Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC LÀM
1.1.4. Đặc điểm kinh tế vùng gò đồi
Gò đồi và núi là hai khái niệm không chỉ ở nước ta mà còn được sử dụng ở khắp các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm về gò đồi vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Mặc dù những thuật ngữ như đồi, vùng đồi và trung du được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực địa lý nói chung và thổ nhưỡng nói riêng. Theo Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1997 của nhà xuất bản Đà Nẵng thì đồi là dạng địa hình lồi, có sườn thoải, thường không cao quá 200 m.
Gò là khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
Gò đồi được hiểu là vùng lãnh thổ kẹp giữa núi và đồng bằng hoặc những vùng đất cao xen với đồng bằng, có độ cao từ 20 m - 300 m so với mặt nước biển.
Vì có vị trí chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng nên có nơi gọi là vùng trung du hay vùng bán sơn địa. Hình thái bề ngoài có thể nhận diện là những vùng đất cao lúp xúp, có độ cao sàn sàn gần bằng nhau, đỉnh thường bằng phẳng, sườn lồi hay thoai thoải, ở chân thường là những thung lũng phân cách. Từ lâu ở những thung lũng này đã được khai phá biến thành ruộng lúa hay đất trồng màu. [15,183]
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Khoa học công nghệ, thì khái niệm vùng gò đồi được hiểu là “Một dải chuyển tiếp giữ vùng núi cao với vùng đất phù sa đồng bằng ven biển, bao gồm những đồi bát úp xen kẽ với bản làng và đồng ruộng mà thường gọi là vùng bán sơn địa hoặc gồm những ngọn đồi thoai thoải liền kề nhau có nơi kéo dài đến sát biển và thường có độ cao từ 25 m - 300 m so với mặt nước biển, có độ dốc trung bình 25 – 300”.
1.1.4.2. Đặc điểm phát triển kinh tế vùng gò đồi
Phát triển kinh tế vùng gò đồi đòi hỏi trước hết phải khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai. Thực tế cho thấy, nếu khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng đất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đai theo đúng nguyên lý “đất nào cây ấy” thì vùng gò đồi trở nên giàu có không thua kém bất cứ vùng đất nào khác. Trong những năm qua, nhiều địa phương ở vùng trung du, miền núi phía Bắc nói riêng và trong cả nước nói chung nhờ bố trí lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất đai và các điều kiện tự nhiên nên phần nào đã cải thiện được đời sống cho nhân dân.
Hầu hết những cây đặc sản đều được trồng trên vùng gò đồi như: Chè Thái Nguyên, cà phê Buôn Ma Thuộc, Tiêu Phú Quốc; Mận đỏ Tả Van, Sa Pa; Mận tam hoa, Bắc Hà; Đào Pháp, Mộc Châu; Táo mèo, Tú Lệ; Cam Cao Phong, Hòa Bình…
Một trong những giải pháp phát triển kinh tế vùng gò đồi là phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững. Điều đó đòi hỏi không chỉ khai thác, sử dụng hợp lý đất đai mà còn phải cải tạo và phục hồi tài nguyên đất thông qua việc xây dựng mô hình sử dụng đất hợp lý.
Mô hình sử dụng đất vùng gò đồi là một phương thức kết hợp giữa cây trồng nông nghiệp (lương thực, thực phẩm để giải quyết nhu cầu trước mắt) với cây công nghiệp hoặc cây ăn quả thích hợp với từng nơi để làm giàu và cây lâm nghiệp để cải tạo môi trường sinh thái, giải quyết lợi ích lâu dài cho các thế hệ mai sau và cho sự phát triển bền vững quốc gia. Như vậy, yếu tố quan trọng của việc sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng gò đồi là vấn đề quản lý, khôi phục và duy trì tài nguyên đất. Xem đất đai là tài nguyên cố định, cơ bản để sản xuất ra không chỉ lương thực, thực phẩm mà còn nhiều sản phẩm đa dạng khác cần thiết cho cuộc sống của con người tùy theo điều kiện tự nhiên của từng vùng. Việc lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái của từng vùng gò đồi là cơ sở đầu tiên cho việc thành công của mô hình sử dụng đất.
Song nếu chỉ bó hẹp trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật canh tác mà không làm rõ mối quan hệ với các nhân tố khác như kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường thì các mô hình sử dụng đất không thể nào nhân rộng được.
1.1.4.3. Tầm quan trọng của phát triển kinh tế vùng gò đồi
Vùng gò đồi của nước ta còn hơn chục triệu ha đất trống, đồi trọc, hoang hóa,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
người đông, thiếu ruộng canh tác, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp. Do vậy, việc khai thác và sử dụng có hiệu quả đất vùng gò đồi, nhằm giải quyết các vấn đề như: Giảm sức ép tăng dân số và việc làm ở vùng đồng bằng; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khai thác ngày càng tốt hơn tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa và kinh doanh tổng hợp, góp phần cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo; từng bước thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng và góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Thực hiện công tác định canh, định cư đồng bào các dân tộc có hiệu quả.
Do vậy, sử dụng đầy đủ và hợp lý vùng gò đồi là yêu cầu khách quan và cần thiết, là điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá đa dạng, phong phú, khai thác có hiệu quả nguồn tiềm năng của đất nước, đáp ứng yêu cầu cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện điều hoà lao động dân cư, phân bố lại lực lượng lao động sản xuất, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh quốc gia, giải quyết các vấn đề xã hội, tạo thêm việc làm, nâng cao mức sống, thực hiện chính sách dân tộc, ổn định đời sống nông thôn. Đây là vấn đề lớn, bao quát cả vấn đề kinh tế - xã hội nên rất phức tạp, song cũng rất cấp bách cần được triển khai một cách đồng bộ, thích hợp và vững chắc.
