa qua nên thu nhập từ lãi cho vay giảm so với năm trước cũng như với các ngân hàng khác, đây vẫn là nguồn thu lớn nhất cho MB nhưng MB đang duy trì tỷ lệ này khá thấp. Ngoài khoản mục cho vay, MB đầu tư mạnh vào tài sản đầu tư tài chính ngắn hạn. Mặc dù đầu tư vào khoản mục này mục đích chính là đa dạng hóa tài sản của ngân hàng, tăng thanh khoản nhưng mức lợi nhuận khá tốt như vậy thì trong tình trạng như hiện nay thì đây là một kênh đầu tư tốt cho MB.
Về phía tài sản nợ, do MB có tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn cao và lãi suất huy động giảm nên có chi phí trả lãi tiền gửi giảm so với năm trước cũng như với các ngân hàng khác, đây là nguồn huy động giá rẻ có tỷ trọng cao nhất trên tổng tài sản.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Ngoài ra các khoản mục chi phí trả lãi vay từ các TCTD khác và chi phí hoạt ðộng ðang ở mức thấp. Dựa vào chỉ tiêu E và R trong hệ thống PEARLS cho thấy MB không tận dụng hết nguồn vốn giá rẻ là huy ðộng từ tiết kiệm ðể dành hết cho vay nhằm thu ðýợc mức sinh lời cao nhất mà MB dành ðến 26% tổng tài sản của mình để đầu tư vào tài sản đầu tư tài chính. Loại tài sản có mức tỷ suất sinh lời cũng rất khả quan so với cho vay, đạt 5,7%.
Khả năng thanh khoản
10 CAMELS - Khả năng thanh khoản (Liquidity)
MB chỉ sử dụng một nửa tiền gửi tiết kiệm để cho vay, phần còn lại MB chú trọng vào việc đầu tư cho các tài sản tăng trưởng và thanh khoản, điều này sẽ làm tăng tính thanh khoản và giảm rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng, tuy sẽ làm giảm mức sinh lời do nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động có chi phí thấp, ổn định nhưng nếu không dành để cho vay quả thực là rất “lãng phí”. Ở một khía cạnh khác, các tài sản có tính thanh khoản đang ở mức thấp so với yêu cầu dự trữ để bù đắp các khoản rút tiền không dự báo trước của khách hàng. Tuy nhiên ngoài tài sản thanh khoản ra thì MB đã tập trung đầu tư vào mảng CK kinh doanh và CK đầu tư sẵn sàng để bán (chiếm 27,6% tổng tài sản) nên thanh khoản vẫn rất dồi dào.
11 PEARLS - Khả năng thanh khoản (Liquidity)
Giá trị tài sản có tính lỏng sau khi đã trừ đi các khoản phải thanh toán dưới 30 ngày vẫn ở mức rất cao nhằm đảm bảo cho các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nếu như khách hàng có nhu cầu rút trước hạn. Ngoài ra tài sản có lỏng không sinh lời tuy có xu hướng giảm so với tổng tài sản nhưng vẫn cao hơn mức tiêu chuẩn cho thấy thanh khoản của MB trong năm 2013 vẫn rất dồi dào.
Khả năng quản trị rủi ro
12 CAMELS -Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk) MB đang dần phải chịu gánh nặng rủi ro lãi suất ngày càng lớn hơn do mức chênh nhạy cảm với lãi suất đang ngày càng gia tăng.
Qua quá trình phân tích về những khía cạnh như độ an toàn, khả năng sinh lời,
Trường Đại học Kinh tế Huế
là mức cho thấy hoạt động và quản lý rủi ro của MB là mạnh và an toàn. TCTD trong nhóm này có sự phản ứng tốt hơn với những biến động tình hình kinh tế tài chính bên ngoài, cũng như những tác động của điều kiện kinh doanh không mong muốn so với những tổ chức ở mức điểm thấp hơn. Các tổ chức này cũng tuân thủ đúng theo pháp luật và các quy định. Nhưng vẫn còn một số khu vực yếu điểm tồn tại có thể phát triển thành điều kiện của các ảnh hưởng lớn hơn. Sự giám sát có thể được áp dụng nhưng hạn chế.
Trường Đại học Kinh tế Huế