2.3.2.1. Doanh số thanh toán quốc tế của Eximbank Ba Đình
Doanh số thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Ba Đình có sự tăng trưởng đều qua các năm và không có nhiều biến động. Trong các phương thức TTQT chủ yếu được thực hiện tại Eximbank Ba Đình, phương thức thanh toán Thư tín dụng L/C được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều với doanh số cao nhất chiếm tỷ trọng bình quân 55,5% trong hoạt động dịch vụ TTQT, kế tiếp sau là phương thức thanh toán Chuyển tiền chiếm 33,87% và cuối cùng là phương thức Nhờ thu 10,63%.
Bảng 2.17. Thanh toán quốc tếthông qua các phương thức thanh toán tại Eximbank Ba Đình
Năm
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2019
Doanh số (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Doanh số (triệu USD)
trọng Tỷ (%)
Doanh số (triệu USD)
trọng Tỷ (%)
Doanh số (triệu USD)
trọng Tỷ (%) Tổng doanh số
TTQT, trong đó: 268,40 100 387,00 100 476,80 100 550,1 100 - DS Chuyển tiền 107,40 40,01 130,50 33,76 156,70 32,86 158,90 28,88 - DS Nhờ thu 26,80 9,99 43,50 11,24 58,00 12,17 50,20 9,12 - DS Thư tín dụng 134,20 50,00 212,70 55,00 262,10 54,97 341,00 62,00
(Nguồn: Eximbank Ba Đình) Phương thức thanh toán chuyển tiền
Qua bảng 2.18 có thể thấy số lượt chuyển tiền đi và đến trong giai đoạn 2016 – 2019 đều có xu hướng tăng trưởng. Nhìn chung, phương thức thanh toán Chuyển tiền tại Eximbank Ba Đình doanh số không phụ thuộc vào số lượt chuyển tiền mà phụ thuộc chủ yếu vào giá trị từng món giao dịch. Doanh số chuyển tiền đi chiếm tỷ trọng nhiều hơn doanh số chuyển tiền đến vì thường các giao dịch đến có giá trị thấp hơn.
Đa số các giao dịch chuyển tiền phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực phi mậu dịch như hàng viện trợ, cá nhân ở nước ngoài gửi về hoặc những hàng hóa tạm nhập khẩu được nhà nước miễn thuế… còn giao dịch chuyển tiền phục vụ cho lĩnh vực mậu dịch như thanh toán các khoản phí liên quan đến XNK hàng hóa, thanh toán XNK khi hai bên có quan hệ thân tín với giá trị hợp đồng nhỏ chiếm tỷ trọng thấp.
Bảng 2.18. Kết quả Chuyển tiền đi – Chuyển tiền đến tại Eximbank Ba Đình Năm Chuyển tiền đi Chuyển tiền đến
Sốlượt Doanh số
(tỷđồng) Sốlượt Doanh số (tỷđồng)
2016 12.700 1.895,28 9.964 482,56
2017 13.020 2.145,06 10.623 783,36
2018 13.500 2.723,75 10.580 895,55
2019 13.250 3.062,25 15.000 1.230,59
(Nguồn: Eximbank Ba Đình) Phương thức thanh toán chuyển tiền có ưu là thủ tục đơn giản, thuận tiện cho cả người nhận và người chuyển với chi phí không cao và thời gian ngắn nhưng nó lại có hạn chế là không đảm bảo quyền lợi bình đẳng cho cả hai bên nên có thể dẫn đến rủi ro. Do vậy, ngân hàng cần có chính sách khắc phục những hạn chế của phương thức này để thu hút khách hàng sử dụng nhiều hơn nữa nhằm gia tăng doanh số thanh toán.
