Khả năng thanh khoản (Liquidity)

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 64 - 67)

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS và PEARLS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội theo các chỉ tiêu của mô hình CAMELS

2.3.5. Khả năng thanh khoản (Liquidity)

Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động8

Biểu đồ 2.15. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của MB và các ngân hàng so sánh

(Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến9. Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho

8Tỉ lệ LDR, đúng như tên gọi của nó, bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi – biểu hiện % các khoản cho vay của NH được tài trợ thông qua tiền gửi.

(Đơn vị: %)

Trường Đại học Kinh tế Huế

thấy NH đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các NH dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng.

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) của MB trong giai đoạn 2009-2013 khá đồng đều, duy trì quanh mức 49 đến 58%. Trong khoản thời gian này, có sự biến đổi tương đối trong năm 2010 và 2013, LDR năm 2010 từ mức 58,14% xuống 49,86% trong năm 2011, lý do là trong năm này NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng và tăng xấp xỉ 5% trong năm 2013 là do mức cho vay tăng đến 16,4%, vượt xa mốc chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN đưa ra là 12%/năm. Tuy vậy, so sánh với mức tiêu chuẩn quốc tế của LDR là 100% và so sánh với STB, EIB thì trong giai đoạn 5 năm 2009-2013 tỷ lệ này thật sự chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này cho thấy MB chỉ sử dụng một nửa tiền gửi tiết kiệm để cho vay, phần còn lại MB chú trọng vào việc đầu tư cho các tài sản tăng trưởng và thanh khoản, điều này sẽ làm tăng tính thanh khoản và giảm rui ro thanh khoản đối với ngân hàng, tuy sẽ làm giảm mức sinh lời do nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động có chi phí thấp nhưng nếu không dành để cho vay quả thực là rất “lãng phí”.

Tỷ lệ thanh khoản của tài sản10

Biểu đồ 2.16. Tỷ lệ thanh khoản của MB và các ngân hàng so sánh

(Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH)

9Ở các nước, tỉ lệ này được sử dụng dưới hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (loan - to - deposit ratio hoặc credit/deposit ratio- LDR)

10Tàisảnthanhkhoảntrêntổngtài sản: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi và cho vay các TCTD khác

(Đơn vị: %)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chỉ số cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của KH gửi tại tổ chức nhận tiền gửi. Mức độ TK càng cao cho thấy khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trước những cú sốc càng lớn nhưng đổi lại LN sẽ giảm và ngược lại. Tỉ lệ này được tham khảo ở mức 20%-30%.11

Trong giai đoạn 2009-2011, tỷ lệ thanh khoản của tài sản của MB dù có biến động tương đối lớn nhưng ở mức cao hơn so với tiêu chuẩn, cho thấy khả năng thanh khoản rất cao trong thanh toán. Giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ này đã giảm xuống mức 28% rồi 20%, giải thích cho điều này chính là lý do các ngân hàng đầy mạnh cho vay để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra. Tuy nhiên có 1 điều đáng lưu ý là tỷ lệ thanh khoản của MB năm 2013 chỉ đạt mức 17,43%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm, thấp hơn tiêu chuẩn và 2 ngân hàng còn lại, đó là do MB đã giảm gần 16.000 tỷ tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Tuy vậy khả năng thanh khoản của MB vẫn rất tốt bởi MB tập trung đầu tư vào mảng chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (49.874/180.381 tỷ đồng, chiếm 27,6%) nên thanh khoản vẫn rất dồi dào.

Hệ số đảm bảo tiền gửi12(tỷ số thanh khoản = (tiền, kim loại quý, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác)/(tiền gửi và vay của các TCTD, cho vay khách hàng và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn).

Biểu đồ 2.17. Hệ số đảm bảo tiền gửi của MB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH)

11Nguồn: Khóa luậnPhan Thị Diễm Thúy – K42TCNH - Trường Đại học kinh tế Huế

12Tài sản TKtrên tổng tiền gửi: hay còn gọi là hệ số đảm bảo tiền gửi.

(Đơn vị: %)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hệ số này phản ánh khả năng của NH đáp ứng các khoản tiền rút ra không được dự báo của KH bằng khả năng TK của mình mà không phải sử dụng đến nguồn lực từ bên ngoài. Theo thông lệ quốc tế thì hệ số này ở mức tham khảo tối ưu là 30-45%. Nếu hệ số này ở mức dưới 30% hay trên 45% đều không tốt vì nếu hệ số này quá thấp thì có thể dẫn đến khả năng mất đáp ứng của NH với các khoản rút tiền không dự báo trước của KH, còn nếu hệ số này quá cao thì chứng tỏ NH chưa sử dụng hết hiệu quả nguồn vốn từ tiền gửi nhằm nâng cao hiệu quả HĐ KD của mình.

Như đã phân tích ở trên, thanh khoản của MB đang rất tốt, tuy nhiên khi phân tích hệ số đảm bảo tiền gửi, thanh khoản của MB đã lộ một số điểm hạn chế sau: tỷ số thanh khoản của MB liên tục giảm theo chiều hướng chung của thị trường khi tỷ lệ thanh khoản đã giảm sâu xuống còn một nửa trong giai đoạn 2011-2013 còn 19,96%, hiện đang thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn là 30%. Như vậy ta có thể thấy trong khoản thời gian này, Nợ ngắn hạn của MB tăng nhanh qua các năm tuy nhiên tài sản dự trữ không những không tăng kịp với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn mà còn suy giảm mạnh trong những năm vừa qua. Cho thấy MB đã quá tập trung vào mảng CKKD và nhất là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)