Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2013 tại Bảng 2.2, dân số trung bình của thị xã có là 101.584 người, trong đó: nam 51.601 người, nữ có 49.983 người. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 12,45%0; năm 2013 tăng lên 13,2%0. Tỷ suất sinh hiện nay là 17,58%0, tỷ suất tử là 4,38%0.
Bảng 2.2: Tình hình dân số thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2009 - 2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2011 2012 2013
1 Tổng số nhân khẩu Người 94.144 98.929 100.054 101.584
2 Mật độ dân số Người/km2 206 217 219 223
3 Tỷ suất tăng dân
số tự nhiên %o 12,45 11,81 15,23 13,20
4 Tỷ suất sinh %o 16,28 16,45 19,73 17,58
5 Tỷ suất tử %o 3,83 4,64 4,50 4,38
6 Tổng số hộ Hộ 22.870 24.370 24.719 24.791
7 Quy mô hộ Người/ hộ 4-5 4-5
Nguồn: Niên giám thống kê Hương Thủy năm 2013
Sự phân bố dân cư trên địa bàn không đồng đều, đông dân nhất là phường Phú Bài với dân số 14.388 người, xã ít dân nhất là Phú Sơn với dân số 1.520 người. Mật độ dân số là 223 người/km2 (toàn tỉnh là 215,07 người/km2).
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.3. Tình hình lao động của thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Nguồn lao động 56.064 59.674 61.584 62.058 63.330 Lao động trong độ tuổi 54.114 55.634 57.584 58.357 59.250 Có khả năng lao động 50.014 53.904 55.834 56.125 58.860
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thuỷ năm 2013
Theo số liệu thống kê, nguồn lao động trên địa bàn từ năm 2009 đến nay liên tục tăng, năm 2013 là 63.330 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 59.250 người và số người có khả năng lao động là 58.860 người.
Nguồn lao động nêu trên được phân phối như sau:
- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 51.160 người - Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học: 7.700 người
- Số người trong độ tuổi có khả năng làm nội trợ và chưa tham gia lao động 4.470 người. [14,10]
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động của thị xã Hương Thuỷ tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Nông lâm - ngư nghiệp 17.423 17.825 16.741 15.906 13.845 Công nghiệp - xây dựng 17.715 19.423 21.708 24.445 27.413 Thương mại - dịch vụ 10.515 10.556 11.921 13.132 17.992
Cộng 45.653 47.804 50.370 53.483 59.250
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thuỷ năm 2013
Theo số liệu Bảng 2.4 cho thấy: cơ cấu lao động ngành nông lâm - ngư nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đây là sự chuyển dịch đúng hướng hiện đại mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đảng bộ thị xã đề ra.
2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng
- Giao thông: Thị xã có đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài khoảng 15km, có ga hàng hóa Hương Thủy nằm trong khu vực phường Phú Bài. Sân bay quốc tế Phú Bài, cách thành phố Huế 14km về phía Đông Nam. Các tuyến đường Quốc lộ 1A, quốc lộ 49 và các tỉnh lộ 7, 10A, 13, 15, 18 là các trục đường chính nối liền vùng gò đồi Hương Thuỷ với các phường, xã trong thị xã; nối liền thành phố Huế và với vùng gò đồi huyện Phú Lộc. Hệ thống đường liên xã chủ đạo đã được xây dựng nhựa hoá từ Thuỷ Phù - Phú Sơn - Dương Hoà và Thuỷ Bằng. Giao thông liên thôn, xóm của vùng gò đồi phần lớn đều được nhựa hoá hoặc bê tông hoá.
Ngoài đường bộ, vùng gò đồi Hương Thuỷ còn có đường thuỷ trên sông Tả Trạch, sông Hương, sông Phú Bài và nhiều khe, suối khác.
Nhìn chung, điều kiện giao thông vùng gò đồi khá thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá, giao lưu văn hoá, xã hội và phát triển kinh tế với các vùng lân cận trong khu vực.
Tuy nhiên, mạng lưới giao thông ở vùng gò đồi Hương Thuỷ chủ yếu phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp, còn giao thông phục vụ sản xuất lâm nghiệp (đường lâm sinh) còn khó khăn, nhất là vùng sâu xã Dương Hoà, chủ yếu là đường mòn, hẹp đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả sản xuất.