Phương thức thanh toán Nhờ thu
Đối với phương thức Nhờ thu tại Eximbank Ba Đình chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTQT, khách hàng chủ yếu sử dụng hình thức Nhờ thu kèm chứngttừ, Nhờ thuttrơn rất ít được sử dụng do độ rủi ro cao hơn. Năm 2019, doanh số Nhờ thu giảm khoảng 8 triệu USD so với năm 2018. Tuy nhiên, mức giảm này không làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu của TTQT tại chi nhánh. Sử dụng phương thức này đa phần là các KH truyền thống và có uy tín của Eximbank Ba Đình. Bởi, với phương thức Nhờ thu thì ngân hàng là trung gian làm dịch vụ thu tiền hộ trên cơ sở ủy thác của nhà xuất khẩu mà không có trách nhiệm đảm bảo thanh toán. Để phát triển dịch vụ này đòi hỏi ngân hàng phải có những KH, bạn hàng nước ngoài than thiết và đáng tin cậy.
Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán quốc tếtheo phương thức thanh toán Nhờ thu tại Eximbank Ba Đình
(Nguồn: Eximbank Ba Đình)
Ưu điểm của phương thức Nhờ thu là người xuất khẩu không tốn kém mà còn được ngân hàng kiểm soát chứng từ vận tải cho đến khi đảm bảo thanh toán còn người nhập khẩu không có trách nhiệm trả tiền nếu các chứng từ chưa hợp lệ. Tuy nhiên, nhược điểm là đối với nhà xuất khẩu sẽ gặp rủi ro tín dụng, rủi ro chính trị từ phía nhà nhập khẩu, thanh toán tiền chậm còn nhà nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro khi thanh toán Nhờ thu đổi chứng từ là hàng có thể không đúng như ghi trên hóa đơn và vận đơn.
Phương thức thanh toán Thư tín dụng (L/C)
Đối với phương thức thanh toán L/C hầu hết các giao dịch TTQT tại Chi nhánh liên quan đến tín dụng chứng từ. Doanh số thanh toán L/C có sự tăng trưởng liên tục đặc biệt là doanh số mở và thanh toán L/C nhập khẩu trả chậm. Sự tăng trưởng này cho thấy mức độ tín nhiệm của NH nước ngoài đối với Eximbank tăng lên do trong giao dịch thanh toán L/C trả chậm uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng phát hành đóng vai trò quyết định.
Bảng 2.19. Doanh số thanh toán L/C Xuất nhập khẩu tại Eximbank Ba Đình Năm
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2019
(triệu DS USD)
Số KH giao dịch
(triệu DS USD)
Số KH giao dịch
(triệu DS USD)
Số KH giao dịch
(triệu DS USD)
Số KH giao dịch - Thanh toán
nhập khẩu 90,00 80 149,2 130 176,75 157 215,13 186 - Thanh toán
xuất khẩu 44,20 22 63,50 45 85,35 58 125,87 75 (Nguồn: Eximbank Ba Đình) Bằng những nỗ lực không ngừng cả về trình độ, nghiệp vụ, marketing… đến nay hầu hết các KH tại Chi nhánh có hoạt động xuất khẩu đều tin tưởng vào sử dụng dịch vụ nghiệp vụ L/C xuất khẩu bao gồm thông báo L/C, kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất, gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành ở nước ngoài hay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất…Giai đoạn 2016 – 2019 Eximbank Ba Đình đều ghi nhận sự tăng trưởng cả về doanh số L/C lẫn số lượng KH đến sử dụng dịch vụ TTQT. Cụ thể năm 2019 doanh số thanh toán nhập khẩu tăng 38,38 triệu USD tăng 21,71% và doanh số thanh toán xuất khẩu tăng 17 triệu USD tương đương mức tăng 29,31% so với năm 2018.
Phương thức thanh toán Thư tín dụng (L/C) là phương thức thanh toán khá hoàn hảo và được khách hàng ưa chuộng nhất hiện nay bởi nó đảm bảo quyền lợi
cho cả người mua lẫn người bán ở mức cao nhất. Tuy nhiên, phương thức này cũng có hạn chế như phí mở thư tín dụng cao, tỷ lệ ký quỹ cũng cao. Ngoài ra người mua gặp rủi ro là hàng hóa đôi khi không đúng như hợp đồng ký kết hay người bán giao hàng chậm còn người bán gặp rủi ro khi ngân hàng mở thư tín dụng không có khả năng thanh toán.
2.3.2.2. Lợi nhuận ròng từ dịch vụ thanh toán quốc tế
Bảng 2.20. Tình hình kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank Ba Đình
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Lợi nhuận từ dịch vụ TTQT
2016 2017 2018 2019
Tổng DS TTQT triệu USD 268,40 387,00 476,80 550,10 Lợi nhuận TTQT triệu USD 145,00 197,00 338,30 412,50
Tỷ lệ LN/DS TTQT % 54,02 50,90 70,95 74,99
(Nguồn: Eximbank Ba Đình) Lợi nhuận ròng từ dịch vụ TTQT tại Eximbank Ba Đình có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2016 - 2017 tốc độ lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng doanh số, tốc độ lợi nhuận chỉ tăng 26,40% trong khi đó tốc độ doanh số tăng 30,65%. Năm 2018, lợi nhuận ròng TTQT tăng 141,3 triệu USD so với 2017 tương đương tỷ lệ 41,77%.
2.3.2.3. Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế /Doanh số thanh toán quốc tế
Nhìn chung bình quân tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên doanh số TTQT tại Eximbank Ba Đình đạt 62,72%, năm 2017 tỷ lệ này bị giảm sút chỉ đạt 50,9%.
Nguyên nhân giảm một phần do Chi nhánh áp dụng chính sách miễn giảm phí đối với một số khách hàng lớn, phần nữa là do việc phát triển khách hàng mới chưa đạt hiệu quả. Đến năm 2019, tỷ lệ này của Chi nhánh đã tăng trưởng trở lại đạt 74,99%, tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn 2016- 2019.
2.3.2.4. Doanh thu thanh toán quốc tế /Số cán bộ thanh toán quốc tế Bảng 2.21. Phí, sốlượng cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế
tại Eximbank Ba Đình
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm
2016 Năm
2017 Năm
2018 Năm 2019
Doanh thu phí TTQT tỷ đồng 4,29 5,06 5,17 5,52
Số lượng cán bộ TTQT CBNV 2 2 3 3
DT TTQT/Số cán bộ TTQT % 2,15 2,53 1,72 1,84
(Nguồn: Eximbank Ba Đình)
Trước năm 2018, Chi nhánh luôn duy trì 2 cán bộ chuyên trách cho TTQT.
Tuy nhiên, để đảm bảo phục vụ khách hàng cũng như tăng cường cho công tác vận hành đến tháng 4/2018 chi nhánh đã bổ sung thêm 01 cán bộ quản lý cấp giữa (kiểm soát viên). Việc tăng cường thêm cán bộ này chỉ đáp ứng đúng đủ về mặt quy trình nhưng lại làm giảm năng suất lao động do khối lượng công việc không tăng lên tương ứng, áp lực công việc giảm bớt đồng nghĩa với hiệu quả cũng giảm xuống theo.
2.3.2.5. Sốlượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế
Số lượng KH sử dụng dịch vụ TTQT tại Eximbank Ba Đình có tăng lên qua các năm. Tính đến thời điểm 31/12/2019, số lượng khách hàng TTQT tăng tới 261 khách hàng, các khách hàng này thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, Doanh nghiệp tư nhân… hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Số lượng khách hàng của Chi nhánh tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng giảm sút trong năm 2019. Nguyên nhân là do lượng doanh nghiệp mở mới giảm dần, các doanh nghiệp có lĩnh vực TTQT đều đã có ngân hàng phục vụ, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng khác trong thời điểm hiện tại gặp khó khăn vì các ngân hàng đều đưa ra các chính sách ưu đãi để giữ chân và thu hút khách hàng.
