Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ
2.5 Bộ máy kế toán của doanh nghiệp
Tổ chức công tác hạch toán kế toán một cách khoa học và hợp lý có vai trò rất quan trọng, tạo ra công cụ đắc lực phuc vụ điều hành quản lý các hoạt động sản xuất KD của DN. Căn cứ vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của mình, Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, phương thức trực tuyến. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty được Phòng kế toán theo dõi hằng ngày, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, định kỳ lập báo cáo kế toán hay khi Tổng GĐ yêu cầu. Còn các bộ phận
Trường Đại học Kinh tế Huế
trực thuộc không tổ chức kế toán riêng mà chỉ lập chứng từ phát sinh tại đơn vị rồi định kỳ gửi về Phòng Kế toán trung tâm. Dưới đây là sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ Phần Long Thọ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:
Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ hỗ trợ
Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Long Thọ 2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh tại Công ty
* Kế toán trưởng:Là người đứng đầu Phòng Kế toán, có quyền hạn và nghĩa vụ điều hành toàn bộ công tác chuyên môn đối với Kế toán viên trong Công ty. Đây là người tham mưu cho Ban GĐ về công tác kế toán tài chính, chịu trách nhiệm trước Ban GĐ về tổ chức và điều hành Bộ máy kế toán.
* Kế toán tổng hợp:Phụ trách tổng hợp số liệu ở các bộ phận, lập báo cáo kế toán cho toàn Công ty định kỳ theo quy định. Đây cung là người kiểm tra hạch toán ở từng bộ phận, tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán.
* Kế toán giá thành kiêm TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập- xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, lập bản phân bổ, tập hợp đầy đủ và hợp lý chính xác chi phí sản xuất, tính toán chính xác các giá thành sản phẩm từ đó mới có thể xác định kết quả KD. Theo dõi quản lý tình hình TSCĐ trong Công ty về số lượng, chất lượng, hiệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
năng sử dụng của từng loại TSCĐ, hạch toán tăng giảm TSCĐ trong kỳ, Trích khấu hao TSCĐ, theo dõi sửa chữa lớn TSCĐ.
* Kế toán tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình tiêu thụ thành phẩm của Công ty. Đồng thời kiểm tra tình hình thanh toán với khách hàng để theo dõi các khoản nợ phải thu, chịu trách nhiệm cung cấp sổ sách kế toán liên quan đến hoạt động tiêu thụ.
* Kế toán tiền lương kiêm công nợ (TK 3388 và TK1388): Chịu trách nhiệm theo dõi thời gian lao động, số lượng, chất lượng sản phẩm làm căn cứ để tính toán và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng chịu phí. Theo dõi, quản lý tình hình công nợ trên các TK 3388 và TK 1388.
* Kế toán ngân hàng kiêm công nợ: Trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp vụ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Theo dõi tài khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty, thường xuyên đối chiếu với ngân hàng để giám sát chặt chẽ số dư trên TK liên quan. Theo dõi, kiểm tra tình hình tăng giảm các khoản phải trả người bán (TK 331), thời gian bán chịu, thời hạn thanh toán với người bán để chủ động trong việc thanh toán.
* Kế toán tiền mặt kiêm công nợ:Thường xuyên theo dõi, quản lý số dư trên TK 111; tính toán, thống kê để xác định số dư tiền mặt tối ưu của Công ty, từ đó có những đề xuất cần thiết nhằm tăng hoặc giảm số dư tiền mặt. Lập phiếu thu, phiếu chi tổng các nghiệp vụ thu tiền, thanh toán chiết khấu cho khách hàng. Vv…Theo dõi, kiểm tra tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng của CBCNV trong Công ty.
* Kế toán vật tư:Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư về cả số lượng và giá trị.
Tham gia nghiệm thu vật tư nhập kho. Hàng tháng tập hợp chứng từ lên bảng tổng hợp chuyển lên kế toán tổng hợp.
* Thủ quỹ: Phụ trách công tác thu chi và quản lý tiền mặt tại Công ty. Hàng ngày kiểm quỹ so sánh số liệu thực tế với kế toán để báo cáo lên kế toán trưởng và GĐ Công ty.
Tóm lại, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với quy mô của đơn vị. Mỗi kế toán viên đều được trang bị một máy vi tính để đảm bảo công việc được tiến hành một cách nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.5.3 Chế độ, chính sách và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Chế độ chế toán
Cty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính. BCTC được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
Chính sách kế toán
-Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hình thức kế toán
Công ty Cổ Phần Long Thọ là một Công ty có quy mô lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày rất nhiều, do đó Phòng kế toán của Công ty có sự phân công rõ ràng; mặt khác trình độ nghiệp vụ của các kế toán viên cao nên hiệu quả công việc khá tốt.
Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ xử lý thông tin kế toán, hiện nay Công ty, hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính-phần mềm kế toán
“Bravo” sử dụng bộ chứng từ của hình thức Nhật ký chứng từ. Hình thức kế toán này đã giúp nhân viên giảm bớt thời gian xử lý số liệu, hạn chế sai sót do không phải ghi số liệu từ sổ này qua sổ khác mà chỉ cần nhập thông tin một lần vào máy, sau đó phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhập số liệu vào các sổ liên quan. Qua đó hiệu quả công việc sẽ được nâng lên đáng kể.
Vì Công ty sử dụng phần mềm nên trình tự ghi sổ củng được thiết lập sẵn trong máy tính, nhân viên phụ trách từng mảng kế toàn chỉ cần nhập liệu thông tin chứng từ vào hệ thống, phần mềm sẽ tự động đưa chứng từ vào sổ kế toán phù hợp.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ kế toán máy như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chú thích: : Nhập số liệu hằng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra