Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên [9]
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Thị xã Hương Thủy nằm ở tọa độ 16008’ đến 16030’ vĩ độ Bắc; 107o30’ đến 107o45’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Phú Lộc; phía Tây giáp thị xã Hương Trà và huyện A Lưới; phía Nam giáp huyện Nam Đông; phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Phú Vang. Đây là cửa ngõ phía Đông Nam và là cầu nối hai trung tâm kinh tế lớn của miền trung (thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng), có tuyến quốc lộ huyết mạch 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay quốc tế Phú Bài, tạo nên những điều kiện thuận lợi để thị xã giao lưu thu hút mạnh đầu tư để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong thời gian tới.
Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành hai vùng khá rõ rệt: Vùng gò đồi và vùng đồng bằng.
Vùng gò đồi ở thị xã Hương Thuỷ bao gồm các xã: Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Bằng, Thủy Phù và một phần diện tích của phường Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương, Phú Bài. Vùng này gồm những dãy đồi với độ cao trung bình từ 400 – 500m, đặc biệt có động Man Chan về phía Tây Nam của thị xã, gần giáp với huyện Nam Đông, A Lưới có độ cao 861 m. Địa hình đồi núi được thể hiện rõ nét nhất ở khu vực phía Nam của thị xã là hai xã Dương Hòa và Phú Sơn.
2.1.1.2. Thổ nhưỡng
Theo số liệu tại Bảng 2.1, tổng diện tích tự nhiên của thị xã Hương Thuỷ 45.602 ha; trong đó, đất nông nghiệp 5.014,6 ha, chiếm 10,99%; đất lâm nghiệp 28.370,6 ha, chiếm 62,21%; đất phi nông nghiệp 9.684,19 ha, chiếm 28,65%; ...
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đối với vùng gò đồi có diện tích tự nhiên là 35.182 ha, chiếm khoảng 76,33% diện tích đất tự nhiên của thị xã; trong đó, phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp.
Bảng 2.1: Diện tích đất năm 2013 phân theo loại đất
CHỈ TIÊU Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
TỔNG SỐ 45.602,00 100,00
1/ Đất nông nghiệp 5.014,60 10,99
2/ Đất lâm nghiệp 28.370,60 62,21
2/ Đất phi nông nghiệp 9.684,19 28,65
3/ Đất ở đô thị 896,68 1,97
4/ Đất ở tại nông thôn 764,89 1,68
5/ Đất chưa sử dụng 453,50 0,99
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thủy năm 2013
10,99
62,21 28,65
1,97 1,68
0,99
Tỷ lệ (%)
1/ Đất nông nghiệp 2/ Đất lâm nghiệp 2/ Đất phi nông nghiệp 3/ Đất ở đô thị
4/ Đất ở tại nông thôn 5/Đất chưa sử dụng Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % diện tích đất năm 2013 phân theo loại đất
Hiện nay, diện tích đất chưa khai thác của thị xã Hương Thủy còn khoảng 453,46 ha, chủ yếu phân bổ ở vùng gò đồi. Dự kiến trong thời gian tới đất chưa sử dụng sẽ được đưa vào khai thác cho mục đích nông nghiệp khoảng 47,8 ha và phi nông nghiệp khoảng 46,88 ha.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa có khoảng 547,99 ha, chiếm 5,19% đất phi nông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tương lai, đất này có thể để chuyển sang cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất ở, đô thị, đất du lịch khoảng 138 ha.
Tiềm năng đất đai vùng gò đồi của thị xã thể hiện chủ yếu trên phương diện khai thác sử dụng đất lâm nghiệp theo chiều sâu (thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng) và mở rộng diện tích đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng rừng từ nguồn đất chưa sử dụng. Trong giai đoạn phát triển mạnh kinh tế - xã hội, do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác, quỹ đất hiện đang phân bổ cho các mục đích phi nông nghiệp còn thấp so với nhu cầu phát triển, do đó việc chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là không thể tránh khỏi. Đồng thời, xác định và cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực để bố trí, sắp xếp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp.
Vùng gò đồi thị xã Hương Thủy có 4 loại đất chính:
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): diện tích khoảng 30.865 ha, chiếm 87,5 % diện tích tự nhiên vùng gò đồi. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố rộng ở vùng núi đồi trên nhiều địa hình khác nhau, song phần lớn có ở địa hình dốc (>15o). Đất này được hình thành do sản phẩm phong hóa của đá sét. Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới nặng, độ phì tự nhiên trung bình, khả năng thấm nước và giữ nước.