Bảng 2.22. Sốlượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toániquốc tế tại Eximbank Ba Đình
Chỉtiêu Năm 2016 2017 2018 2019
Số lượng KH sử dụng dịch vụ TTQT 141 175 215 261
(Nguồn: Eximbank Ba Đình) Sau hơn 10 năm hoạt động, với quan điểm chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh cùng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Chi nhánh, hoạt động TTQT đã có sự phát triển đáng kể, đóng góp mộttphần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động kinhidoanh chung của Chi nhánh. Với thành tích và sự cố gắng không ngừng, năm 2017 Chi nhánh đã nhận được bằng khen của Hội Sở danh hiệu Chi nhánh có hoạt động thanh toán XNK hiệu quả nhất của Eximbank khu vực miền Bắc.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây khi mà điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các NH về tín dụng, huy động vốn, TTQT, dịch vụ khác…Việc phát triển dịch vụ TTQT của Chi nhánh không có những khởi sắc như trước. Đứng trước tình hình này, Ban giám đốc Chi nhánh đã có những chỉ đạo, định hướng quan tâm đến việc
phát triển dịch vụ TTQT. Chi nhánh đã tập trung chú trọng đến việc đa dạng các dịch vụ NH trong đó có dịch vụ TTQT. Nó được coi là một chiến lược quan trọng nhằm đáp ứng tốtthơn các nhu cầu đaidạng của khách hàng, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong lợi nhuận. Năm 2018 - 2019, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT của Chi nhánh không theo kịp các năm trước đây, các khách hàng TTQT mới phát triển được chủ yếu là các khách hàng có doanh số TTQT nhỏ, không đóng góp nhiều vào việc gia tăng quy mô TTQT của Chi nhánh.
2.3.2.6. Thời gian thực hiện giao dịch
Căn cứ vào quy trình TTQT, tập quán, thông lệ quốc tế... Eximbank Ba Đình đã xây dựng mục tiêu thời gian thực hiện nghiệp vụ TTQT, thể hiện qua bảng 2.23.
Bảng 2.23. Thời gian thực hiện nghiệp vụ thanh toániquốc tế tại Eximbank Ba Đình
STT Nghiệp vụ Thời gian xử lý
2016 2017 2018 2019
1 Duyệt hồ sơ mở L/C 1 ngày 1 ngày 06 giờ 04 giờ
2 Phát hành L/C 1 ngày 1 ngày 06 giờ 04 giờ
3 Phát hành sửa đổi L/C 1 ngày 1 ngày 04 giờ 03 giờ 4 Thông báo L/C và sửa đổi L/C 1 ngày 1 ngày 04 giờ 02 giờ 5 Kiểm tra chứng từ theo hình thức L/C 1 ngày 1 ngày 06 giờ 04 giờ 6 Gửi chứng từ đòi tiền 1 ngày 1 ngày 06 giờ 04 giờ 7 Thông báo bộ chứng từ nhờ thu 1 ngày 1 ngày 06 giờ 04 giờ 8 Chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ 1 ngày 1 ngày 06 giờ 04 giờ 9 Chuyển tiền đi 1 ngày ẵ ngày 04 giờ 02 giờ
10 Chuyển tiền đến 1 ngày ẵ ngày 04 giờ 02 giờ
(Nguồn: Eximbank Ba Đình) Các nghiệp vụ TTQT tại Chi nhánh được thực hiện đúng trong khung thời gian cho phép. Các lệnh thanh toán được duyệt thành công trước giờ cut-off time sẽ được đẩy đi Swift trong ngày và nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì người hưởng sẽ nhận tiền trong vòng 24h, còn các lệnh duyệt sau giờ cut-off time thì sẽ được đẩy đi trong ngày làm việc kế tiếp. Đối với các giao dịch thanh toán TTR, sau khi nhận lệnh từ khách hàng, bộ phận TTQT sẽ thực hiện tác nghiệp. Khi giao dịch được duyệt trên hệ thống, các lệnh thanh toán sẽđược xử lý tự động trên máy
tính với sự can thiệp của cán bộ TTQT khi cần. Các lệnh trên hệ thống sẽ được xử lý tự động liên tục trong ngày và đảm bảo chuyển tiền đi được nhanh chóng. Đối với các giao dịch L/C, nhờ thu và các giao dịch TTTM khác Eximbank Ba Đình thực hiện giao dịch tập trung tại trung tâm thanh toán. Như vậy, về mặt thời gian thực hiện các giao dịch Eximbank Ba Đình đã đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra và đáp ứng được nhu cầu của các KH.
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Eximbank Ba Đình