- Hệ thống thủy lợi:
+ Hệ thống tưới: Vùng gò đồi có 22 công trình hồ đập với năng lực tưới đạt trên 1.000 ha cho toàn thị xã và 217 ha vùng gò đồi. Tưới động lực có 58 trạm bơm với 97 máy bơm, cho 11/12 phường, xã. Ngoài ra, còn có một số trạm bơm nhỏ lưu động phục vụ tưới tiêu vào những lúc cần thiết. Tỷ lệ tưới tiêu chủ động cho cây lúa đạt 85% diện tích lúa. Tưới tự chảy có 3 hồ là Châu Sơn, Khe Lời, Ba Cửa cung cấp nước tưới cho 880 ha lúa ở các địa phương như Thủy Phương, Thủy Lương, Thủy Phù.
+ Hệ thống tiêu: Có 47 trạm bơm với 76 máy, tổng công suất 90.000m3/giờ, tiêu cho 2.800 ha. Tiêu tự chảy có 35 kênh chính với tổng chiều dài 12 km.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Kiên cố hóa kênh mương: Đến nay đã kiên cố hóa bê tông được 63,8 km trên tổng số 88 km kênh mương, đạt 72,5% trên tổng chiều dài (kênh cấp 1, cấp 2) và nạo vét kênh mương, nâng cấp các công trình khác.
+ Đê điều: Toàn thị xã có 60 km đê điều các loại, gồm đe sông Lợi Nông dài 12 km; đê sông Phù Bài dài 3 km; đê sông Vực dài 5km; đê sông Đại Giang dài 10km. Các tuyến đê nội đồng dài 30 km. Đến nay đã cứng hóa được 17,2 km đê bao, đạt 28,6%.
- Hệ thống điện, nước
+ Hệ thống điện:trên toàn thị xã Hương Thủy nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu cho nhân dân sinh hoạt, sản xuất cũng như dịch vụ, gần 100% hộ dân đã sử dụng điện. Tuy nhiên, có nơi như Phú Sơn hệ thống điện chưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, hoặc ở Thủy Phù điện phục vụ sản xuất đạt 80%, ở Thủy Bằng thì mức độ chất lượng phục vụ đạt 70%. Do đó, chỉ có xã Dương Hòa đạt tiêu chuẩn theo nông thôn mới.
+ Nguồn nước: Hiện nay tại phường Phú Bài có nhà máy nước công suất 10.000 m3/ngày đêm, đã hòa mạng vào hệ thống nhà máy nước cung cấp cho sản xuất Khu công nghiệp Phú Bài và nước sinh hoạt cho dân cư. Mạng lưới đường ống cấp 2, 3 cơ bản đã phủ kín khu vực dân cư hiện nay. Số hộ dùng nước máy hợp vệ sinh năm 2013 toàn thị xã đạt 98,0%
- Mạng lưới thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới bưu chính - viễn thông trên địa bàn thị xã tiếp tục được mở rộng, phát triển với tốc độ nhanh. Kết cấu hạ tầng, trang thiết bị từng bước được hiện đại hóa, các loại hình dịch vụ đa dạng, đáp ứng được các yêu cầu sử dụng. Tốc độ phát triển công nghệ thông tin, sử dụng hệ thống viễn thông không dây như: internet, thư điện tử, điện thoại di động tăng nhanh, đã có 24 trạm thu phát sóng di động, có 1.419 hộ đăng ký sử dụng internet, mật độ thuê bao internet đạt 1,5 máy/100 dân.
Đến nay tất cả các phường, xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
phát triển mới, ngoài các kênh truyền thống của VTV, HTV, TRT các dịch vụ truyền hình số mặt đất cũng từng bước phát triển; đài truyền thanh thị xã đã phát huy tốt chức năng truyền thông trên địa bàn.
2.1.2.3.Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn
Thị xã Hương Thủy đang có bước phát triển mạnh về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ đang có nhiều bức phá. Từ chỗ trước đây, ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn, đến nay, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã phát triển thay thế vị trí của ngành nông nghiệp, chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trên điạ bàn. Trong thời kỳ 2005 - 2010, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng khá cao, đạt bình quân 17,64%/năm, trong đó khu vực dịch vụ tăng trưởng khá mạnh và đang dần vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2012 đạt 35,4 triệu đồng (khoảng 1.600 USD), cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng, nhất là dịch vụ từng bước đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tăng từ 10,70% năm 2005 lên 17,63% năm 2010; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 19% (2005 chiếm 18,65%); nông nghiệp tăng 4,25% (năm 2005: 3,49%). Trong đó phần thị xã quản lý, dịch vụ tăng từ 30,22% năm 2005 lên 41,5% năm 2010; công nghiệp và xây dựng tăng từ 34,33% năm 2005 lên 35,87%; nông nghiệp giảm từ 35,45% còn 23,07% năm 2010.
Vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ phát triển kinh tế theo một số khu vực chủ yếu: Nông nghiệp (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
+Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) bao gồm: Trồng trọt và chăn nuôi Ngành trồng trọt ở thị xã Hương Thủy tuy không là thế mạnh, diện tích chỉ chiếm 5% so với tổng diện tích tự nhiên; song nó đã bảo đảm một phần lương thực cho dân cư vùng đồi và vẫn có nét riêng, độc đáo, có cây ăn quả đặc sản Thanh Trà, có chè Tuần nổi tiếng...
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Cây lương thực được sản xuất ở thị xã Hương Thủy chủ yếu là lúa, khoai, sắn và ngô. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực khoảng 6.965,8 ha, [17,31] trong đó phần lớn là diện tích lúa cả năm 6.416,6 ha, khoai lang 316 ha, sắn chỉ 217 ha...
Lĩnh vực phát triển chăn nuôi tại thị xã nói chung và các xã Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Bằng và Thuỷ Phù nói riêng trong những năm qua có nhiều biến chuyển tốt, nhưng không đồng nhất giữa các loại vật nuôi, chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc như: Trâu, bò, dê, lợn và gia cầm.
+ Lâm nghiệp
Diện tích rừng sản xuất chiếm gần 52% diện tích tự nhiên, trong đó rừng trồng sản xuất (chủ yếu keo lai và một ít diện tích thông lấy nhựa) chiếm đến 63%, tập trung chủ yếu ở Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Bằng, Thuỷ Phù…
+ Thủy sản
Diện tích nuôi cá nước ngọt 138 ha. Tuy vậy, nhìn chung thị xã Hương Thủy vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của diện tích mặt nước của toàn vùng 461 ha.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
+ Công nghiệp: Mặc dù trên địa bàn vùng đồi Hương Thủy có quặng sắt tại khu vực núi Đá Đen (Phú Sơn) có trữ lượng 1,7 triệu tấn/38 ha, nhưng được giao cho các công ty ngoài địa phương khai thác (công ty Đại Sơn và công ty Matech).
Vì thế, nguồn thu nhập của địa phương chủ yếu từ lượng lao động làm việc tại khu Công nghiệp Phú Bài, các cơ sở công nghiệp ...và thu từ phí khác.
+ Tiểu thủ công nghiệp: Ngành này ở Thủy Bằng và Thủy Phù phát triển hơn Dương Hòa và Phú sơn. Hoạt động mạnh nhất là ở Thủy Bằng, có một số cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như Mộc mỹ nghệ Hương Giang, doanh nghiệp tư nhân Khánh Hà... và ngành nghề truyền thống như chẻ tăm hương, đan tre, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, gia công giày da, chế biến trầm hương... Ở Thủy Phù phát huy ngành nghề thế mạnh của địa phương như hàn gò, mộc... Ở Dương Hòa và Phú Sơn còn có nghề cưa xẻ gỗ, nề, may mặc...với qui mô nhỏ lẻ không đáng kể.
- Dịch vụ: Tùy theo điều kiện mỗi xã trong vùng, dịch vụ đi theo chiều hướng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
yếu nên những dịch vụ như trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng, vận tải, thu mua, gia công, chế biến gỗ phát triển mạnh và dịch vụ cung cấp cây giống, vật tư nông nghiệp cho phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn xã còn thương mại thì chỉ buôn bán nhỏ lẻ không đáng kể.
Ngược lại, ở Thủy Bằng và Thủy Phù gần thành phố, thị tứ, khu công nghiệp...
nên dịch vụ ăn uống, giải khát, mua bán hàng lưu niệm, dịch vụ thương mại... phát triển mạnh ngoài những dịch vụ vận tải, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng...
Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông lâm nghiệp tuy không cao, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân địa phương vì 44% dân số sống bằng nghề nông, trong đó nhân dân ở Phú Sơn chịu ảnh hưởng cao nhất.