1.1.4.4. Đặc điểm nguồn lao động vùng gò đồi
Lao động vùng gò đồi chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trong đó đại đa số lao động sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của lao động vùng gò đồi gắn liền với đối tượng vật nuôi, cây trồng có những đặc điểm rất riêng, không giống với lao động ở các lĩnh vực kinh tế khác. Có thể chỉ ra một số đặc điểm của lao động vùng gò đồi như sau:
- Nguồn lao động vùng gò đồi là lao động mang bản chất nông thôn rõ rệt:
Đặc điểm này cho thấy, nước ta có nguồn lao động nông thôn rất dồi dào. Mỗi năm chúng ta có thêm một triệu người bước vào độ tuổi lao động, trong đó, chiếm phần lớn là lực lượng lao động ở nông thôn. Lực lượng lao động trẻ này có ưu thế là có sức khoẻ tốt, có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh, nắm bắt kỹ thuật tốt. Vì vậy, nếu được bồi dưỡng trình độ chuyên môn kỹ thuật đầy đủ thì lực lượng này có khả năng sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại. Điều này chứng tỏ ở Việt Nam có
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
một thị trường lao động nông thôn ngày càng rộng lớn. Tuy nhiên, việc tăng nhanh số lượng lao động ở nông thôn đã gây ra những sức ép lớn về tạo việc làm, làm nảy sinh những mâu thuẫn trong quá trình giải quyết việc làm.
- Lao động vùng gò đồi mang tính nông nghiệp, thời vụ: Đây là đặc điểm không thể xoá bỏ được của lao động vùng gò đồi. Nguyên nhân của nét đặc thù này là do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi - chúng là những cơ thể sống trong quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau.
Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu, chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm ảnh hưởng của tính thời vụ. Từ đó, việc đặt ra là sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.
- Phân bố không đồng đều giữa các ngành, các vùng:Hiện nay, cơ cấu nguồn lao động ở nông thôn nói chung và vùng gò đồi nói riêng còn nhiều bất cập. Phần lớn lao động vùng gò đồi làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, còn các ngành nghề, dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất ít. Điều này cho thấy, nước ta có lực lượng lao động vùng gò đồi hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp quá mỏng, trình độ xã hội và phân công lao động còn lạc hậu.
Bên cạnh đó, nguồn lao động vùng gò đồi phân bố chưa hợp lý, phần lớn tuỳ thuộc vào trạng thái tự nhiên, địa hình, đất đai, vị trí địa lý, do đó chưa hình thành các vùng chuyên canh lớn. Mặc khác, ở từng vùng lại có sự khác nhau về trình độ phát triển lực lượng sản xuất và điều kiện kinh tế - xã hội nên sư gia tăng về số lượng lao động cũng không giống nhau. Vấn đề này đã tạo khoảng cách ngày càng lớn về sự mất cân đối giữa lao động và tư liệu sản xuất. Tình trạng di dân ngày một đông từ nơi có điều kiện sản xuất không thuận lợi đến nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi. Quá trình này kéo theo sự chuyển dịch dân số lao động.
- Chất lượng nguồn lao động vùng gò đồi chưa cao: Chất lượng của người lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: Nguồn lao động nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế.
Riờng lao động nụng thụn chiếm hơn ắ lao động cả nước. Tuy vậy, nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp, kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để có nguồn nhân lực để trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Về sức khoẻ: Sức khoẻ người lao động liên quan đến lượng Calo tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống, môi trường làm việc,… Nhìn chung, lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khoẻ của nguồn lao động cả nước nói chung và của nông thôn vùng núi nói riêng là chưa tốt.
- Lao động vùng gò đồi thường hoạt động ở quy mô hộ gia đình:Tính chất gia đình không chỉ thể hiện trong khi thực hiện quá trình lao động mà còn phân phối kết quả, hưởng thụ lợi ích. Nếu đưa những nguyên tắc thói quen gia đình của người dân vào các hoạt động kinh tế - xã hội khác sẽ không thành công. Tính chất gia đình của lao động vùng gò đồi vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tiểu nông, sự bền vững của gia đình nhưng vừa gây khó khăn cho sự hoà nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn vào thị trường sức lao động đòi hỏi chuyên môn hoá, sự sòng phẳng trong làm việc và sự hưởng thụ ngày càng cao.
- Khả năng tự tạo việc làm của lao động vùng gò đồi hạn chế: Bình quân đất nông nghiệp (chủ yếu là đất rừng) theo đầu người Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới, nguồn lực của bản thân lao động vùng gò đồi thấp mà nguyên nhân cơ bản là do thu nhập thấp, ít có khả năng mở rộng sản xuất. [10] Mặt khác, tình trang phụ thu, đóng góp ngoài chính sách của người dân đang làm cho nguồn lực tại chỗ của người nông dân thêm khó khăn. Giá cả nhiều loại đầu vào thời gian qua biến động thường xuyên, làm giảm lợi nhuận tích luỹ của người dân. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
xuyên với mật độ và cường độ ngày càng tăng… đã gây ra thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho nền kinh tế nước ta nói chung và cho người dân vùng gò đồi nói riêng.