Nhân tố kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng gò đồi ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC LÀM

1.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội

Dân số và lao động là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau, quy mô dân số càng lớn thì nguồn lao động càng nhiều và ngược lại khi nguồn lao động càng lớn lại là sức ép đối với công tác tạo việc làm cho người lao động vì khi cung về lao động lớn sẽ tạo ra một lượng lao động dư thừa cần giải quyết việc làm, khi cầu lao động cao hơn cung lao động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động tham

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

gia vào các ngành kinh tế. Vì vậy tỷ lệ tăng dân số và nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến vấn đề lao động và tạo việc làm cho người lao động.

Hiện nay, dân số nước ta là 90 triệu người, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 14 thế giới. Có hơn 60 triệu người đang ở độ tuổi lao động. Hằng năm sinh thêm gần 1 triệu người và có khoảng 1 triệu người bước vào tuổi lao động. Trong khi đó, quỹ đất đai có hạn làm cho diện tích bình quân đầu người nói chung có xu hướng giảm xuống thì ở nhiều vùng nông thôn, nông dân đã cố gắng thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện tốt việc luân canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng, nhân hệ số sử dụng ruộng đất lên 2-3 lần/năm. Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp rất thấp và ngành nghề dịch vụ bắt đầu phát triển cũng làm cho đời sống của nông dân gặp khó khăn và tạo áp lực giải quyết việc làm.

1.2.2.2. Vốn đầu tư

Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền mua tư liệu lao động và đối tượng lao động, được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hóa nông nghiệp thì vấn đề đầu tiên, mang tính chất quyết định là vốn.

Vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Nguồn vốn vay được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới...

Hiện nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại với số vốn đầu tư tương đối lớn.

Tiềm năng của nguồn vốn này rất lớn bởi vì nó phụ thuộc vào nguồn thu nhập của các hộ nông dân. Khi năng lực sản xuất tăng, năng suất lao động tăng thì thu nhập của hộ nông dân cũng tăng. Thu nhập của các hộ nông dân một phần phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, một phần tích lũy. Mặt khác, đầu tư của các hộ nông dân phụ thuộc phần lớn vào tiết kiệm của họ nên khi năng lực sản xuất tăng thì đầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tư của hộ nông dân cũng tăng lên. Nếu vốn được sử dụng có hiệu quả, hợp lý sẽ thu hút nhiều lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Giai đoạn 2006-2011, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ là gần 432,8 nghìn tỷ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, nhất là khi Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành, mức đầu tư cho khu vực này đã tăng lên gấp 1,95 lần so với trước khi có Nghị quyết. [30]

Từ nguồn vốn này, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng được đầu tư hoàn thiện, tác động tích cực cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nông dân, cải thiện diện mạo nông thôn. Các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu khác trong thời gian qua đã tác động tích cực đến sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Sản xuất lương thực không những bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia mà còn phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được khoảng 55-60%

yêu cầu, vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn. Nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Trong quản lý, thực hiện đầu tư vẫn còn nhiều sai phạm, bất cập, đầu tư bị phân tán, dàn trải, kém hiệu quả… Vì vậy, mặc dù trên tổng thể, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm, nhưng có địa phương tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, vẫn còn 149 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 16 xã ở vùng hải đảo, biên giới, vùng cao chưa có điện; phát triển sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa…[30]

1.2.2.3. Cơ cấu kinh tế và lao động vùng gò đồi lạc hậu, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng gò đồi diễn ra chậm

Chuyển dịch cơ cấu lao động để giải quyết việc làm là chuyển một phần lao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

làm được điều này cần có sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như thủy lợi, giao thông, điện nước, thực hiện “dồn điền đổi thửa”, tập trung sản xuất hàng hóa.

Tạo điều kiện để tín dụng đến được với người dân thiếu vốn và người nghèo, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào nông thôn nhằm tăng năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ làm việc, người dân có thêm thời gian để làm các công việc khác tăng thu nhập.

Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung vẫn còn lạc hậu, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm. Trong giai đoạn 2010 - 2013, kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP chỉ giảm được 1,3% (từ 20,6% xuống còn 19,3%); tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ giảm được 2,5% (từ 49,5% xuống còn 47%); tỷ trọng dân số nông thôn chỉ giảm được 1,9% (từ 69,5% năm 2010 xuống còn 67,6% năm 2013). [4] Cụ thể đối với vùng gò đồi, miền núi thì quá trình này chắc chắn còn chậm hơn. Điển hình vùng Trung du và miền núi phía Bắc: tỷ trọng nông lâm thủy sản trong GDP của vùng năm 2013 là 27%, công nghiệp-xây dựng 34,1% và dịch vụ 38,9%; phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản với tốc độ tăng trưởng bình quân 4-4,5%/năm thời kỳ 2010 – 2013. [13]

