Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS và PEARLS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội theo các chỉ tiêu của mô hình CAMELS
2.3.4. Khả năng sinh lời (Earnings)
Lợi nhuận thực hiện
Biểu đồ 2.11. Quy mô Lợi nhuận trước thuế của MB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: BCTC của các NH) Trong giai đoạn 2009-2013, MB luôn có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế khá đều đặn và đạt 2.286 tỷ đồng vào năm 2013. Mặc dù trong 3 năm 2009 đến 2011 thì lợi nhuận thuần của MB có phần khiêm tốn và không đạt được tốc độ tăng trưởng
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
cao như STB và EIB, tuy nhiên MB đã tăng trưởng rất bền vững so với STB và EIB trong giai đoạn 2012 và 2013, mặc dù trước sự khó khăn của kinh tế, các ngân hàng trong ngành chịu sự biến động rất lớn về mặt lợi nhuận những MB vẫn khẳng định được thế đứng vững chắc của mình.
Tiếp tục đi sâu hơn về phân tích lợi nhuận thuần của MB trong năm 2013, ta sẽ chú trọng phần thu nhập lãi thuần của MB. Đây là khoản mục riêng có của các ngân hàng so với các doanh nghiệp và cũng là khoản mục chiếm đa số trong lợi nhuận thuần tổng của ngân hàng, vì vậy việc phân tích thu nhập lãi thuần làm rõ hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng cũng như cấu phần chính của lợi nhuận thuần. Trong nguồn thu nhập từ lãi thì nguồn thu lớn nhất vẫn là cho vay khách hàng và các TCTD khác, chiếm 63%/tổng thu nhập lãi, bên cạnh đó còn có 2 khoản thu rất quan trọng là khoản thu từ tiền gửi tại các TCTD khác và thu từ đầu tư chứng khoán nợ. Tuy nhiên do trong năm 2013 MB mua thêm chứng khoán đầu tư và giảm mạnh tiền gửi vào các ngân hàng khác nên thu nhập từ khoản mục này đã giảm đi 1.944 tỷ đồng và khoản mục thu từ đầu tư chứng khoán nợ đã bù đắp cho sự suy giảm trên và đem về nguồn thu là 1.356 tỷ đồng. Ngoài ra, thu nhập lãi thuần năm 2013 không có sự khác biệt lớn so với năm 2012, mặc dù năm 2013 có sự giảm lãi suất huy động và cho vay theo quyết định của NHNN nên thu nhập từ HĐ cho vay và chi phí huy động đều giảm tuy nhiên mức độ chênh lệch hầu như không thay đổi nên thu nhập lãi thuần không chịu sự tác động gì.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Biểu đồ 2.12. Tỷ suất sinh lời trên tổng TS của MB và các ngân hàng so sánh (Đơn vị: %)
Trường Đại học Kinh tế Huế
(Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của HĐQT NH trong quá trình chuyển TS của NH thành TN ròng. Hiệu quả sinh lời trên tổng TS (ROA) đều lớn hơn 1% qua các năm khẳng định rằng TS của MB có khả năng tạo ra được LN. Có sự biến động nhưng bền vững hơn so với các ngân hàng khác vẫn là xu hướng chung của MB. Trong giai đoạn 2008-2012, tổng tài sản tăng mạnh qua các năm nhưng doanh thu không đuổi kịp được tốc độ của tổng tài sản nên ROA đã giảm dần qua các năm. Sang năm 2013, tổng tài sản có dấu hiệu chững lại nên với đà suy giảm của doanh thu, ROA đã hạ xuống mức thấp nhấp trong 5 năm – 1,26%. Khó khăn là điều xảy ra chung trong toàn ngành tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng sự suy giảm trong ROA cho thấy khả năng sinh lời của TS MB đang dần giảm đi nên MB cần điều chỉnh lại chính sách HĐ của mình để duy trì và phát triển khả năng sinh lời từ TS của mình.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Biểu đồ 2.13. Tỷ suất sinh lời trên VCSH của MB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Trong các chỉ số phân tích tài chính thì tỷ số quan trọng nhất là ROE hay suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, là thu nhập thuần cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông chia cho tổng vốn chủ sở hữu của các công ty. ROE phản ảnh tác động của tất cả các tỷ số tài chính và là thước đo tốt nhất hiệu quả hoạt động của công ty trên phương diện kế toán.
Nếu ROE là cao thì giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao, và các hành động làm tăng (Đơn vị: %)
Trường Đại học Kinh tế Huế
ROE cũng sẽ làm tăng giá cổ phiếu. Tỷ số ROE của MB thuộc vào loại ấn tượng trong các NH khi mà nó luôn được duy trì trên 15% từ năm 2009 đến 2013 và ở mức cao hơn so với các NH EIB và STB trong năm 2013. Năm 2011 ROE đạt mức đỉnh điểm lên đến hơn 22% nhưng sau đó bắt đầu sụt giảm từ năm 2012. Nguyên nhân chính do MB đã khá thành công trong việc quản lý biên sinh lợi từ lãi, lãi suất cho vay và huy động được điều hành linh hoạt, bám sát thị trường nhưng vẫn giữ được biên sinh lời khá cao. Tuy nhiên chính sách này lại không được duy trì dẫn đến ROE năm 2012 bắt đầu giảm so với những năm trước. Nguyên nhân là do LN sau thuế giảm và VCSH cũng giảm nhưng với tốc độ không bằng LN. Tuy nhiên so với bối cảnh chung toàn ngành thì việc ROE giảm là một hiện tượng chung, ROE của EIB trong năm 2013 có giá trị chỉ xấp xỉ 5%. Sự giảm ROE này cho thấy sự giảm đi trong khả năng sinh lời từ môt đồng VCSH, điều này sẽ ảnh hưởng đến LN của cổ đông và làm cổ phiếu trên thị trường của MB kém hấp dẫn hơn. Do đó MB cần có những chính sách KD hợp lý và hiệu quả hơn trong những năm tới để cải thiện và tăng cao LN ròng, một mặt vừa đem lại TN cho NH lại vừa đảm bảo cho TN của chủ sở hữu và làm cổ phiếu MB hấp dẫn trở lại trên thị trường chứng khoán
Chỉ số lãi cận biên ròng (NIM)
Biểu đồ 2.14. Chỉ số lãi cận biên ròng của MB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Tỷ lệ TN lãi cận biên được tính bằng cách chia phần TN từ lãi cho TS có sinh lời bình quân. Tỷ lệ TN lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt được thông qua HĐ kiểm soát chặt chẽ TS sinh lời và theo đuổi
(Đơn vị: %)
Trường Đại học Kinh tế Huế
các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM có xu hướng cao ở các NH bán lẻ quy mô nhỏ, các NH thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các NH bán buôn, các NH đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt TS Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy LN NH đang bị co hẹp lại. Với mức NIM bình quân 5 năm đạt 3.73% và có dấu hiệu tăng lên nhanh từ năm 2009 cho thấy hiệu quả quản lý TS Nợ - Có đang được dần cải thiện tốt hơn. NIM của MB được cải thiện từ 2.86% năm 2009 lên 4.32% năm 2011, nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của tổng TS sinh lời. Đáng chú ý, năm mà NIM đạt mức cao nhất là 2011, năm hệ thống gặp khó khăn về TK và các NH nhỏ phải vay vốn trên thị trường liên NH với chênh lệch lãi suất cao.
Năm 2012 và 2013, NIM của MB lần lượt giảm xuống còn 4,18 và 3,77% theo xu hướng giảm của thị trường.