- Đất phù sa: diện tích khoảng 460 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên vùng gò đồi.Trong đó: Đất phù sa được bồi hàng năm chiếm phần lớn diện tích khoảng 200 ha, phân bố ven các con sông như sông Tả Trạch, sông Hương, sông Phú Bài và ven khe suối như Khe Lụ, Châu Ê ... Đất phù sa ít được bồi hàng năm (Pi) và đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk) phân bố dọc theo các con suối. Nhìn chung, đất này có thành phần cơ giới nặng (từ thịt nhẹ đến thịt trung bình), độ phì trung bình, hàm lượng mùn trung bình đến hơi nghèo. Hiện rau màu được trồng trên loại đất này ở những vùng gần khu dân cư.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): diện tích khoảng 2.580 ha, chiếm 7,3 % diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích ở xã Thủy Phù (54%), Dương Hòa, Thủy Bằng (20%/xã) và một ít ở Phú Sơn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nghèo. Phân bố ở các vùng bậc thềm cao gần sông Tả Trạch xã Dương Hòa và nằm giữa 2 nhánh sông Phú Bài.
- Đất biến đổi do trồng lúa (Lp):Có diện tích khoảng 765 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng của xã Thuỷ Phù, một ít ở thôn Cư Chánh, Thủy Bằng và một số vùng hợp thủy rải rác ở Thủy Bằng, Phú Sơn và Dương Hòa. Những vùng đất trồng lúa trên vùng gò đồi không mang lại hiệu quả cao có thể chuyển đổi sang nuôi cá.
2.1.1.3. Khí hậu
Vùng đồi Hương Thủy nằm gọn trong vĩ độ nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa. Điều kiện nhiệt phong phú. Nhiệt độ trung bình năm 25,20C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất < 200C. Tổng số giờ nắng là
>1.900 giờ/năm. Điều kiện ẩm dồi dào. Tổng lượng mưa năm từ 2.800 - 3.200mm.
Độ ẩm không khí trung bình: 83 - 84%. Bị thiếu ẩm trong 5 tháng, từ tháng 4 đến tháng 8.
Số lượng bão ảnh hưởng đến vùng gò đồi Hương Thủy không nhiều (99 cơn/129 năm, từ 1881 - 2010). Lượng mưa bão kéo dài khoảng 3 - 4 ngày, trung bình mỗi đợt 200 - 300mm, nếu kết hợp không khí lạnh có thể tăng lên 500 - 600mm. Gió mạnh gây đỗ ngã cây cối, nhà cửa… Thời gian thường bị ảnh hưởng của bão nhất là vào tháng 9 (35%), đến tháng 10 (28%) và tháng 8 (18%).
Gió Tây khô nóng: Thời kỳ cực thịnh của gió Tây khô nóng vào tháng 5 đến tháng 8 với cực đại vào tháng 6 (10 ngày). Trung bình mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày vào giữa mùa và 2 - 3 ngày vào đầu thời kỳ và cuối mùa. Trong trường hợp cực đoan gió tây khô nóng có thể kéo dài trên một tháng gây ra hạn hán trầm trọng.
Gió mùa Đông Bắc ẩm lạnh: Trung bình hàng năm chịu ảnh hưởng từ 10 - 14 đợt gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vào thời kỳ chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông (tháng 9 đến tháng 11) gió mùa Đông Bắc kết hợp với các nhiễu động ở phía nam gây ra mưa lớn. Vào thời kỳ cuối mùa đông không khí lạnh chỉ cho mưa nhỏ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn của thị xã Hương Thủy chịu ảnh hưởng của các sông: Tả Trạch, Lợi Nông, Như Ý… và các hồ chứa nước lớn trên địa bàn thị xã (Hồ Châu Sơn, Hồ Phú Bài…). Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có sông Phú Bài bắt nguồn từ hồ Phú Bài chảy qua địa phận Thủy Phù nối với sông Đại Giang; sông Vực bắt nguồn từ hồ Châu Sơn chảy qua địa phận phường Thủy Châu, Thủy Dương và nối với sông Lợi Nông.