1.2.2.4. Chất lượng lao động vùng gò đồi còn thấp

Đặc điểm của lao động vùng gò đồi, chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thường xuyên tiếp xúc với các cá thể sống do đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật cao, có kinh nghiệm làm việc. Vì thế đào tạo đội ngũ lao động có trình độ là hết sức cần thiết trong việc tạo ra các giống cây con có phẩm chất tốt cho năng suất cao. Thực tiễn cho thấy lao động vùng gò đồi nước ta phần lớn có trình độ canh tác thấp và lạc hậu nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, gây ra những ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh, vấn đề đặt ra cho Nhà nước và các cấp chính quyền là làm thế nào để cải thiện và nâng cao chất lượng lao động tốt hơn.

Theo Báo cáo số 581/BC-HĐDT13, ngày 25/10/2013 của Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội khoá XIII: Lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (trên 70%), công nghiệp - xây dựng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(khoảng 10%), dịch vụ (khoảng 20%). Trong khi cơ cấu lao động cả nước các lĩnh vực trên là 46,8% , 21,6% và 31,7%. Tổng số lao động trong độ tuổi cả nước năm 2012: 47.082.671 người, dân tộc kinh 39.261.762 người (83,39%); dân tộc thiểu số 7.820.909 người (16,61%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của cả nước là 37,3%.

Về trình độ văn hóa, đa số lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên chỉ có trình độ tiểu học và trung học cơ sở; số lao động trong độ tuổi không biết chữ chiếm tỷ lệ cao, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Số lao động được đào tạo nghề chủ yếu ở trình độ sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng, chiếm khoảng 2,86% so với tổng số lao động trong độ tuổi lao động ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số (tỷ lệ lao động được đào tạo nghề của cả nước khoảng 37,3%).

1.2.2.5. Chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giải quyết việc làm cho vùng gò đồi Chính sách về hỗ trợ giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp kinh tế, phi kinh tế mà Chính phủ sử dụng để tác động vào lao động, việc làm nhằm thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn được xem là một trong những chính sách cơ bản nhất của quốc gia; giải quyết thoả đáng nhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm; góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.

Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm, điển hình như:

- Về hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động: Hệ thống pháp luật kinh tế tiếp tục được hoàn thiện (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản...) đã góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Các chế độ về tiền lương, thu nhập, trợ cấp ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập của người lao động.

- Về kết nối cung cầu lao động, tín dụng ưu đãi: Chương trình việc làm quốc gia theo Nghị quyết số 120/1992/NQ-HĐBT ngày 11/4/1992, đã tạo môi trường

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lao động tiếp cận thông tin về việc làm, lựa chọn công việc. Đặc biệt, với việc sửa Điều 18 của Bộ luật lao động năm 1995, Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/5/2005 và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho dịch vụ việc làm.

Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007; Quyết định số 126/2008/QĐ- TTg ngày 15/9/2008 về vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020. Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011; Nghị quyết số 08/2011/QH13 về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân; Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 06/4/2011 về gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa...

- Về hỗ trợ lao động di chuyển: Chính phủ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ di cư đến các vùng kinh tế mới; thực hiện định canh định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg); Chương trình di dân gắn với xóa đói giảm nghèo (thuộc nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010). Các quy định về cư trú, đăng ký hộ khẩu tại các khu đô thị, các thành phố lớn ngày càng thông thoáng. Luật Cư trú (năm 2007) đã mở rộng quyền cư trú của công dân, giúp cho việc di chuyển lao động dễ dàng hơn...

- Về đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc thành lập, quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Về cho phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 sửa đổi bổ sung Nghị định số 34 đã góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước đối với những vị trí làm việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

Nhìn chung, các chính sách về việc làm đã được ban hành tương đối đầy đủ trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã tạo điều kiện thúc đẩy đa dạng hóa các hình thức kết nối cung cầu lao động thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm. Cơ hội có việc làm của người lao động tăng lên, giải tỏa sức ép về việc làm cho người lao động trong bối cảnh lực lượng tham gia lao động ngày càng tăng; góp phần giảm nghèo và công bằng xã hội cũng được cải thiện.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là chính sách việc làm hiện nay chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, càng nhiều việc làm càng tốt mà chưa chú trọng đến chất lượng việc làm. Chính sách về việc làm ban hành còn tản mạn ở nhiều văn bản gây chồng chéo; chính sách tín dụng chưa phù hợp về điều kiện vay và mức vay, thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trường nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; hệ thống chính sách hỗ trợ lao động di chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị còn thiếu. Đa số người dân di cư ra các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ di chuyển và ổn định tại nơi đến. Trái lại, một số quy định còn hạn chế khả năng tiếp cận của người di cư đến việc làm tốt, các dịch vụ xã hội cơ bản tại đô thị.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng gò đồi ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)